1. Cuối cùng thì bà Kình cũng được gặp con trai bà rồi
Duyên Nguyễn
Ngày 26/03/2021 … Gia Đình Họ Lê chúng cháu lại tiếp tục hành trình tìm người.
Giữa nhiều thông tin xác định vị trí khác nhau thì Bà #Thành vẫn quyết định vào trại số 2 Thường Tín để tìm các con trai Mình… Sau hàng năm trời xa cách…
Trên đường đi con gái đầu lòng nhà cháu (Kiến Con) lại thốt lên 1 câu khiến mấy người lớn phải suy ngẫm:
Nó lại bảo: “Lát nữa gặp Ông Nội cấm ai được khóc nhè trước mặt ông nhé!”
Cả nhà chỉ lặng và đợi chờ chiếc xe di chuyển thật nhanh tới trại giam số 2 tìm Bố Lê Đình Công.
Cuối cùng thì cũng được bật tín hiệu là Bố #Công đang ở đây và nhà Cháu được xếp thăm gặp vào lúc 14h chiều…
Nhà Cháu đi gần cả chục người bao gồm Bà và các cô, các con dâu, các cháu của Bố #Công. Nhưng nhà cháu chỉ được vào 3 người lớn và 4 đứa trẻ con…(Bao gồm Vợ – 2 con dâu và 4 đứa cháu) Bà #Thành không được vào..
Chờ đợi 1 lúc thì Bố #Công cũng bước ra từ cánh cửa sau tấm kính… Hình ảnh đầu tiên Chúng cháu nhìn thấy là 2 tay – 2 chân bị cùm, 1 cán bộ trẻ dìu Bố ra với thái độ lễ phép.
Nhìn thấy đám trẻ con là Ông Nội khóc liền..
Nhấc điện thoại lên câu đầu tiên Ông nói:
[Ông Thương Nhớ Con Cháu Vô Cùng]
[Các Con Phải Nuôi Nấng chúng Nên Người nhé]
[Lúc Nào Bố Cũng Nhớ Các Cháu Của Bố]
Chấn an tinh thần Bố 1 lát thì bắt đầu những câu chuyện..
– Bố Oan hoàn toàn – Bố Không hề giết người.
Nhưng Nếu phải chết – Bố cũng không bao giờ hối tiếc về những gì Bố Tranh đấu bao năm qua..
– Mẹ động viên bố hãy kiên cường:
Em ở nhà buôn bán được cả làng thương ủng hộ nên anh cứ yên tâm về cuộc sống của 3 mẹ con em, anh hãy luôn nhớ rằng 3 bố con anh không giết người, kẻ giết người là kẻ tội đồ khác…
– Bố chỉ gật đầu – khóc và kêu oan! Lúc này
#Kiến #Con (cháu gái nội)
nghe phone và nói:
– Ông Nội ơi, đừng khóc nữa, Kiến thương nhớ Ông, Ông không khóc thì Tuần sau Kiến lại vào chơi với Ông.
– Các cháu cứ hồn nhiên thay nhau rằng co cái phone để nói “Nhớ Ông Nội”
Đến cái thằng cu con nhà cháu #Kiến #Hưng cũng đứng lên bàn gọi “Ông ê.. Ông ê..”
Nói chung để Bố Lê Đình Công rơi nước mắt thì cảm xúc chỉ dồn nén vì thương mấy đứa cháu nội nheo nhóc ở nhà mà thôi.. chứ dù bản án thế nào thì Bố cũng kiên định từ đầu đến cuối mà.. “Cái án tử không dập tắt được ý chí của anh em Họ Lê Đình”
Đến lượt con được nói chuyện với Bố thì Con lúc nào cũng Mong Bố có ý trí tích cực cho dù ở môi trường nào.. Bố chỉ cần sống khoẻ – có niềm tin vào cuộc sống, cứ tin rằng Bố sẽ được trở về…” giống vụ án của anh Hồ Duy Hải, Toà tuyên y án tử hình nhưng anh ấy vẫn sống lạc quan suốt hơn chục năm nay trong phòng biệt giam, anh ấy có niềm tin rằng sẽ có một ngày anh được minh oan!”
Cái chết của cụ Kình đã làm thức tỉnh hàng triệu con tim những người có lương tri, bởi vậy, Bố nên mừng vì thật nhiều người trên đất nước này đã ngộ ra đâu là lẽ phải khi quan sát toàn bộ vụ án Đồng Tâm. Những kẻ trực tiếp, gián tiếp truy sát gia đình nhà ta dần dần đã phải chịu quả báo nặng nề…
Bố chỉ gật đầu và nói: Riêng vấn đề tâm linh thì Bố hoàn toàn tin tưởng, Bố không làm gì có lỗi nên bố không cảm thấy áy náy lương tâm chút nào Trong suốt quá trình biệt giam..
Con hỏi bố: Tại sao tiền lưu kí Mẹ con con gửi cho Bố lại không được chi tiêu trong việc gì? Con lo quá, đó là câu hỏi con nhắn luật sư vào hỏi Bố rất nhiều lần..
