Mỹ kêu gọi châu Âu hợp lực ‘trói’ Trung Quốc, EU hưởng ứng

Không chỉ là suy thoái

Nông Phu

Mới rồi Tân Hoa xã đã phát tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi người dân cần phải tiết kiệm lương thực và thực phẩm trong hoàn cảnh khó khăn hiện tại đồng thời với lời kêu gọi thắt lưng buộc bụng của Thủ tướng Lý Khắc Cường cùng với việc thắt chặt chi tiêu công và giảm 50% nguồn cung cấp tài chính cho các địa phương đã chứng tỏ nền kinh tế của Trung Quốc không còn trong giai đoạn suy thoái mà đã bước vào giai đoạn khủng hoảng.

Ngấm đòn thương chiến và các đòn tấn công toàn diện trên các mặt trận ngoại giao, tài chính, khoa học kỹ thuật, công nghệ và bị kéo vào cuộc chạy đua vũ trang cùng với vòng bao vây cô lập của Hoa Kỳ và các nước trên thế giới ngày càng xiết chặt, Trung Quốc đang đơn thương độc mã “tứ bề thọ địch” và hoàn toàn mất chủ động trong mọi đối sách.

Các doanh nghiệp nước ngoài thi nhau tháo chạy khỏi mảnh đất lành ít dữ nhiều, các doanh nghiệp trong nước điêu đứng vì sản xuất bị đình trệ do quá ít đơn đặt hàng của các đối tác kinh tế truyền thống, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phần nhiều phải đóng cửa, các loại hàng hoá bị chặn nguồn giao thương và mưu đồ thống lĩnh thị trường thế giới bằng cung cấp hàng giá rẻ đang từng bước phá sản. Hàng trăm triệu lao động bị mất việc làm trong lúc đại dịch bùng phát nhiều nơi cùng với cơn đại hồng thuỷ nhấn chìm 27 tỉnh thành phía Nam trong biển nước và nạn hạn hán nghiêm trọng ở phía Bắc thuộc vùng Nội Mông khiến cho mùa màng thất bát, ngành chăn nuôi bị thiệt hại nghiêm trọng.

Với chưa đầy hai năm từ khi bắt đầu cuộc chiến mậu dịch do Hoa Kỳ phát động, Chủ tịch Tập Cận Bình chỉ loay hoay trong việc yếu ớt chống đỡ với “liên hoàn cước” của Thiên sứ Donald Trump mà không thể tìm ra giải pháp khả dĩ để đưa Trung Quốc tránh những ngón đòn chí mạng hay một sự hoà hoãn nhất thời khiến cho uy tín của vị “Hoàng Đế không ngai” ngày càng sụt giảm nghiêm trọng và mất dần sức mạnh quyền lực để khống chế sự trỗi dậy của các phe phái Chính trị đối lập.

Theo một số nhà phân tích thì tuy hội nghị Bắc Đới Hà mang tính tuyệt mật nhưng mọi diễn biến sau đó đã cho thấy trong hội nghị lần này, ông Tập Cận Bình có thể đã bị các phe phái khống chế cái quyền lực tưởng như vô đối bởi không có sự nhượng bộ nào được thoả thuận khi ông ta đã tỏ ra bất lực trước sự bừng tỉnh của thế giới trong và sau cơn đại dịch khiến cho bộ mặt thật của “bóng ma thời đại” từng bước bị lôi ra ánh sáng. Bằng chứng cụ thể nhất là trong lịch sử của mình, đất nước Trung Hoa chưa bao giờ bị “cô đơn” đến mức cả thế giới đều im lặng trước cơn đại thiên tai vừa rồi mà không có lấy một lời thăm hỏi và một hành động chia sẻ, giúp đỡ của bất kỳ quốc gia nào.

Khủng hoảng kinh tế sẽ song song với khủng hoảng Chính trị, sau đó là khủng hoảng xã hội bởi sự thiếu đói sẽ dẫn đến nạn trộm cướp, giết chóc để mạnh ai người nấy tìm cho mình một con đường sống và sau đó sẽ dẫn đến khủng hoảng nhân đạo trước sự bó tay của thế giới bởi không thể có một lượng lương thực, thực phẩm, thuốc men nào có thể trợ giúp nổi trước sự tiêu thụ của 1,4 tỷ người = 1/5 dân số toàn cầu.

Khi khủng hoảng xã hội xảy ra đồng nghĩa với sự phẫn nộ của người dân càng dâng cao khi những phe phái đối lập dựa vào đó để tranh thủ thâu tóm quyền lực và kích động dân chúng nổi loạn làm cho tình hình xã hội càng thêm rối loạn. Lúc ấy tập quyền Trung ương mất khả năng kiểm soát khiến cho chính quyền các địa phương trở nên bất tuân mệnh lệnh và trỗi dậy thiết lập quyền lực riêng cho mưu đồ cát cứ của mình và biết đâu… lịch sử “Thập bát quốc” sẽ lại một phen tái diễn.

