“Có nhiều tỉnh đã dâng đất cho ngoại bang dưới chiêu bài “thuê đất trồng rừng” nhưng tỉnh Hà Giang không nằm trong số đó. Vì vậy cần phải có quan điểm rõ ràng khi đặt công và tội lên bàn cân. Chẳng có ai là thánh nhân hoàn hảo – trong cùng một con người luôn có những phần xấu xa và phần tốt đẹp. Việc vi phạm đạo đức như trác táng với gái điếm là những việc làm mang tính cá nhân, nếu có xẩy ra thì rất đáng trách, nhưng không nên đánh đồng sở thích cá nhân với những việc làm có thể gây họa mất nước”.
Tội ăn chơi trác táng so với tội phản quốc thì ít nguy hại cho đất nước hơn, vâng đúng vậy. Nếu như ông Tô là một nhà khoa học, nhà văn, một đôi lần lân la “vin đào bẻ mận” (không nói làm tình với gái vị thành niên là chuyện phạm luật) sẽ chỉ để lại một ít dị nghị nào đó mà không ai được phép áp dụng đến hình thức kỷ luật dù nặng hay nhẹ, vì đó là việc tuyệt nhiên không ảnh hưởng đến ai. Nhưng ông Tô lại là một vị quan phụ mẫu đầu tỉnh, loại công chức này thì bất kỳ hành vi đạo đức gì đều tác động trực tiếp đến công chúng nên phải được soi rất kỹ, và về phương diện đó tội của ông đương nhiên sẽ bị tăng nặng trước cơ quan pháp luật.
Bauxite Việt Nam
“Tôi trọn cả tâm sức, trí tuệ cho đồng bào Hà Giang” – điều khẳng định này của ông Nguyễn Trường Tô xem ra mâu thuẫn với việc có hơn chục tấm ảnh chụp cảnh ông trác táng đồi trụy với gái điếm. Sự kiện này phần nào cho thấy, hoặc hệ thống chọn lựa lãnh đạo Việt Nam có chỗ bất cẩn, hoặc có thế lực ngầm đang cố tình cài bẫy để hòng khống chế ép buộc hệ thống lãnh đạo Việt Nam.
Vậy có hay không có những thế lực ngầm đang tìm cách khống chế hệ thống lãnh đạo Việt Nam? Liệu đã có ai bị “dính đòn” và đang cam phận làm tay sai cho ngoại bang?
Trải qua bao cuộc chiến tranh, có những lúc bế tắc tưởng chừng như không có lối thoát, Đảng vẫn luôn là niềm tin của người dân Việt Nam. Chính vì thế người ta khó mà tin được một cán bộ cao cấp là Chủ tịch của một tỉnh lại có thể là một người dối trá đến tráo trở. Vậy thì điều gì đã và đang xẩy ra vậy?
Suy cho cùng Nguyễn Trường Tô cũng là một con người. Ông cũng có những ham muốn vật chất và tình dục. Vào thời kỳ công nghệ cao, có những quốc gia có thể làm giả nhiều thứ “giả như thật” thì việc chỉ căn cứ vào những bức ảnh có trong điện thoại đi động mà khẳng định một cán bộ lãnh đạo cao cấp có những hành vi đồi trụy có thể là thiếu tỉnh táo.
Hà Giang là một tỉnh biên giới trọng điểm, có nhiều dân tộc chung sống. Các thế lực phản động không từ bỏ bất kể cơ hội nào để gây mất đoàn kết giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gây chia rẽ tôn giáo… Tuy vậy, trong thời gian qua, tình hình an ninh chính trị xã hội ở tỉnh Hà Giang nói chung là tốt. Có nhiều tỉnh đã dâng đất cho ngoại bang dưới chiêu bài “thuê đất trồng rừng” nhưng tỉnh Hà Giang không nằm trong số đó. Vì vậy cần phải có quan điểm rõ ràng khi đặt công và tội lên bàn cân. Chẳng có ai là thánh nhân hoàn hảo – trong cùng một con người luôn có những phần xấu xa và phần tốt đẹp. Việc vi phạm đạo đức như trác táng với gái điếm là những việc làm mang tính cá nhân, nếu có xẩy ra thì rất đáng trách, nhưng không nên đánh đồng sở thích cá nhân với những việc làm có thể gây họa mất nước.
Rất có thể ông Tô đã sập bẫy tình, mà cũng có thể là tự bản chất dối trá hai mặt của con người ông Tô. Nếu quả thật ông Tô đã sập bẫy thì ai đã cài bẫy, cài bẫy với mục đích gì, và ông Tô đã có những quyết định gì có hại cho đất nước? Còn nếu như việc gian dối và trác táng là bản chất của ông Tô thì chính Đảng phải có nhời với nhân dân, bởi Đảng đã phụ lòng tin của họ.
Nguồn: http://vitinfo.com.vn/MMuctin/Xahoi/CTXH/LA78955/default.html