Xóa bỏ độc quyền trong ngành điện: Chậm ngày nào, hại ngày ấy

RFA tiếng Việt

2021-04-07

Các diễn giả tại một cuộc tọa đàm về ngành điện diễn ra tại Hà Nội tuần trước cho rằng Việt Nam cần đẩy mạnh xã hội hóa, xóa bỏ độc quyền nhà nước trong tất cả các khâu của thị trường điện, kể cả trong truyền tải – một lĩnh vực được xem là gắn với an ninh quốc phòng của Việt Nam. Một số ý kiến của tọa đàm còn cho rằng nếu độc quyền trong ngành điện tiếp diễn càng lâu thì mất mát đối với đất nước cũng như nguy cơ phụ thuộc của ngành này vào nước ngoài sẽ càng nhiều.

Ngoài việc ngành điện ưu tiên mua đin ca con ông y [EVN] trước”, gây bất lợi cho các nhà sản xuất điện khác, thì việc tăng cường phát triển nhiệt điện than trong giai đoạn 2021-2030 còn mang đến rủi ro cho hệ thống tài chính cũng như làm gia tăng phụ thuộc vào nguồn vốn vay từ Trung Quốc.

Tuy không đưa vấn đề này như một chủ đề để thảo luận, nhưng không ít ý kiến tại tọa đàm đã chỉ ra rằng Bộ Công Thương đang có những kế hoạch hoặc chính sách mang tính chất thiên vị, giúp duy trì sự độc quyền của EVN – đứa con cưng của bộ này.

Một ví dụ được diễn giả Phạm Xuân Hòe đưa ra, đó là việc Bộ Công thương “gài” vào trong bản dự thảo Quy hoạch phát triển ngành điện lực Việt Nam giai đoạn 2021-2045 (hay còn gọi là Quy hoạch điện 8 – QHĐ 8) việc yêu cầu Chính phủ đề nghị Ngân hàng Nhà nước giao nhim v cho các ngân hàng thương mi (NHTM) cho phép DN đin vay vượt quá 15% vn t có ca ngân hàng đi vi 1 khách hàng và 25% đi vi mt nhóm khách hàng.

Theo ông, với đề xuất này, Bộ Công Thương đang tham mưu cho Chính phủ vi phạm Luật các tổ chức tín dụng vì luật này có điều khoản nêu rõ là không ai được can thiệp trực tiếp vào việc cho vay của các NHTM và cũng không cho phép NHTM được cho vay quá mức trần 15% và 25%. Ông cũng cho rằng sở dĩ Bộ Công thương làm điều này “thc cht ch đ bo v cho EVN làm các d án nhit đin”.

Đin không phi là lĩnh vc bt kh xâm phm

Xóa bỏ độc quyền trong ngành điện: Chậm ngày nào, hại ngày ấy

Ảnh: AFP

Thị trường điện lực Việt Nam được phân chia thành 4 khâu hay còn gọi là 4 thị trường thành phần, bao gồm: sản xuất, truyền tải, bán buôn và bán lẻ. Mặc dù Luật Điện lực của Việt Nam quy định Nhà nước chỉ nắm giữ độc quyền ở khâu truyền tải nhưng trên thực tế Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang là người chơi duy nhất ở tất cả các khâu, trừ sản xuất điện. Và mặc dù đã có sự tham gia của các nhà sản xuất điện tư nhân trong và ngoài nước, đặc biệt có bùng nổ các nhà đầu tư năng lượng tái tạo (NLTT) trong 2 năm trở lại đây, nhưng EVN vẫn chiếm tới 2/3 tổng sản lượng điện Việt Nam sản xuất.

Vì vừa là một nhà sản xuất, bán điện, có lợi ích tiềm ẩn ở tất cả các khâu, đặc biệt là đơn vị duy nhất được Nhà nước giao các trọng trách như: mua điện từ các nhà sản xuất, đấu nối điện của nhà sản xuất vào hệ thống truyền tải quốc gia, vận hành và quản lý hệ thống truyền tải quốc gia trong bối cảnh hệ thống này còn nhiều hạn chế về công suất, người ta không khỏi nghi ngại về sự công tâm của Tập đoàn này trong thời gian vừa qua cũng như lo ngại về những hệ lụy của việc tiếp tục kéo dài độc quyền của tập đoàn này.

