Australia “nổi giận” khi Trung Quốc áp thuế trên 200% lên rượu vang

Đức Hoàng

Theo Bloomberg, SCMP

Làn sóng tẩy chay các nhãn hàng quốc tế phản chiếu một phần căng thẳng ngoại giao Trung Quốc và phương Tây thời gian gần đây sau khi Mỹ và các nước EU liên tiếp áp lệnh trừng phạt Bắc Kinh. Đầu tuần, EU đã áp lệnh trừng phạt với 4 quan chức và một công ty của Trung Quốc, đánh dấu lệnh trừng phạt đầu tiên sau hơn 30 năm. Động thái của châu Âu diễn ra sau khi có nhiều lời chỉ trích về các hành vi thương mại và cách xử lý mạnh tay của Trung Quốc trong vấn đề Tân Cương, Hong Kong. Động thái này nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của các nước khác. Anh, Mỹ và Canada đồng loạt áp thêm các lệnh trừng phạt nhằm vào quan chức và cựu quan chức Tân Cương.

Căng thẳng Trung Quốc – phương Tây nhìn từ làn sóng tẩy chay hàng hiệu

Nhưng ai đụng đến các vấn đề cốt lõi trong nước của Trung Quốc sẽ khiến Bắc Kinh không thích. Chỉ cần hỏi Hàn Quốc hoặc Philippines thì biết. Cả hai nước này đều có chuỗi cửa hàng và trái cây xuất khẩu bị ảnh hưởng sau những xích mích ngoại giao.

Trung Quốc thích dùng sức mạnh thương mại và chủ nghĩa dân tộc để gây áp lực với các chính phủ và các công ty đa quốc gia – hay nhất là cũng một lúc – để buộc họ im tiếng trước các vụ lạm dụng.

Nike và H&M đối mặt với cơn giận của người TQ vì bông vải Tân Cương

Trung Quốc thông báo áp thuế ở mức tối đa 218,4% lên rượu vang của Australia trong 5 năm tới, trong khi Đại sứ Australia gọi Trung Quốc là đối tác thương mại “thù hằn” và “không đáng tin cậy”.

Australia nổi giận khi Trung Quốc áp thuế trên 200% lên rượu vang - 1

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu vang Australia trong 5 năm (Ảnh minh họa: AP)

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm nay thông báo rằng, các sản phẩm rượu vang nhập từ Australia sẽ bị đánh thuế chống bán phá giá từ 116,2% tới 218,4% bắt đầu từ ngày 28/3. Chính sách thuế này dự kiến kéo dài trong 5 năm.

Từ tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã áp thuế bán phá giá tạm thời ở mức 200% với rượu vang của Australia để tiến hành cuộc điều tra với cáo buộc sản phẩm của Canberra đã được trợ giá và bán dưới mức giá thị trường. Động thái ngày 26/3 được xem là chính thức hóa việc này sau khi cuộc điều tra khép lại trong bối cảnh căng thẳng giữa Australia và Trung Quốc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong gần 1 năm qua.

Trước đó, phía chính phủ Australia và ngành rượu vang nước này đã chỉ trích động thái của Trung Quốc và cho biết họ có thể kiện Bắc Kinh tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), giống như với mặt hàng lúa mạch.

“Tôi tin là chúng tôi sẽ đem vấn đề này lên WTO”, Giám đốc điều hành Công ty Grape & Wine Australia Tony Battaglene cho biết trước khi thông báo ngày 26/3 của Trung Quốc được đưa ra. 

Động thái mới nhất của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đã xấu đi rất nhiều kể từ tháng 4/2020. Canberra yêu cầu mở một cuộc điều tra quốc tế độc lập nhằm vào nguồn gốc dịch Covid-19, động thái khiến Trung Quốc không hài lòng. Bắc Kinh sau đó đã ban hành hàng loạt lệnh áp thuế, cấm nhập khẩu lên hàng hóa của Australia.

Trước đó, quan hệ giữa 2 bên đã gặp trục trặc khi Australia vào năm 2018 đã cấm công ty viễn thông Trung Quốc Huawei xây mạng 5G vì quan ngại rủi ro an ninh quốc gia. Cộng thêm căng thẳng từ tháng 4/2020, giới quan sát nhận định quan hệ song phương giữa 2 nước đang “rơi tự do”.

Trước khi áp thuế bán phá giá, Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu hàng đầu mặt hàng rượu vang Australia, mang lại cho Canberra gần 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2019. Động thái của Trung Quốc từ tháng 11 năm ngoái đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nhà cung cấp của Australia, làm ngành này “lao đao”.

Australia nói Trung Quốc “không đáng tin cậy”

Truyền thông Australia đưa tin, Đại sứ nước này tại Bắc Kinh Graham Fletcher đã cáo buộc Trung Quốc là đối tác thương mại “thù hằn” và “không đáng tin cậy”, trong bối cảnh các quan chức Canberra ghi nhận doanh thu từ xuất khẩu các mặt hàng qua Trung Quốc hầu hết đều giảm trong thời gian qua.

Đại sứ Fletcher nói với một nhóm doanh nghiệp Trung Quốc-Australia hôm 25/3 rằng ông không biết liệu Trung Quốc có hiểu về những thiệt hại mà các động thái thương mại của họ đang gây ra ở Australia và thị trường quốc tế hay không.

“Trung Quốc được cho là đối tác không đáng tin cậy về thương mại và thậm chí là đầy thù hằn”, ông Fletcher cho biết.

Trong năm qua, các mặt hàng Australia xuất khẩu qua Trung Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng có thể kể tới là than đá, rượu, lúa mạch, tôm hùm, gỗ…

Các quan chức Australia trong thời gian thừa nhận họ đã cố gắng liên lạc với những người đồng cấp Trung Quốc để đàm phán tìm giải pháp tháo gỡ căng thẳng, nhưng đều bị phớt lờ.

Đ. H.

Nguồn: Dân Trí

This entry was posted in Mặt thật Tàu cộng, Thế giới tẩy chay Trung Quốc. Bookmark the permalink.