Việc quốc đảo Đài Loan tiến tới trưng cầu dân ý cho việc đổi tên nước chỉ còn là vấn đề thời gian để châm ngòi cho các vùng đất khác của Trung Hoa lục địa tiến tới ly khai là điều có thể và cuộc đọ súng ngoài ý muốn của Trung Quốc với “Đại bàng Hoa Kỳ” có thể xảy ra mặc dù họ vừa tuyên bố rằng “Trung Quốc sẽ không bao giờ nổ súng trước”!

Và đó cũng là mục đích của Tổng thống Donald Trump và lưỡng đảng Hoa Kỳ nhằm xoá bỏ lực cản duy nhất cho việc xoay trục sang châu Á cùng với mục tiêu thiết lập một trật tự mới ở vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

N.P.

Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong riêng của tác giả.

FB Nguyễn Công Vĩ

https://images.motthegioi.vn:8443/media/hoangvu/13_08_2020/bWlrZS1wb21wZW8=.jpg

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo – Ảnh: Reuters

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây thúc giục các nước châu Âu hợp lực để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.

Phát biểu tại Thượng viện Czech trong chuyến thăm 5 ngày đến các nước Trung Âu, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã lên tiếng cảnh báo về mối đe dọa từ Trung Quốc. Ông nhận định rằng sức mạnh kinh tế toàn cầu của Trung Quốc làm cho quốc gia này, về một số phương diện nào đó, trở thành đối thủ khó đương đầu hơn so với Liên Xô thời Chiến tranh lạnh.

Ông Pompeo sau đó kêu gọi các nước toàn châu Âu hợp lực chống lại Trung Quốc vốn đang dùng đòn bẩy sức mạnh kinh tế để gây ảnh hưởng trên toàn thế giới. “Những gì đang xảy ra bây giờ không phải là Chiến tranh lạnh 2.0. Tuy nhiên, việc chống lại các thách thức và mối đe dọa của Trung Quốc theo một cách nào đó còn tồi tệ hơn ở nhiều mặt”, ông nhấn mạnh.

“Trung Quốc đã thâm nhập vào nền kinh tế, nền chính trị và xã hội của chúng ta”, Ngoại trưởng Mike Pompeo nhấn mạnh. Ngoại trưởng Mỹ còn cáo buộc Trung Quốc "dùng sức mạnh kinh tế để ép buộc các nước khác”, đồng thời chỉ trích chính sách của Bắc Kinh tại Hồng Kông, cũng như nhắc đến hành động gián điệp của Huawei.

Quan hệ Mỹ – Trung nhanh chóng leo thang căng thẳng trong năm nay về một loạt các vấn đề, bao gồm cách thức Bắc Kinh đối phó với COVID-19, về tranh chấp thương mại, về nhà sản xuất trang bị viễn thông Huawei, về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông và dự luật an ninh quốc gia áp dụng cho Hồng Kông.

Đáng chú ý, trong cuộc thảo luận trực tuyến ngày 12.8 tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington, ông John Demers, trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ về an ninh quốc gia cũng cho biết các động thái của Trung Quốc gần đây đã khiến các nước Liên minh châu Âu (EU) xích lại gần Mỹ trong việc nhận thức các mối lo ngại về Bắc Kinh.

“Hồng Kông và Duy Ngô Nhĩ là những vấn đề lớn nhất trong các cuộc thảo luận của chúng tôi với phía châu Âu. Tuy Mỹ và châu Âu có nhiều bất đồng về những vấn đề khác nhau, nhưng sau tất cả, chúng tôi vẫn chia sẻ với nhau những giá trị chính trị chung, và điều đó hữu ích khi chúng tôi đang có các cuộc thảo luận như thế này”, ông Demers nói

Theo trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cách Trung Quốc hành xử với các nước châu Âu trong giai đoạn đại dịch COVID-19 bùng phát khiến mối quan hệ giữa Bắc Kinh và EU trở nên căng thẳng. Ông Demers, người dẫn đầu nỗ lực chống gián điệp mang tên "Sáng kiến Trung Quốc" của Bộ Tư pháp Mỹ, cũng đề cập tới toan tính của Bắc Kinh khi đề xuất hỗ trợ các nước châu Âu về vật tư y tế nhưng lại yêu cầu các nước phải công khai cảm ơn Bắc Kinh vì sự hỗ trợ này.

Hoàng Vũ (theo SCMP)

Nguồn: Motthegioi

This entry was posted in Mỹ - Trung. Bookmark the permalink.