Tại buổi tọa đàm “Gỡ nút thắt đầu tư của ngành điện Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội trong tuần vừa qua, mặc dù thừa nhận ngành điện có gắn với an ninh quốc phòng (ANQP) nhưng các diễn giả là các chuyên gia kinh tế luật pháp dày dạn kinh nghiệm của Việt Nam đều cho rằng đã đến lúc cần phải đẩy mạnh xã hội hóa ngành điện.

Ông Phạm Xuân Hòe – nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước – cho rằng không thể lấy lý do ANQP để chậm cổ phần hóa ngành điện vì thực thế cho thấy rất nhiều ngành cũng vô cùng quan trọng đối với an ninh quốc gia như viễn thông, hàng không hay ngân hàng đều đã phát triển được thị trường cạnh tranh, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, lợi nhuận cho nhà nước đồng thời xây dựng được nhiều doanh nghiệp (DN) mạnh. Ông đơn cử trong lĩnh vực ngân hàng, hiện các ngân hàng cổ phần tư nhân đã có sự tăng trưởng vượt bậc và đã có thị phần vượt lên trên thị phần của bốn Ngân hàng thương mại Nhà nước với tỷ lệ 52%/48% tổng số tiền gửi, điều mà không ai có thể hình dung trước khi xã hội hóa ngành ngân hàng.

“Theo tôi ngành đin không có gì là không c phn hóa được” – ông Hòe nói.

Nhiều đại biểu khác cũng cho rằng thực tế đổi mới của Việt Nam cho thấy ở lĩnh vực nào có cạnh tranh thì có sự phát triển lành mạnh, ứng dụng nhiều đổi mới sáng tạo và mang đến nhiều sự lựa chọn với giá cả hợp lý cho người tiêu dùng và ngược lại.

PGS.TS. Nguyễn Đức Thành – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược (VESS) cho rằng, rất nhiều lĩnh vực được gắn với vấn đề an ninh, từ năng lượng cho đến viễn thông hay an ninh lương thực nhưng không nên nhầm lẫn chính sách với hoạt động thực tiễn kinh doanh, gây khó khăn cho công tác quản lý và tạo cơ hội cho cán bộ nhà nước thao túng quyền lực và tham nhũng.

Bàn cụ thể về ngành điện lực, ông Thành cho rằng Việt Nam hoàn toàn có thể mở cửa cạnh tranh ở cả 3 khâu sản xuất, bán buôn và bán lẻ và cần cân nhắc kỹ hơn vai trò của EVN trong lĩnh vực truyền tải. Trong khâu sản xuất phát điện, mặc dù thị trường này đã mở cửa cho cạnh tranh nhưng việc EVN vẫn chiếm khoảng 2/3 sản lượng phát điện thể hiện tính độc quyền rất cao.

V mt nguyên tc, EVN có th biến mt khi th trường này vì nó không liên quan đến ai là ch th mà ch là ai là người sn xut thôi” – ông Thành nói.

Trong lĩnh vực truyền tải, Việt Nam hiện có trục truyền tải điện duy nhất là hệ thống truyền tải điện 500 kV từ Bắc tới Nam làm nhiệm vụ truyền tải trao đổi điện năng giữa các miền Bắc, Trung và Nam được đưa vào vận hành từ giữa những năm 1990. Trong giai đoạn từ cuối năm 2020 đến nay, hệ thống này thường bị quá tải do sự gia tăng mạnh của nguồn cung điện năng lượng tái tạo ở khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ trong khi nhu cầu sử dụng điện của nên kinh tế còn thấp do ảnh hưởng của dịch bênh COVID.

Theo ông Thành, về mặt lý thuyết, nếu có nguồn lực, Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng thêm một hệ thống truyền tải thứ 2. Tuy nhiên, vì hiện vẫn chỉ có một hệ thống truyền tải, vốn đầu tư xây dựng lớn, lại gắn liên với vấn đề ANQP nên Việt Nam vẫn đi theo hướng giữ độc quyền nhà nước trong lĩnh vực truyền tải.  Ông cho rằng đây lĩnh vực độc quyền tự nhiên, khó phá vỡ, nếu Việt Nam chọn tiếp tục  duy trì độc quyền Nhà nước thì phải quy định rạch ròi vai trò của EVN đồng thời cần phải có sự giám sát rất chặt chẽ.

