Natalie Sherman
Phóng viên kinh doanh BBC, New York
NGUỒN HÌNH ẢNH,REUTERS
Joe Biden sẽ trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ sau khi đánh bại Tổng thống Donald Trump đương nhiệm trong một cuộc bầu cử gây chia rẽ gay gắt diễn ra khi đất nước vẫn đang quay cuồng với đại dịch virus corona.
Tuy nhiên, các kế hoạch của ông trong 4 năm tới có thể sẽ đối mặt với thách thức của một chính phủ bị chia rẽ, khi đảng Cộng hòa tuyên bố chiến thắng quan trọng tại Quốc hội.
Đó là một tình huống mà nhiều nhà phân tích cho rằng khiến những kế hoạch tham vọng nhất trong chương trình nghị sự của ông Bide “tử vong” ngay khi ông nhậm chức.
Dưới đây là năm câu hỏi mà ông phải đối mặt với nền kinh tế Hoa Kỳ.
1. Ông sẽ cứu nền kinh tế Hoa Kỳ như thế nào?
Trong nhiều tháng, các kinh tế gia đã thỉnh cầu Washington cấp vốn nhiều hơn cho việc cứu trợ Covid-19. Nhưng các cuộc đàm phán đã đi vào bế tắc khi đảng Cộng hòa bác bỏ quy mô của kế hoạch chi tiêu do đảng Dân chủ đưa ra, bất chấp một số áp lực từ ông Trump buộc đảng của ông phải thỏa hiệp.
Đảng Cộng hòa cho biết họ sẽ có được một thỏa thuận nhưng nếu thỏa thuận đó không đạt được thì hy vọng của đảng Dân chủ bắt đầu chững lại. Và rồi việc phục hồi đối phó dịch bệnh sẽ bị ảnh hưởng và ông Biden, người được biết đến là người tương đối ôn hòa, sẽ tìm kiếm thêm bao nhiêu từ ngân sách?
Trong chiến dịch tranh cử, ông Biden đã ủng hộ các kế hoạch xóa nợ cho các khoản vay của sinh viên, tăng tiền an sinh xã hội cho những người hưu trí và bơm tiền cho các doanh nghiệp nhỏ. Ông cũng đưa ra các đề xuất tham vọng hơn, như đầu tư 2 ngàn tỷ đô la vào các lĩnh vực như năng lượng sạch, cơ sở hạ tầng và giao thông công cộng.
Nhưng đảng Cộng hòa có khả năng sẽ kiên định hơn nữa trong việc chống lại các đề xuất chi tiêu từ Nhà Trắng của đảng Dân chủ, và điều này có nghĩa sẽ hứa hẹn một cuộc chiến cam go.
2. Ông sẽ giải quyết sự bất bình đẳng như thế nào?
Khi sự bất bình đẳng về thu nhập ở Mỹ tăng lên mức cao nhất trong hơn 50 năm, những người theo chủ nghĩa tự do đã ép tăng thuế đối với người giàu, một đề xuất mà các cuộc thăm dò cho thấy đã được công chúng ủng hộ rộng rãi.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Biden đã kêu gọi đảo ngược một số phần của việc cắt giảm thuế năm 2017 do Donald Trump ký, hứa hẹn sẽ nâng mức thuế đối với các công ty từ 21% lên 28%, cùng những thay đổi khác.
Các nhóm bên ngoài ước tính kế hoạch của ông có thể huy động hơn 3 ngàn tỷ USD trong thập niên tới – số tiền có thể được hoan nghênh khi đại dịch làm tăng nợ quốc gia của Mỹ.
Nhưng trong khi các đề xuất của ông Biden không sâu rộng như một số kế hoạch khác được các thành viên trong đảng của ông ủng hộ, thì bất kỳ nỗ lực tăng lãi suất nào cũng sẽ vấp phải sự đòn chiến đấu gay gắt từ đảng Cộng hòa và các nhóm doanh nghiệp, những người cho rằng thuế cao hơn sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế.
Với nền kinh tế đang trong tình trạng bấp bênh, liệu ông Biden có còn bận tâm thúc đẩy vấn đề này không?
3. Ông có thể thuyết phục Hoa Kỳ hành động cho biến đổi khí hậu không?
Các nhà hoạt động về biến đổi khí hậu đã rất thất vọng khi ông Biden tiết lộ kế hoạch chống biến đổi khí hậu đầu tiên của mình.
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Nhưng vào mùa xuân này, ông đã trở lại với một đề xuất sâu rộng, được hoạch định với sự giúp đỡ từ một số người từng chỉ trích ông, và đề xuất nàyđược mô tả là tham vọng nhất từng được đưa ra bởi một ứng viên tổng thống Mỹ.
Đề xuất này bao gồm đầu tư 400 tỷ đô la vào nghiên cứu năng lượng tái tạo, thắt chặt các quy định về ô nhiễm ô tô, ngăn chặn các tác nhân gây ô nhiễm trong công ty, xây dựng 500.000 trạm sạc xe chạy điện và loại bỏ ô nhiễm carbon từ các nhà máy điện vào năm 2035.
