Nỗi chán chường Bắc Kinh

Lê Quốc Tuấn, X-Cafe chuyển ngữ

Một thế lực đang lên đang bị ngăn trở bởi hoài nghi.

Trong vài tháng qua, các nhà ngoại giao nước ngoài đã thầm cằn nhằn với tôi về chính sách đối ngoại kiêu căng của một quyền lực thế giới. Có điều là họ cằn nhằn về Trung Quốc chứ không phải Hoa Kỳ. Một quan chức cấp cao từ một quốc gia đang phát triển đã cho biết trong kín đáo để không gây tức giận cho Bắc Kinh “Các quan chức Trung Quốc thường gặp gỡ chúng tôi với một tình cảm tuyệt vời và ấm áp của tình đoàn kết. Bây giờ họ lại xướng cho chúng tôi một danh sách các đòi hỏi”. Giới ngoại giao tại Bắc Kinh thuật lại rằng các quan chức Trung Quốc bây giờ đối xử với họ khác với chỉ một vài năm trước đây. Một nhà ngoại giao đã phàn nàn rằng thậm chí việc gặp gỡ các quan chức cao cấp cũng trở thành khó khăn. “Các nhân vật tôi hay gặp thường xuyên giờ đã từ chối cho tôi một cuộc hẹn”, tuần trước, một nhà ngoại giao nói với tôi ở Bắc Kinh như vậy.

Một số điều này là dễ hiểu. Như người Mỹ từng biết rất rõ: thành công nuôi lớn niềm tự tin. Và Trung Quốc đã rất thành công. Từ mối đồng thuận phổ biến, cả nước đã đi lên hàng đầu sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Gói kích thích tài chính khổng lồ của đất nước này đang xây dựng một thế hệ cơ sở hạ tầng mới, các ngân hàng của họ được ổn định, người tiêu dùng có mức tiết kiệm cao và Chính phủ tiếp tục chồng chất các dự trữ hiện có tổng giá trị gần 25 trillion. Nhưng qua một loạt các cuộc thảo luận với những người bên trong và bên ngoài của Chính phủ Trung Quốc tuần qua, tôi đã va chạm với ít kiêu ngạo hơn là sự hoài nghi, không chắc chắn, và nỗi e ngại dường như đang gây phiền phức cho người Trung Quốc.

Những người được tôi thăm hỏi vẫn tự tin về năng lực kỹ thuật để xử lý nền kinh tế của chế độ. Trong khi Wall Street lại bứt rứt về một Trung Quốc quá bức xúc, hầu hết mọi người dân ở đây dường như chắc chắn rằng Chính phủ sẽ có khả năng điều chỉnh để giữ được sự tăng trưởng ổn định, như họ đã từng thực hiện được trong quá khứ. Lo lắng về một thị trường bất động sản phù phiếm ở Bắc Kinh ư ? Vâng, các ngân hàng đã được lệnh phải ngừng ban phát nợ nhà và thuế bất động sản đang chuẩn bị để được tăng lên. Người dân Bắc Kinh bây giờ không thể mua nhiều hơn một căn hộ cho mỗi gia đình. Một khi sự phù phiếm vốn đang thay thế các quy tắc, trong tất cả các khả năng, sẽ được đảo ngược lại.

Nhưng một loạt các thay đổi sâu sắc hơn cũng được tiến hành. Trung Quốc đã chứng kiến những cuộc biểu tình đáng kể của giới công nhân trong những tuần gần đây, từ cuộc đình công tại một nhà máy Honda đến các giải thích mờ ám của vụ tự sát tại khu phức hợp Foxconn rộng lớn, nơi lắp ráp các iPhone. Một học giả gọi điều này là “sự kết thúc của mô hình nhà máy thế giới”, một mô hình mà Trung Quốc được coi là nhà sản xuất lương rẻ của cả thế giới. “Nền kinh tế của chúng tôi không thể cứ tiếp tục chèn ép các phúc lợi lao động bởi vì giới công nhân không còn sẵn sàng chấp nhận nữa”, ông Chang Kai, Giám đốc Viện Lao động của Đại học Renmin đã tuyên bố.