“Do có tính chính sách rt cao nên EVN có th có vai trò đây nhưng vai trò như thế nào thì lut pháp phi điu tiết rt rõ ràng vì [ đây] EVN làm chính sách ch không làm kinh doanh vì nếu làm kinh doanh và có tính đc quyn cao thì tt c các th trường khác s ph thuc vào h” – ông Thành nói, và giải thích rằng cần có sự giám sát chặt chẽ, vì trong thị trường này vì ngoài việc EVN được một mình một chợ, còn có rủi ro là vì chỉ có 1 đường truyền, các nhà phân phối thường có xu hướng cạnh tranh nhau để chiếm dụng đường truyền nhiều hơn, dễ làm nảy sinh tiêu cực và ảnh hưởng đến sự an toàn của đường truyền.

Câu chuyn tôi thy rt k l Vit nam là EVN ch là mt tp đoàn và là doanh nghip mà li có quyn ra chính sách không cho đu ni [không cho nhà sn xut đin khác được đu ni vào h thng truyn ti quc gia] và không ký hp đng mua đin

Phạm Xuân Hòe – nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng.

Ở thị trường phân phối và bán lẻ, Ông Thành cho rằng Việt Nam toàn có thể xóa bỏ hoàn toàn thế độc quyền của EVN hiện nay và mở cửa cho cạnh tranh tại thị trường phân phối và bán lẻ điện.

“Th trường phân phi là h thế đin xung 220 kV và đưa v các đa phương hay khu công nghip ln, khu dân cư ln. đây hoàn toàn có th cnh tranh theo nhóm, có th có mt s nhà phân phi ln” – ông nói, và cho rằng những nhà phân phối lớn này chỉ cần là các công ty có pháp nhân. Ở thị trường bán lẻ, ông cho rằng sẽ cũng giống như thị trường bán lẻ gas, các nhà bán lẻ sẽ có sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả, chất lượng và dịch vụ để có được khách hàng. Ông Thành nhận định:

“H [các nhà bán l] s áp dng rt nhiu sáng to, ví d có chính sách giá thông minh và linh hot s tt cho c tiêu th đin năng và người tiêu dùng”.

Dien Hanoi.jpg

Người dân hy vng s được phc v tt hơn khi th trường phân phi, bán l đin được xã hi hóa. nh bên: h thng đường dây đin Hà Ni năm 2006. nh: AFP

Đồng ý với quan điểm của 2 diễn giả trước, nhưng chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng cần phải phá vỡ độc quyền của doanh nghiệp Nhà nước triệt để hơn nữa vì những bài học rút ra từ những bê bối đình đám gần đây của ngành dầu khí – ngành duy nhất vẫn còn duy trì độc quyền hoàn toàn của Nhà nước, cho thấy việc duy trì độc quyền quá lâu đã để lại hậu quả nặng nề.

“Nhà nước ch gi li 1 đơn v duy nht thôi. Tưởng đ mình qun lý thì tt nht vì nó thuc v mình, mình đu tư tt c cho nó, cán b mình b nhim, tt c mi hot đng ca nó mình kim soát 100%, bao nhiêu b ngành xúm vào qun lý, thế mà đó li là nơi phát sinh ra nhiu vn đ nht, gây tn tht nhiu nht cho đt nước. Hin nay vn còn đang tiếp din các v vic x lý vi du khí. Điu đó chng t là nhng cái đc quyn nhà nước mang tính t nhiên như vy hoàn toàn không hp lý, không còn cơ s đ duy trì na” – bà Lan nhấn mạnh.

Trong lĩnh vực truyền tải điện, chuyên gia kinh tế này cho rằng nếu Nhà nước vẫn coi đây là độc quyền tự nhiên và vẫn phải tiếp tục làm thì phải phân biệt rạch ròi giữa đầu tư truyền tải và vận hành truyền tải, và nên cho phép xã hội hóa trong lĩnh vực đầu tư truyền tải, vì đây chỉ là vấn đề phát triển hạ tầng.