Bố trả lời trong nước mắt: Bố sợ Mẹ con con ở nhà bị đè nén và bị tước hết mọi quyền tự do khiến công việc làm ăn gặp khó khăn, nên Bố không dám chi tiêu tiền con ạ..
Thời gian gặp Bố chỉ vỏn vẹn 15 phút… thật chóng vánh quá khi Gia đình mình còn nhiều điều muốn nói với nhau…
Vội chào nhau qua lớp kính, Ông Nội hôn tụi nhỏ , chạm tay vào kính nơi mẹ đặt bàn tay…
#CHÚ #LÊ #ĐÌNH #CHỨC được xếp thăm gặp vào cuối buổi chiều, Khi Chú bước ra từ cánh cửa, điều mà mọi người không ngờ được là chú lại cực kì tỉnh táo khi nhìn thấy Vợ, Các con và các chị gái… (Tất nhiên Bà #Thành không được vào vì lí do không có chứng minh nhân dân, mặc dù Bà đã nói do vụ tấn công của chính quyền đã cướp hết giấy tờ đất đai cùng giấy tờ tuỳ thân của Bà – Bà là mẹ ruột của chú #Chức)
Mọi người oà lên khóc khi nhìn thấy Chú bước ra, nhưng chú lại là người động viên và xoa dịu nỗi đau của gia đình Mình.. Chú xua tay báo hiệu không cần khóc lóc – không cần đau khổ..
trong trại chú tự đòi quyền con người khi bị thiệt thòi, Chú còn nói đồ ăn, đồ uống không hợp vệ sinh hay chú đăng kí mua gì mà không được mua chú đều yêu cầu gặp ban giám thị..
Chú nói với các chị gái chú:
– Em hát hò suốt ngày, Chị không phải lo đâu..
– Lúc vui em hát – Lúc Buồn em chửi ..
– Ở nhà cố gắng động viên Bà khoẻ mạnh giúp em.
Lúc này Nhà cháu ôm ngực Bà #Thành bên ngoài nhìn con trai qua lớp cửa và hàng rào người che chắn..
nhìn con trai loáng thoáng nhưng tim Bà đập loạn nhịp… thở dài thương xót…
Thi thoảng chú lại liếc mắt lên nhìn về hướng cửa để nhìn Bà 1 cái rồi lại tiếp tục chuyện với Vợ, Các con và các chị…
Một cán bộ ra ngoài nhắc nhở, yêu cầu Bà Thành và Cháu ngồi xuống ghế chờ chứ không được đứng sát vào cửa để nhìn vào trong như vậy…
Gần về những phút cuối do quá phẫn nộ gia đình yêu cầu Cho Bà #Thành vào nói chuyện với Chú #Chức mấy câu vì dù gì Bà cũng là Mẹ đẻ của chú, Được chấp nhận yêu cầu thì Bà mới được vào bên trong nhấc phone và nói chuyện với chú qua lớp kính…
Bà #Thành cũng thật can đảm khi ngay từ nhà Bà đã dặn dò các con cháu không được khóc để Bố Công và chú Chức yên lòng!
Kết thúc giờ thăm gặp, Chú đứng lên bước đi tập tễnh nhưng lại đi hàng đầu.. cùng các phạm nhân khoẻ mạnh khác đi sâu vào buồng giam..
– Nhìn từ xa, người đàn ông cao gầy, bị lõm 1 bên sọ não nhưng vẫn hiên ngang bước đi tập tễnh rất nhanh… khiến người ta liên tưởng đến những anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất.. bất khuất oai vệ từ ý chí đến hành động mạnh mẽ khi gặp người thân sau bao ngày cách xa.
Buổi thăm gặp 2 án tử nhà họ #Lê #Đình kết thúc vừa Chóng vánh vừa yên ả…
– Chóng vánh vì thời gian chờ đợi rất lâu nhưng khi gặp thì chỉ được vài phút..
– Yên ả vì tưởng người kết án tử sẽ sợ hãi trước cái chết nhưng họ lại chẳng hề hối tiếc vì những gì đã tranh đấu khiến cả thế giới rung động con tim…
Soán ngôi thủ lĩnh làng Kình… Bà #Thành bây giờ là tân thủ lĩnh mới.. Từ ngày Ông mất, Bà tự nhiên minh mẫn và bình tĩnh lạ kỳ.. Không những không khóc lóc đau khổ – Bà còn động viên cả nhà phải kiên cường, tự hào vì gia đình đã hi sinh không hối tiếc cho dân làng.
“ Bố #Công và Chú #Chức nhà cháu nhắn lời cảm ơn tới những tấm lòng của người dân cả nước,các luật sư dũng cảm, những nhân sĩ trí thức, các báo đài trong và ngoài nước đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực và tư duy khách quan, quan tâm, lên tiếng bảo vệ đến vụ án Đồng Tâm, đặc biệt là 2 án tử hình vô nhân tính dành cho 2 anh em Lê Đình Công và Lê Đình Chức..