Điều này khác xa với thái độ của Chính phủ chỉ một vài năm trước đây, khi các quan chức cảnh báo rằng nếu công nhân Trung Quốc cứ đòi hỏi tăng lương, các doanh nghiệp sẽ di chuyển đi Việt Nam và Campuchia. Vào năm 2003, Zhang Zhixiong, Phó Chủ tịch Công đoàn lao động cho Hyundai tại Bắc Kinh, tuyên bố, “việc đình công tại Trung Quốc gây nguy hiểm cho thanh danh của đất nước”, và hứa hẹn sẽ không có đình công. Còn bây giờ Lee Chang-hee, tại Văn phòng Lao động Quốc tế của Bắc Kinh đã dự đoán rằng các công đoàn và sự thương lượng chung chắc chắn sẽ trở thành một phần của cảnh quan Trung Quốc, khiến sẽ đẩy mức lương lên cao.

Tất cả các trích dẫn ở đoạn trên đều trích từ tờ Trung Quốc nhật báo, một tờ báo tiếng Anh do Chính phủ xuất bản. Cách đây năm năm, không hề có điều gì như thế này lại được xuất hiện trong bất kỳ ngôn ngữ nào ở Trung Quốc, và trong những chốn riêng tư, cuộc tranh cãi ấy còn trở nên thẳng thắn. Trong một bữa ăn trưa ở Bắc Kinh, một thương gia Trung Quốc đã nói với tôi, “Trong nhiều phương diện, cuộc khủng hoảng tài chính và sự mất uy tín của mô hình Hoa Kỳ là không tốt cho chúng tôi. Ông thấy đó, chúng tôi thực sự không có một hệ tư tưởng nữa. Chúng tôi không biết phải tin vào những gì. Chúng tôi thường nghĩ – Tự do hóa, cởi mở, phát triển – là một số phiên bản của giấc mơ Hoa Kỳ. Nhưng sau đó quý vị đã có cuộc khủng hoảng của mình. Chúng tôi có thể nói rằng, cuộc khủng hoảng ấy chứng tỏ rằng chúng tôi đang mạnh mẽ. Nhưng bây giờ chúng ta đi về đâu?”

Cảm giác lo lắng đã bị trầm trọng thêm bởi sự chuyển đổi chính trị đang tiến hành ở Trung Quốc, trong đó các lãnh đạo hàng đầu sẽ được thay thế trong hai năm, và lần đầu tiên vị Chủ tích và Thủ tướng mới sẽ không liên hệ cá nhân hoặc được ban phước từ Đặng Tiểu Bình, vị kiến trúc sư của nền [kinh tế-xã hội] hiện đại của Trung Quốc nữa. Điều này sẽ có những hậu quả rộng lớn hơn. Trung Quốc biết rõ mình hiện là một quyền lực lớn và đòi hỏi mình phải được tôn trọng và lắng nghe. Nhưng việc thiếu sự bảo vệ những quyền lợi nhỏ hẹp của mình, chế độ vẫn có vẻ không chắc chắn được mình muốn gì trong bình diện quốc tế. Các mục tiêu rộng hơn của chính ngoại giao là gì? Là một đồng minh hay một đối thủ của Hoa Kỳ? Họ muốn định hình theo loại thế giới như thế nào ?

Trung Quốc đang bước vào một kỷ nguyên mới, nhưng dường như thiếu sự chuẩn bị về tư tưởng và điều hành cho mình. Điều đó có thể giải thích tại sao Bắc Kinh đã do dự và lưỡng tự trong thái độ của mình về sự tăng cường vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn và Iran. Trung Quốc ít kiêu ngạo hơn là sự mâu thuẫn, một điều mà Hoa Kỳ, trong vai trò là một cường quốc cũng đã từng hiểu rất rõ từ lịch sử ban đầu của mình.

Nguồn: http://www.x-cafevn.org/node/619

This entry was posted in Trung Quốc. Bookmark the permalink.