Nếu Biden đắc cử chính sách của Mỹ đối với Australia và châu Á sẽ ra sao?

Người dịch: Nguyễn Quang Dy

http://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2020/09/biden.jpg

Nguồn: John McCarthy, “Biden and Australia”, Asialink, 08/09/2020.

Căn cứ vào đánh giá về xác suất hiện nay, ông Joe Biden sẽ thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3 tháng 11 sắp tới. Chúng ta cần đề cập đến các ý nghĩa tiềm ẩn của sự kiện này đối với quan hệ đối ngoại của Australia.

Chúng ta không nên trông đợi vào điều chỉnh tức thì trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Các ưu tiên của Biden là đổi mới trong chính sách đối nội, như phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 và đạt được các thay đổi về xã hội vì nước Mỹ bị chia rẽ nghiêm trọng hơn bao giờ hết từ sau nội chiến, mà sự phân hóa còn tệ hơn nếu kết quả bầu cử bị tranh chấp.

Tham vọng của Australia về Chính quyền Biden không nên khác với tham vọng của chính ông Biden. Nếu nước Mỹ không làm mới được chính mình, thì quyền lực toàn cầu của Mỹ sẽ còn suy thoái hơn nữa. Lợi ích của chúng ta cũng vì vậy mà tổn hại theo.

Hơn nữa, chủ thuyết cơ bản của chính quyền mới về các vấn đề đối ngoại sẽ không rõ ràng ngay. Ông Biden tuy có kinh nghiệm đối ngoại, nhưng về cơ bản là một chính khách Mỹ gốc Ireland, nên sẽ ưu tiên các vấn đề đối nội trước, và ông là người tin vào “nghệ thuật của điều có thể”. Một số người trong chính quyền sẽ có ý thức hơn những người khác về vị trí của Mỹ trên thế giới. Trong khi một số người lý tưởng hóa thì một số khác sẽ thực dụng. Quá trình thu xếp ai sẽ làm việc gì đã bắt đầu và sẽ tiếp tục cho đến mùa xuân tới.

Nói như vậy có nghĩa rằng trong mấy tháng vừa qua, một số chủ thuyết chung đã hình thành trong đầu các nhà tư tưởng của Mỹ mà một số sẽ phục vụ trong Chính quyền Biden. Các chủ thuyết này sẽ tác động đến các nước đồng minh của Mỹ.

Thứ nhất, ông Biden sẽ ưu tiên xây dựng lại các khối liên minh đã từng đóng góp cho việc gìn giữ hòa bình từ sau Thế chiến II. Chúng ta có lợi ích sát sườn trong vấn đề này. Cũng như những người của đảng Cộng hòa trong Chính quyền Trump, không phải tất cả mọi thành viên đảng Dân chủ đều tích cực ủng hộ các cam kết an ninh của Mỹ.

Thứ hai, trong khi những người của đảng Dân chủ chia sẻ một số lo ngại chung của Mỹ về chủ nghĩa đa phương, họ sẽ đầu tư nhiều năng lượng tích cực vào các nỗ lực và thể chế đa phương ở phạm vi khu vực và toàn cầu, bao gồm cải tổ lại một số thể chế. Họ sẽ dựa vào các nền dân chủ phương Tây, bao gồm Australia, để hợp tác nhằm mục đích này.

Thứ ba, hệ trọng đối với Australia, là cách đề cập của Chính quyền Biden đối với Trung Quốc.

Các nhà hoạch định chính sách đối ngoại chủ lưu của Mỹ, gồm những người xung quanh Biden, đều có đầu óc thực tiễn. Họ hiểu rằng Trung Quốc đã thay đổi. Nhưng thay vì dùng ngôn ngữ ý thức hệ đối đầu như Ngoại trưởng Mike Pompeo, họ sẽ tìm cách khác.

Cựu Trợ lý Ngoaị trưởng Kurt Campbell và cựu Cố vấn An ninh Quốc gia cho cựu Phó Tổng thống Biden là Jake Sullivan, đã lập luận chống lại chủ nghĩa ngăn chặn mới và ủng hộ việc thiết lập với Trung Quốc các điều kiện thuận lợi để cùng chung sống trên bốn lĩnh vực là quân sự, kinh tế, chính trị, và ứng phó toàn cầu, nhằm đảm bảo lợi ích của Mỹ mà không tạo ra nhận thức về mối đe dọa đã từng là đặc trưng của đối đầu Mỹ – Xô trước đây.

