Về hành động chà đạp cờ vàng của một du học sinh ở Úc

Lưu Trọng Văn

Cháu chỉ là nạn nhân ý thức của một lối giáo dục một chiều. Không chỉ mỗi mình cháu, đó mới là vấn nạn không dễ giải quyết, dù đang ở một nước có giáo dục đa chiều phong phú.

Nguyễn Long Chiến

Cháu Thịnh có quyền ủng hộ cờ đỏ sao vàng, có quyền không ưa, không chào cờ vàng ba sọc đỏ mà đa số người Việt ở Úc coi là cờ đại diện của mình.

Cháu Thịnh đang là học trò ở Úc thể hiện thái độ chính trị theo nhận thức của mình chứng tỏ phần nào cháu là người có cá tính mạnh và có quan tâm chính trị, thời cuộc.

Nhưng hành động của cháu giật cờ vàng ném xuống đất và dẫm lên để thể hiện “thái độ chính trị” của mình cũng chứng tỏ cháu chưa hiểu các giá trị của gần một triệu đồng bào ruột thịt của cháu đang sống ở Úc. Càng chứng tỏ cháu không biết luật pháp Úc và lối sống Úc bảo vệ và tôn trọng sự khác biệt thậm chí đối nghịch nhau về chính trị- một giá trị văn minh dân chủ của một QG tồn tại trên nền tảng văn minh, dân chủ.

Với thời gian cùng sự trưởng thành cháu có thể nhận thức ra những lỗ hổng lớn cách biệt này.

Nhưng khi cháu văng tục đ…m nhiều lần trong hành động của mình thì cháu đã đẩy từ một hành động thể hiện thái độ chính trị sang một hành động vô văn hoá.

Văn hoá là nền tảng của con người và nhân cách con người mà chính trị chỉ là một thành tố của nó.

Chính vì sự vô văn hoá này đã làm mất toàn bộ “ý nghĩa thái độ chính trị ” nào đó của một thanh niên có thể nhân danh vì “yêu chế độ mình xuất thân” mà hiện nguyên hình là kẻ bị nhồi sọ đến tội nghiệp.

Đây mới là cuộc điều chỉnh khó nhất và đáng lo ngại nhất đối với cháu Thịnh- xây dựng lại nền tảng văn hoá, nhân cách độc lập.

Nhưng gã vẫn hy vọng cùng thời gian và nền giáo dục văn minh, nhân bản ở Úc nếu cháu tiếp tục được học, cháu sẽ dần nên người hơn.

Thịnh ơi, tương lai tốt đẹp vẫn luôn công bằng thuộc về cháu và nó quyết định bởi sự chọn lựa của chính cháu chứ không phải bởi bất cứ kẻ nào khác khi cháu đã 18 tuổi.

Không có mô tả ảnh.

L.T.V.

Tác giả gửi BVN

This entry was posted in Giáo dục, Giáo dục CS. Bookmark the permalink.