Đảng Cộng hòa cảnh báo kế hoạch này sẽ “chôn vùi” nền kinh tế Mỹ. Nhưng việc ban hành ngay cả một phiên bản có giới hạn, hoặc tập trung vào quy định mà ông có thể ban hành với tư cách là tổng thống, sẽ đánh dấu một bước ngoặt rõ rệt so với những năm dưới thời ông Trump, khi Nhà Trắng mở rộng đất công cho việc khoan dầu, cắt giảm các quy định và tảy chay các nỗ lực toàn cầu, như Hiệp ước Khí hậu Paris.
Vậy ông Biden sẽ ưu tiên những đề xuất nào?
NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
4. Liệu ông có ngưng các cuộc chiến thương mại của Donald Trump?
Lập trường thương mại hiếu chiến của Donald Trump – tấn công các đồng minh, chỉ trích các tổ chức quốc tế và áp dụng thuế biên giới mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước trên thế giới – có lẽ là chính sách kinh tế đặc biệt nhất của ông.
Có một chút nghi ngờ rằng ông Biden sẽ tìm cách thiết lập lại, tái khẳng định vai trò của Mỹ với tư cách là một đồng minh và nhà lãnh đạo trên trường thế giới, nhưng về bản chất thì sẽ khác biệt ở mức thế nào?
Đối với Trung Quốc, ông đã cam kết hành động “mạnh tay” và ít người mong đợi ông sẽ sớm loại bỏ thuế quan mà ông Trump áp lên hàng hóa Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại của mình. Như đồng nghiệp của tôi Karishma Vaswani đã viết trước cuộc bầu cử, Trung Quốc không mong đợi sự ủng hộ, bất kể người chiến thắng là ai.
Cựu phó tổng thống cũng tán thành ý tưởng về thuế quan trong một số trường hợp, đề ra kế hoạch thu phí đối với các quốc gia không đáp ứng các nghĩa vụ về khí hậu và môi trường. Và giống như Trump, ông hứa sẽ hồi sinh ngành sản xuất của Mỹ, với các yêu cầu “Mua hàng Mỹ” mạnh hơn đối với hạng mục chi tiêu của chính phủ, và điều đó có thể khiến Mỹ xung đột với các quy tắc thương mại quốc tế.
Các tổ chức quốc tế và các đồng minh lâu năm bị Trump xa lánh, như Canada và châu Âu, có thể mong đợi ít các cuộc tấn công hơn. Nhưng một số căng thẳng có thể sẽ kéo dài.
Và cụ thể là trong trường hợp của Vương quốc Anh, việc đồng ý một thỏa thuận thương mại có thể trở nên khó khăn hơn chứ không phải ít đi vì ông Biden đã nói rõ một thỏa thuận như vậy không phải là ưu tiên cao và có thể phụ thuộc vào ý nghĩa của Brexit đối với biên giới Ireland.
5. Ông sẽ xé nhỏ các Đại gia Công nghệ?
Các hoạt động của những đại công ty công nghệ của Mỹ đang bị giám sát chặt chẽ trên khắp thế giới – và tại thị trường nội địa, nơi các chính trị gia cánh tả và cánh hữu đã kêu gọi các quy tắc cứng rắn hơn trong các lĩnh vực như cạnh tranh và quyền riêng tư của người tiêu dùng.
Ông Biden đã ủng hộ việc chia nhỏ các công ty như một “biện pháp cuối cùng” và chỉ trích Facebook và những công ty khác đã không làm đủ để giám sát thông tin sai lệch và nội dung độc hại khác trên nền tảng của họ. Ông cho biết ông ủng hộ việc hủy luật của Hoa Kỳ để bảo vệ các công ty công nghệ khỏi trách nhiệm pháp lý đối với nội dung được đăng trên nền tảng của họ.
Nhưng ông và Phó Tổng thống Kamala Harris, người nhận được sự ủng hộ rộng rãi ở Thung lũng Silicon, đã im lặng một cách bất thường về chủ đề này. Ví dụ: họ không nói về lập trường của mình trên trang web của chiến dịch.
Một số thay đổi đang được thảo luận yêu cầu Quốc hội phải có hành động. Nhưng Nhà Trắng tự mình nắm giữ quyền lực đáng kể để tiến hành các cuộc điều tra cạnh tranh, thực thi quyền riêng tư và các quy định khác và có thể quyết định xem có nên chống lại các hành động quốc tế, như các nỗ lực ở Anh và các nơi khác nhằm thu thêm thuế từ các công ty công nghệ hay không.
Vì vậy, với quyền hạn của mình trong các lĩnh vực khác bị hạn chế bởi sự hiện diện của Đảng Cộng hòa trong Quốc hội nhưng vẫn còn áp lực phải đưa ra cơ sở tự do của Đảng Dân chủ, liệu ông Biden sẽ khuynh đảo được luật lệ mảng công nghệ hay vấn đề này sẽ bị sao nhãng?
Nguồn: bbc.com/vietnamese