William Burns có thể làm ngoại trưởng trong Chính quyền Biden, hiện là Chủ tịch của Carnegie Endowment, đã nói rằng kiểu tư duy vô nguyên tắc đã dẫn dắt nước Mỹ theo ảo tưởng rằng hợp tác, can dự với Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích. “Ngày nay, tư duy vô nguyên tắc theo kiểu khác đã làm cho chúng ta ảo tưởng về khả năng tách đôi và ngăn chặn (decoupling and containment) và đối đầu là không tránh khỏi (inevitability of confrontation)”.

Ông Burns còn ủng hộ “can dự trực tiếp với lãnh đạo Trung Quốc – dùng ganh đua để trói Bắc Kinh, xác định điều kiện cùng chung sống, ngăn chặn cạnh tranh trở thành đối đầu, và duy trì không gian hợp tác nhằm đối phó với các thách thức toàn cầu”.

Cựu đại sứ Mỹ tại một số nước, Frank Wisner, và cựu đại sứ Mỹ tại LHQ, Samantha Power, đã đề xuất chia chính sách Trung Quốc thành ba phần: đối đầu (các lĩnh vực phải đối đầu với Trung Quốc như Biển Đông hay tình báo mạng); cạnh tranh (thương mại, hạ tầng toàn cầu, Trí tuệ Nhân tạo); hợp tác (Covid-19, biến đổi khí hậu, không phổ biến vũ khí hạt nhân).

Một nhóm chuyên gia nổi tiếng của cả hai đảng về đối ngoại và an ninh, gồm cựu ngoại trưởng George Schultz, cựu Bộ trưởng Quốc phòng William Perry và cựu Thượng nghị sỹ Sam Nunn cũng kêu gọi cách đề cập cứng rắn nhưng thực tế hơn với Nga dựa trên tư duy đối phó với Nga theo thực tế vốn có chứ không phải như những gì Mỹ muốn Nga trở thành, và hành động dựa trên sự giảm thiểu trừng phạt để đổi lại những cam kết của Nga.

Nếu Biden có thể đạt được sự cân bằng nội bộ và một số tư duy đối ngoại như trên được ủng hộ, thì một chính sách đối ngoại chặt chẽ hơn của Mỹ có thể hình thành, gần giống như cách ứng xử của Mỹ với Liên Xô và Trung Quốc trong thập niên 1970-1980, chứ không như giai đoạn Mỹ trở thành độc tôn sau sự sụp đổ của Liên Xô cho đến sự kiện 11/9, hay hai thập niên vừa qua khi Mỹ bị sa lầy tại Afghanistan và Iraq.

Điểm thứ tư cần xem xét là ông Biden sẽ ứng xử với Châu Á như thế nào.

Về vấn đề này, Mỹ phải xác định ưu tiên bốn nhóm vấn đề:

Sự kết thúc của thời kỳ Abe trong chính trị Nhật. Washington sẽ phải đảm bảo có cơ sở cho một chính sách phù hợp cho nước Nhật thời kỳ hậu Abe, tiếp tục cân bằng lo ngại an ninh với lợi ích kinh tế trong việc cộng tác có giới hạn với Trung Quốc.

Mối đe dọa hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Ông Biden hầu như ngay lập tức phải xác lập một chính sách để thay thế dạng ngoại giao cá nhân bốc đồng mà ông Trump đã theo đuổi với chế độ của Kim Jung-un.

Vị thế chiến lược của Ấn Độ đối với Trung Quốc và phương Tây. Ấn Độ, đất nước đã gắn liền với sự ra đời của phong trào không liên kết, trong thập niên qua đã có một tầm nhìn gần với tầm nhìn của Mỹ và xu hướng đó đã phát triển từ sau xung đột biên giới gần đây với Trung Quốc. Nhưng sức mạnh kinh tế của Ấn Độ đang bị suy yếu bởi Covid-19 và quan điểm cứng rắn của Thủ tướng Narendra Modi dựa trên chủ nghĩa dân tộc Hindu sẽ phải nhượng bộ trước một số nhân vật có quan điểm tự do trong Chính quyền Biden.

