BPSOS – Vietnam Advocacy Project
Tại buổi họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 15 tháng 3 vừa qua, bà Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, đại diện chính quyền Việt Nam, phát biểu về chính sách đối xử công bằng với các sắc dân thiểu số, bảo vệ quyền của trẻ em, và tôn trọng nhân quyền nói chung. Xem phát biểu của Bà Tuyết Mai (lời phát biểu thứ 30): http://webtv.un.org/…/id-sr-on-minority…/6240718766001/ .
Bà Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, đại diện chính quyền Việt Nam tại Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.
Bà Tuyết Mai bị phản biện 15 phút sau đó bởi em Grace Hứa, 16 tuổi học lớp 10 ở Oklahoma City. Em đã nêu lên chính sách ngược đãi các người Hmong và người Tây Nguyên theo Đạo Tin Lành: phá nhà, chiếm đất và trục xuất họ ra khỏi bản làng; không cấp giấy tờ tuỳ thân, không cấp hộ khẩu cho họ; vợ chồng lấy nhau không được cấp hôn thú; nhiều trẻ em không có giấy khai sinh và do đó không được đi học. Xem phát biểu của em Grace tại Hội Đồng Nhân Quyền LHQ (lời phát biểu thứ 41): http://webtv.un.org/…/id-sr-on-minority…/6240718766001/ .
Em Grace Hứa
Đây không phải là lần duy nhất. Tháng 9 năm 2020, Ủy ban LHQ về Quyền của Trẻ Em tổ chức buổi tư vấn với các tổ chức phi chính phủ để đánh giá bản báo cáo của nhà nước Việt Nam về thực thi Công ước LHQ về Quyền của Trẻ Em. Nhà nước Việt Nam sắp xếp cho 21 tổ chức “phi chính phủ” mà thực ra là do nhà nước dựng lên tham gia buổi tư vấn. Các tổ chức này bao biện cho bản báo cáo của nhà nước.
Họ không biết rằng, ngay trước đó Ủy ban này cũng đã họp riêng với nhóm 3 em người Việt ở Hoa Kỳ, tuổi 15-17. Các em cung cấp nhiều dữ kiện trái ngược với bản báo cáo của nhà nước Việt Nam. Nhờ vậy, các tổ chức “phi chính phủ” giả đò đã bị các thành viên của uỷ ban, gồm toàn những chuyên gia nhân quyền gạo cội, đặt nhiều câu hỏi hóc búa không trả lời được hoặc không dám trả lời. Sau đó, Uỷ ban LHQ về Quyền Trẻ Em đã gửi cho Việt Nam một danh sách dài gồm các vấn đề mà nhà nước Việt Nam cần giải trình. Xem danh sách tại đây:
Tất cả các em được nhắc đến ở trên đều là thành viên của mạng lưới NextGen, có thể dịch là thế hệ truyền thừa.
Nguồn: FB BPSOS – Vietnam Advocacy Project
* Tên bài do BVN đặt