Bà cho biết trên thực tế đã có DN làm NLTT xin xây dựng đường truyền tải theo dạng BOT, xây dựng xong họ sẽ chuyển lại cho Nhà nước vận hành, qua đó giúp họ bán được điện đồng thời giảm bớt thiếu hụt về hạ tầng truyền tải mà Việt Nam đang phải đối mặt và cũng là điểm ách tắc khiến NLTT không được thu mua triệt để.

Đ bán được đin thì h [doanh nghip] ch đng xây dng đường truyn ti đ kết ni vào mng lưới truyn ti chung. Vic đó hoàn toàn làm được. Vì sao c phi EVN đc quyn t vic thiết kế ra b phn truyn ti, xây dng b phn truyn ti ln vic qun lý?” – bà Lan nói, và khẳng định rằng độc quyền nhà nước cần phải dỡ bỏ và càng làm được sớm càng đỡ đi những mất mát cho nhà nước, bất lợi cho người tiêu dùng cũng như bất lợi cho sự cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam so với thế giới.

Vietnam Airlines trong toàn b lch s tn ti ca h trước khi có Vietjet, chưa bao gi báo cáo có li nhun. H bo ngành này phc tp lm, an ninh lm, chi phí ln hơn doanh s, phc v là chính. Tôi nh thế, nhưng sau khi Vietjet Air gia nhp th trường thì ln đu tiên trong lch s Vietnam Airlines cũng phi báo có li nhun

PGS.TS. Nguyễn Đức Thành – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược (VESS)

2017-07-08T155455Z_1627138142_RC16AF782670_RTRMADP_3_VIETNAM-ENERGY.JPG

Mt d án phát trin năng lượng gió hin đi ti tnh Bc Liêu. nh: Reuters

Cn s công tâm ca cơ quan qun lý

Có rất nhiều bằng chứng về những lợi ích rõ ràng của việc xóa bỏ độc quyền Nhà nước trong các ngành kinh tế của Việt Nam cũng như sự cần thiết phải sớm thu hẹp độc quyền của EVN nhưng dường như tiến trình cạnh tranh hóa ngành điện chỉ có thể được đẩy nhanh nếu có sự công tâm của cơ quan quản lý ngành, mà cụ thể là Bộ Công thương.

Tôi vn thy t trước nhng gì thuc v đc quyn, thuc thi bao cp cũ thì nó sinh ra là giá cao, thiếu ht, ngược li cái gì là cnh tranh, là kinh tế th trường thì đương nhiên là gim giá

Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật Anvi, Trọng tài viên Trung tâm trọng tài quốc tế

Tuy không đưa vấn đề này như một chủ đề để thảo luận, nhưng không ít ý kiến tại tọa đàm đã chỉ ra rằng Bộ Công Thương đang có những kế hoạch hoặc chính sách mang tính chất thiên vị, giúp duy trì sự độc quyền của EVN – đứa con cưng của bộ này.

Một ví dụ được diễn giả Phạm Xuân Hòe đưa ra, đó là việc Bộ Công thương “gài” vào trong bản dự thảo Quy hoạch phát triển ngành điện lực Việt Nam giai đoạn 2021-2045 (hay còn gọi là Quy hoạch điện 8 – QHĐ 8) việc yêu cầu Chính phủ đề nghị Ngân hàng Nhà nước giao nhim v cho các ngân hàng thương mi (NHTM) cho phép DN đin vay vượt quá 15% vn t có ca ngân hàng đi vi 1 khách hàng và 25% đi vi mt nhóm khách hàng.

Theo ông, với đề xuất này, Bộ Công Thương đang tham mưu cho Chính phủ vi phạm Luật các tổ chức tín dụng vì luật này có điều khoản nêu rõ là không ai được can thiệp trực tiếp vào việc cho vay của các NHTM và cũng không cho phép NHTM được cho vay quá mức trần 15% và 25%. Ông cũng cho rằng sở dĩ Bộ Công thương làm điều này “thc cht ch đ bo v cho EVN làm các d án nhit đin”.