Vai trò của Đông Nam Á trong thế cân bằng chiến lược mới ở khu vực và trên toàn cầu. Trừ ngoại lệ đặc biệt là thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, một khía cạnh lịch sử trong chính sách Châu Á của Mỹ là tập trung chủ yếu vào Đông Bắc Á nơi lợi ích của Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật cọ xát với nhau. Với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Đông Bắc Á và Đông Nam Á không còn khác biệt về chiến lược. Biden sẽ phải đầu tư năng lượng chính trị vào Đông Nam Á nhiều hơn thời kỳ Obama và Trump – nhưng phải thận trọng. Như Wisner đã nói gần đây, các nước ASEAN muốn có sự nhất quán trong chính sách của Mỹ và muốn có năng lực duy trì độc lập về chiến lược. Điều này đòi hỏi hai bên phải cư xử tế nhị.

Australia có lợi ích sống còn và vai trò trong việc khuyến khích hình thành một chính sách đúng đắn về về các vấn đề như vậy đối với Trung Quốc.

Trong bốn năm qua, trong khi ông Trump làm chủ Nhà Trắng thì chúng ta có hai thủ tướng chính phủ liên hiệp, đã tìm cách vận dụng lịch sử và hệ tư tưởng chung để tạo dựng quan hệ làm việc với một tổng thống thất thường khó đoán và duy trì sự cam kết của ông ấy trong các vấn đề quan trọng nhất đối với lợi ích đối ngoại của chúng ta.

Nhiệm kỳ tổng thống Biden, bằng cách phục hồi một mức độ bình thường hóa nhất định trong hoạt động của chính quyền, sẽ giúp các nước khác làm việc dễ hơn với Washington. Nhưng thực chất các thách thức đối với những người làm chính sách của chúng ta sẽ không thay đổi. Việc sống còn là phải đảm bảo rằng ảnh hưởng của chúng ta đối với Mỹ sẽ giúp hình thành một chính sách mới của Mỹ đối với khu vực, qua đó tăng cường cam kết của Mỹ, duy trì hứa hẹn về một sự chung sống Mỹ – Trung, đồng thời đảm bảo lợi ích của các nước khác.

John McCarthy là cố vấn cao cấp của Asialink, và là cựu đại sứ của Australia tại Việt Nam, Mexico, Thailand, Mỹ, Indonesia, Nhật Bản và Ấn Độ.

Dịch giả gửi BVN

—————————-

Biden and Australia

By John McCarthy, Former Australian Diplomat

Asialink Insight, 8 August 2020

With the polls pointing to a Joe Biden victory in the US presidential race, the stakes for Australia, and its interests in a stable Indo-Pacific, are high. Former ambassador to the United States and Asialink senior adviser, John McCarthy, breaks down some of the likely foreign policy trends under a Biden presidency and points to some key tests for Australia in managing a new administration in Washington.

On the current balance of probabilities, Joe Biden will win the 3 November US presidential election. We need to address the implications of this for our foreign relations.

We should not expect a plethora of immediate shifts in American external policy. Biden’s priorities will lie in domestic reinvention—rehabilitating the COVID-19 economy and achieving social change when America is divided more seriously than at any time since the Civil War—a divide which will be exacerbated if the election result is seriously disputed.

Australia’s central ambition for a Biden Administration should not differ to that of Biden himself. If America cannot renew itself, its global authority will further recede. Our own interests will accordingly suffer.

Moreover, the philosophical settling point of the Administration on external issues will not immediately be apparent. Biden is experienced on foreign policy but is at bedrock an Irish-American politician, one who sees local issues first and is an exponent of the art of the possible. Some in his administration will be more conscious than others of America’s place in the world. Some will be idealists; others pragmatists. The process of who goes where has already begun and will continue until the northern spring.

That said, in recent months, several common themes have emerged from American thinkers, some of whom will serve in a Biden administration. These themes will impact on American allies.

Biden will prioritise rebuilding those alliances which have contributed to keeping the peace since World War 2. We have an active interest in this. As with the Trump Republicans, not all the Democrats are enthusiastic supporters of America’s security commitments.

Second, while the Democrats share some of the wider American reservations about multilateralism, they will put constructive energy into multilateral endeavours and structures at the regional and global levels, including reforming some of them. They will be looking to Western democracies, including Australia, to work to this end.

Third—and crucial for Australia—will be the Biden Administration’s approach to China.

Mainstream American foreign policy thinkers, including the people around Biden, are realistic. They understand that China has changed. But rather than espouse the ideological crusading language of Secretary of State Mike Pompeo, they are developing alternative concepts.

Former Assistant Secretary of State, Kurt Campbell, and National Security Adviser to Biden as Vice President, Jake Sullivan, have argued against neo-containment and for establishing with China favourable terms of coexistence in four domains—military, economic, political and global governance—to secure US interests without triggering the kind of threat perceptions which characterised US–Soviet rivalry .

