Thư giãn – Đại sứ quán Trung Quốc tại Ireland đăng tweet kỳ lạ

Sơn Trần

Thứ năm, 1/4/2021 20:19 (GMT+7)p

Đã lộ mặt là sói, lâu nay tự khoe mình là “chiến lang” khiến thế giới ai cũng ngán ngẩm bảo nhau khôn hồn thì né tránh, thế mà nay lại còn đem câu chuyện về “sói và cừu” của nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng cổ đại Hy Lạp ra đăng lên trang nhà để dạy khôn thiên hạ nữa. Chẳng hay lỗ tai ông Đại sứ nước Tàu cho là những lời “khen tặng” đối với khuôn mặt phương phi của tiên sinh họ Tập đại diện cho cả một nhà nước Đại Hán xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc khắp từ Đông sang Tây lâu nay vẫn chỉ là “lời ong tiếng ve” rầm rì nên chưa đủ sướng, còn muốn được nghe thêm cho thật mùi mẫn hay sao? Hay thật đấy!

Bauxite Việt Nam

Tài khoản Twitter của Đại sứ quán Trung Quốc tại Ireland khiến nhiều người thấy khó hiểu khi trích dẫn truyện ngụ ngôn “Sói và cừu” của Aesop.

Theo Guardian, Trung Quốc ngày càng phản ứng mạnh mẽ trước sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế về một số vấn đề và hành vi của các nhà ngoại giao nước này. Họ được mô tả với phong cách “ngoại giao chiến lang” – tức sự hiếu chiến và hung hăng được đặt lên đầu, đặc biệt là trên không gian mạng.

Trong bối cảnh đó, Đại sứ quán Trung Quốc ở Ireland hôm 1/4 thông qua tài khoản Twitter trích dẫn câu chuyện ngụ ngôn “Sói và cừu” của Aesop để phản bác luận điểm trên.

Tài khoản đăng một hình minh họa cho truyện ngụ ngôn nổi tiếng về sự bất công khi con cừu bị sói vu khống và sau đó bị giết. Cùng với đó là lời bình: “Ai là sói đây?”.

“Nhiều người cáo buộc Trung Quốc có hành vi gọi là ‘ngoại giao chiến lang’. Trong câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng của mình, Aesop mô tả cách con sói vu khống cho cừu vì đã phạm lỗi. Sói là sói chứ không phải là cừu. Tiện thể, Trung Quốc không phải là cừu”, theo đăng tải trên tài khoản Twitter của Đại sứ quán Trung Quốc ở Ireland.

ngoai giao chien lang cua Trung Quoc anh 1

Bài đăng của Đại sứ quán Trung Quốc ở Ireland khiến nhiều người thấy khó hiểu.

Lời bình này về câu chuyện ngụ ngôn Aesop khiến nhiều người thấy bối rối vì không rõ ý đồ của người viết là gì.

“Anh ta (người viết) trích dẫn truyện ngụ ngôn ‘Sói và cừu’, nhưng cuối cùng thì anh ta nhận ra câu chữ của mình đã bị hớ hênh”, ông James Palmer, Phó tổng biên tập tạp chí Foreign Policy, nhận xét.

Mặc dù bài đăng nhận nhiều sự chế giễu, nó thể hiện sự nhiệt tình ngày càng tăng của các nhà ngoại giao Trung Quốc trong việc phản ứng trước chỉ trích của phương Tây.

Các tuyên bố với phong cách ngoại giao chiến lang thường được đưa ra trên những nền tảng mạng xã hội của phương Tây, mặc dù những nền tảng này bị cấm ở Trung Quốc. Nội dung thường là phản ứng trước những ý kiến chỉ trích Bắc Kinh.

Vì sao ông Vương Nghị ‘Chiến lang’ với Mỹ sau khi chìa cành oliu?

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vừa chỉ trích Mỹ “khiêu khích liều lĩnh” và cảnh báo quan hệ giữa Bắc Kinh với Washington có thể “rơi vào vực thẳm đối đầu”.

‘Trung Quốc nên từ bỏ ngoại giao Chiến Lang nếu muốn có bạn’

Cựu thủ tướng Australia Malcolm Turnbull nói Trung Quốc nên từ bỏ giọng điệu hung hăng và ngoại giao “Chiến Lang” để có thể gia tăng ảnh hưởng.

S.T.

Nguồn: zingnews.vn

This entry was posted in Chiến lang của Tàu Cộng, Ngoại giao chiến lang. Bookmark the permalink.