Theo dự thảo Quy hoạch phát triển ngành điện 2021-2045 va được B Công Thương trình Chính ph, Vit Nam s phát trin thêm gn 17 GW đin than trong giai đon 2021-2030, tăng gn 83% so vi công sut hin ti và nhit đin than vn chiếm t trng ti 41% tng sn lượng đin sn xut trong năm 2030.

Theo chuyên gia ngân hàng này, kế hoạch ưu tiên phát triển nhiệt điện than và sự ưu ái EVN của Bộ Công Thương mang đến những rủi ro rất lớn cho nền kinh tế và sự phát triển của ngành điện. 

Ngoài việc ngành điện ưu tiên mua đin ca con ông y [EVN] trước”, gây bất lợi cho các nhà sản xuất điện khác, thì việc tăng cường phát triển nhiệt điện than trong giai đoạn 2021-2030 còn mang đến rủi ro cho hệ thống tài chính cũng như làm gia tăng phụ thuộc vào nguồn vốn vay từ Trung Quốc.

Ông giải thích, hiện vốn tự có của ngân hàng lớn nhất của Việt Nam đạt khoảng 3 tỷ USD trong khi đó, cần ít nhất 1 tỷ USD để đầu tư cho một nhà máy nhiệt điện than 600 MW, nghĩa là vượt quá 15% vốn tự có. Như vậy nếu các ngân hàng tập trung cho vay EVN và tập đoàn này “có vấn đề” thì cả hệ thống tài chính sẽ bị khủng hoảng. Nếu các ngân hàng không cân đối đủ tài chính thì sẽ đẩy Việt Nam đến chỗ “phi đi vay ODA hoc vay ưu đãi ca Trung Quc” vì hiện nay tất cả các định chế tài chính lớn, các tổ chức phi ngân hàng đều thoái vốn khỏi các dự án nhiệt điện than để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường.

Theo thống kê, hiện nay có 37 tổ chức (ngân hàng, bảo hiểm, quỹ quản lý tài sản); 1.237 tổ chức phi chính phủ, gồm quỹ từ thiện, hưu trí, tín ngưỡng, tương đương 14,14 nghìn tỷ USD; 58.000 cá nhân, tương đương 5,2 tỷ USD thoái vốn khỏi nhiệt điện than. Thậm chí làn sóng này lan sang cả những người gửi tiền tại các ngân hàng thương mại, họ từ chối gửi tiền của mình vào các ngân hàng thương mại cho vay đối với nhiệt điện than

Ông Phạm Xuân Hòe, nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng.

Tại buổi tọa đàm, PGS.TS. Nguyễn Đức Thành đã đề cập tới sự cần thiết phải có sự công tâm của các cơ quan quản lý ngành điện. Ông cho rằng các cơ quan này cần có sự công tâm đối với các thành phần trong thị trường điện để quyền lợi của các bên được bảo đảm. Sự công tâm được thể hiện trong việc xác định cụ thể đâu là lĩnh vực thực sự cần duy trì độc quyền nhà nước (vì có liên quan đến an ninh quốc phòng) và trong việc giám sát chặt chẽ lĩnh vực chưa được cạnh tranh hóa này. Sự công tâm cũng thể hiện ở việc quyết tâm và kịp thời cải cách ngành điện.

Nếu anh thc s công tâm, nếu anh thc s mun ngành đin phát trin, thì phi như vy thôi, nếu không ngành đin s yếu dn, bao nhiêu nhà đu tư tư nhân hoc nước ngoài h s thoái chí sau mt vài ln h cam kết mà Nhà nước không bo v được h. Nếu chúng ta không ci cách kp ngành đin thì ngành đin c èo ut dn, ít t do dn, bt tính cnh tranh hoc bt tính năng đng. Cui cùng là nước ngoài ln lướt, chúng ta s phi mua đin t các ngun xung quanh và các nhà đu tư nước ngoài vào thôn tính” – ông Thành nhận định.

Nguồn: RFA

This entry was posted in Điện Việt Nam, Độc quyền. Bookmark the permalink.