Xi, Biden, and Villaraigosa

Then-Vice President of the People’s Republic of China Xi Jinping, former Vice President Joe Biden, and then-Mayor of Los Angeles Antonio R. Villaraigosa visit the International Studies Learning Centre, Los Angeles, California, US – February 17, 2012. Image credit: Antonio R. Villaraigosa, Flickr.

William Burns, a possible Biden Secretary of State and current President of the Carnegie Endowment, has suggested that undisciplined thinking had led America to assume too much about the benefits of engaging with China. “Today, undisciplined thinking of a different sort is causing us to assume too much about the feasibility of decoupling and containment – and about the inevitability of confrontation.”

Burns further argues for “engaging the Chinese leadership directly – to bound rivalry with Beijing, define the terms of coexistence, prevent competition from becoming a collision, and preserve space for cooperation on global challenges.”

Former Ambassador to a number of countries, Frank Wisner, and former Obama ambassador to the UN Samantha Power have suggested dividing China policy into three compartments – confrontation (or areas where China must be confronted such as the South China sea or cyber-espionage); competition (trade,  global infrastructure and Artificial Intelligence); and cooperation (COVID-19, climate change , and nuclear non-proliferation).

A bipartisan group of foreign policy and security luminaries, including former Secretary of State George Schultz, former Secretary of Defence William Perry and former senator Sam Nunn also have called for a hard-nosed but more practical approach to Russia based on dealing with Russia as it is rather than what one might wish it to be, and premising actions such as relaxation of sanctions on reciprocal Russian undertakings.

If Biden can achieve domestic equilibrium and some of the above foreign policy thinking gains momentum, a more structured American foreign policy could emerge – more akin to American dealings with both the Soviet Union and China in the seventies and eighties than to the period of American unilateral supremacy after the collapse of the Soviet Union until 9/11, or in the last two decades when America became diverted by Afghanistan and Iraq.

A fourth thing for consideration is how Biden handles the rest of Asia.

In this connection, the Americans have to prioritise four sets of issues.

The end of the Abe era in Japanese politics. Washington will have to ensure it has the right policy settings in place for post-Abe Japan, which will continue to balance its security concerns with the benefits of limited rapprochement with China.

The nuclear threat on the Korean peninsula. Biden almost immediately will have to develop a policy to replace the quixotic personal diplomacy that Trump pursued with the Kim regime.

India’s strategic posture regarding China and the West. The country that attended the birth of the non-alignment movement has over the past decade adopted an outlook closer to that of the United States and that tendency has grown since its recent border difficulties with China. But India’s economic heft is bleeding fast from COVID-19 and Prime Minister Narendra Modi’s often-harsh espousal of Hindu supremacy will give pause to some of the liberals in a Biden administration.

The role of Southeast Asia in the new regional and global strategic balance. With the notable exception of the Vietnam era, an historical aspect of the United States’ Asia policy has been to focus primarily on North East Asia where the interests of the United States, China, Russia and Japan intersect. With the rise of China, Northeast Asia and Southeast Asia have become strategically less distinct. Biden will need to put more political energy into Southeast Asia than has been the case under both Obama and Trump – but with care. As Wisner put it recently, the ASEANs want both predictability in United States policy and the capacity to maintain strategic autonomy. This can require both parties to walk a fine line.

Kim and Trump

Biden will almost immediately work to develop policies in the Korean Peninsula to replace the quixotic personal diplomacy developed by President Trump. Image credit: @WhiteHouse, Twitter.

Australia has vital interests and a role to play in encouraging the right policy formulations on these issues and on China.

For the past four years, while Trump has occupied the White House, we have had two coalition prime ministers who have sought to appeal to history and shared ideology to strike a working relationship with an unpredictable president and keep him engaged in matters paramount to our foreign policy interests.

A Biden presidency, by introducing a degree of normalcy into the conduct of administration, should make dealing with Washington easier. But the substance of the challenges for our policymakers will remain. It will be vital to ensure that the influence we have with the United States helps shape a new American policy for the region that simultaneously strengthens US engagement, holds out promise for Sino-US co-existence, and safeguards the interests of others.

John McCarthy is a Senior Advisor to Asialink, and former Australian Ambassador to Vietnam, Mexico, Thailand, the United States, Indonesia, Japan, and High Commissioner to India.  

This entry was posted in Bầu cử Mỹ 2020. Bookmark the permalink.