Hi vọng rằng, xã hội này dù không thay đổi được bản chất thì sẽ thức tỉnh được lương tri của hàng triệu người dân cả nước, không cần phải bị cưỡng chế hay bị thiệt hại gì mà tự đánh thức được mới là điều cả thế hệ mai sau cần…”
Nguồn: FB Dzũng Hoàng
2. Trẻ con và nhà tù
Đám trẻ con này là chắt cụ Lê Đình Kình.
Chúng đều có Bố bị đi tù oan và có cụ bị Chết oan đúng ngày Rằm.
Hồn nhiên vui đùa trong sân trại giam số 2 Thường Tín – Hà Nội.
Chờ đợi được gặp Ông và Bố chiều thứ 6 ngày 26/03/2021. (Ngày thăm gặp dành riêng cho tử tù)
Trong 3 đứa này – Đứa nào giống cụ Kình nhất ạ ????
Nguồn: FB Dzũng Hoàng
3. Vụ Đồng Tâm: Hai ông Công, Chức từ chối làm đơn xin ân xá từ Chủ tịch nước
RFA
Hai ông Lê Đình Chức và Lê Đình Công tại phiên toà xét xử sơ thẩm ở Hà Nội vào tháng 9/2020.
Hai người dân bị tuyên án tử hình trong vụ Đồng Tâm là ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức từ chối viết đơn xin ân xá án tử hình gửi Chủ tịch nước vì cho rằng bản thân không giết người.
Thông tin trên được chị Nguyễn Thị Duyên, cháu dâu cụ Lê Đình Kình thuật lại từ cuộc thăm gặp hôm 26-3-2021 tại trại tạm giam số 2 – Công an thành phố Hà Nội. Chị Duyên nói qua điện thoại như sau:
“Em có hỏi thì bố có nói là bố không làm đơn xin ân xá của Chủ tịch nước, hai người đều có cùng một câu trả lời là (cán bộ trại -PV) thường xuyên xuống để khuyên nhưng bố không làm.
Chú Chức thì nói là mọi người đừng khóc lóc và đau buồn gì cả, bởi vì chú và bố sẽ kêu oan tới cùng.
Trong trại giam thì cán bộ trại giam cũng thường xuyên xuống phòng biệt giam của chú để khuyên chú làm đơn xin ân xá của Chủ tịch nước.
Thế nhưng chú đã nói là: ‘Tao không làm làm đơn xin ân xá Chủ tịch nước, tao đã tuyên bố trước tòa rồi!
Nếu như tao mà làm (đơn xin ân xá – PV) thì chứng tỏ một điều là tao đã giết người hay sao?! Nên là thôi chúng mày không cần xuống đây để khuyên gì tao!'”
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.
Trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.
Trong cuộc thăm gặp hôm 26-3, bà Dư Thị Thành là vợ của cụ Lê Đình Kình bị từ chối cho thăm gặp hai người con trai của mình, cán bộ trại giam lấy lý do là bà không có giấy tờ tùy thân.
Mãi đến khi cuộc gặp với ông Lê Đình Chức gần xong, người nhà đấu tranh mãi thì cán bộ quản giáo mới cho gặp.
Chị Duyên cho biết, cả hai đều khỏe, chỉ có ông Lê Đình Công hơi xúc động khi gặp những đứa cháu. Tuy vậy ông Công đều nhất mực kêu oan:
“Bố em (ông Lê Đình Công – PV) xuyên suốt từ đầu vụ án thì bố em vẫn nói là bố bị oan hoàn toàn và bố không có giết người, bố không có chỉ đạo và cũng không giết người trong vụ Đồng Tâm.
Bố em nói là nếu bố em giết người như vậy thì khi mà ở trong phòng biệt giam thì bố sẽ cảm thấy ăn năn và ám ảnh, thế nhưng bố không bị gặp vấn đề đấy, không gặp bất cứ một khoảnh khắc nào trong suốt quá trình biệt giam.
Cho nên bố tin là bố không giết người, người nhà mình và người Đồng Tâm cũng không giết người nên bố không cảm thấy ám ảnh hay ai gặp bất cứ chuyện vấn đề gì về tâm linh trong trại giam.”
Hôm 9-3 vừa qua, Tòa án cấp cao tại Hà Nội tuyên y án phúc thẩm đối với 6 người dân Đồng Tâm trong đó có 2 án tử hình và 1 án tù chung thân đều là con và cháu của ông Lê Đình Kình, người bị bắn chết trong cuộc đột kích của công an Hà Nội vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm lúc 3 giờ sáng ngày 9/1/2020.
Cáo trạng khẳng định ông Lê Đình Công bàn bạc, chỉ đạo còn ông Lê Đình Chức dùng dao phóng lợn đâm cho 3 cảnh sát cơ động lọt xuống giếng trời sau đó châm lửa đốt.
Tuy nhiên không có bất kỳ hình ảnh nào được đài truyền hình Việt Nam công bố cho thấy các hành động này.
Nguồn: RFA