Hy vọng ở ông chủ

Lưu Trọng Văn

Một nước trên đường phát triển mà công nghiệp hóa là chủ đạo thì Bộ Công thương là quan trong nhất trong Chính phủ. Ở Nhật Bộ trưởng là những chính trị gia lão luyện, tích lũy kinh nghiệm trong các ban liên quan trong đảng và quốc hội, không những hiểu rõ các vấn đề của công nghiệp và thương nghiệp mà còn nắm vững các vấn đề chung của nền kinh tế. Đặc biệt trong các thập niên 1950 và 60, thời kỳ Nhật trên đường trở thành cường quốc công nghiệp, Bộ Công thương đóng vai trò lớn nhất. Giáo sư Mỹ Chalmers Johnson có viết cuốn sách nổi tiếng “Bộ Công thương và thần kỳ Nhật Bản” (1982). Quan chức Bộ Công thương nổi tiếng tài giỏi và đầy tinh thần thách nhiệm với đất nước, đã đi vào văn chương Nhật Bản qua tiểu thyết “Mùa hè của những quan chức” (1980) của nhà văn Shiroyama Saburo. Tôi có viết bài “Hình tượng anh hùng trong thời đại phát triển”đăng trên Thời báo kinh tế Saigon (số xuân 2010), trong đó có kể chuyện về sự tận tâm vì nước của các quan chức Bộ Công thương Nhật.

Tran Van Tho

Ở các quốc gia Dân chủ thì Thủ tướng là người lập Nội các và toàn quyền đề cử các thành viên Nội các để QH thông qua.

VN không có chuyện đó. Thành viên Nội các cũng như Thủ tướng đều do BCT của đảng chọn.

Đảng đã ra một yêu cầu rất hay, đó là người giới thiệu nhân sự lãnh đạo sẽ phải chịu trách nhiệm về sự giới thiệu này nếu nhân sự đó kém năng lực hoặc tha hoá, bất kể người đó là ai. QH khoá 14 cũng sẽ phải chịu trách nhiệm về việc đa số thông qua việc ông Diên làm Bộ trưởng Bộ Công thương nếu giả sử ông Diên không đủ năng lực hoàn thành chức trách của mình.

Gã bắc chõ nghe hơi thì được biết có nhiều ứng cử viên cho chức Bộ trưởng Bộ Công thương. Gã cũng được biết một số người am hiểu lĩnh vực công thương trên tinh thần khách quan đã tiến cử Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, nhà đàm phán đối ngoại và kinh tế lão luyện, tiến sĩ kinh tế, làm Bộ trưởng Bộ Công thương. Nhưng phút chót ông Trung không được chọn vì được phân công làm Trưởng ban Đối ngoại của đảng.

Nếu ông Trung được chọn chắc chắn sẽ không có lời ra tiếng vào.

Thời gian sẽ trả lời về năng lực của ông Diên khi đối diện với những vấn đề kinh tế đối nội, đối ngoại vô cùng phức tạp của Đất nước.

Con tàu ra khơi, sóng gió, chắc chắn không có ông chủ tàu nào thực sự yêu quý con tàu của mình lại trao tay lái cho người chưa từng học lái, chưa từng cầm lái. Còn ông chủ nào trao cho người không biết lái cầm lái thì chả qua ông chủ đó không biết con tàu đi về đâu, ông chủ đó không hề yêu quý con tàu, coi con tàu đó là máu thịt của mình mà thôi.

Hy vọng Đất nước này không có loại ông chủ vô trách nhiệm như vậy.

Ưu tư của bác Lưu Trọng Văn thật đáng trân trọng.

“Đảng đã ra một yêu cầu rất hay, đó là người giới thiệu nhân sự lãnh đạo sẽ phải chịu trách nhiệm về sự giới thiệu này nếu nhân sự đó kém năng lực hoặc tha hoá, bất kể người đó là ai”.

Tui xin hỏi: Chịu trách nhiệm với quốc dân hay với ai? Chịu trách nhiệm là thế nào? Chớ nói chung chung, mù mờ vậy ông chủ nhân dân biết đường nào mà mò.

Chả lẽ đầy tớ tối cao lại vô trách nhiệm đến thế?!

Trần Kim Thập

L.T.V.

Tác giả gửi BVN

This entry was posted in Bộ máy quan chức, Nhân sự của Đảng. Bookmark the permalink.