Các “thực thể địa lý” Trung Quốc mới đặt tên

Phan Văn Song

Ngày 19/4/2020 Bộ Tài nguyên Thiên nhiên thuộc Bộ Dân chính Trung Quốc ra thông báo v/v đặt tên “chuẩn” cho các 25 đảo, rạn đá và 55 thể địa lí dưới đáy biển ở Biển Đông (http://gi.mnr.gov.cn/202004/t20200419_2509115.html).

Chắc chắn, Trung Quốc sẽ coi đây là một ‘hành động thực thi chủ quyền’ của họ ở Biển Đông. Tuy nhiên, xét theo luật lệ quốc tế thì hành động này hoàn toàn không có ý nghĩa nếu như dùng làm chứng cứ trước Toà án Quốc tế vì toà sẽ không chấp nhận bất kì hành động nào phát sinh sau ngày nổ ra tranh chấp, thuật ngữ pháp lí là “critical date”. Hơn nữa, ngay cả được gọi là ‘đảo’ và ‘đá’ nhưng hầu hết các thể địa lí này đều nằm dưới mặt biển khi triều cao, do đó theo quy định của UNCLOS không thể đòi quyền sở hữu.

Dù vậy, các nước liên quan quanh Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam (80 vị trí này chủ yếu dính với Việt Nam) phải lên tiếng, dù chỉ là “cực lực phản đối…” hay tương tự, vì nếu không thì sẽ bị coi “làm thinh = đồng ý” (acquiescence), từ bỏ chủ quyền khi kiện tụng sau này.

Phần sau đây xin giới thiệu rõ hơn vị trí của các ‘thể địa lí’ này so với vùng biển của Việt Nam mà có lẽ nhiều người muốn biết.

1. VỊ TRÍ 25 ‘ĐẢO’, ‘ĐÁ’

(phần này chủ yếu lấy từ một tweet của Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch biển châu Á AMTI)

25 tên mới đặt này là cho các “đảo (岛)” và “đá (礁: tiều)”, đúng ra chỉ là các thể địa lí ngầm (LTE), với 12 ở Hoàng Sa và 13 ở Trường Sa.

*Ở Hoàng Sa, trong 12 tên mới đặt thì có 11 tên ở cụm Trăng Khuyết phía Tây mà Trung Quốc cướp từ tay miền Nam Việt Nam hồi tháng 1/1974 và 1 tên ở cụm An Vĩnh phía Đông, cụ thể như sau:

三峙仔 Sanzhizai (Tam Trĩ Tể : Gò Nhỏ 3). Một dải cát nhỏ giữa các đảo Nam và Trung (và là cái thứ 3 trong nhóm nếu bắt đầu đếm ở đảo Bắc) thuộc cụm An Vĩnh.

金银东岛 Jinyin Dongdao (Kim ngân Đông đảo: đảo Kim Ngân Đông), như có thể đoán, là một dải cát nhỏ ở phía đông đảo Money (Quang Ảnh). Ngần ấy năm sau đó mà Trung Quốc tiếp tục bày tỏ lòng tôn kính đối với ngài William Money, thuyền trưởng & dân biểu Anh, người mà hòn đảo thực sự được đặt tên.

尾峙仔岛 Weizhizai Dao (Vĩ Trĩ Tể đảo: đảo Gò Nhỏ Đuôi). Đây là một dải cát thậm chí nhỏ hơn Kim Ngân (Quang Ảnh) và đảo Kim Ngân Đông mới được đặt tên.

老粗峙仔 Laocuzhizai Dao (Lão Thô Trĩ Tể đảo: đảo Gò Nhỏ Thô Cũ), một dải cát phía Đông Bắc đảo Hoàng Sa (Pattle).

筐仔北岛 Kuangzai Beidao (Khuông Tể Bắc đảo: đảo Giỏ Vuông Nhỏ Bắc) là một dải cát nhỏ phía Bắc của đảo đặt tên trước 筐仔 Kuangzai (Khuông Tể: Giỏ Vuông) it nhỏ hơn, đó là cái mà Trung Quốc gọi là tiền đồn của họ ở rìa phía Nam của rạn san hô Hải Sâm (Linh Dương/Antelope).

银屿东岛Yinyu Dongdao (Ngân Tự Đông đảo: đảo Bạc Đông) và 银屿仔西岛 Yinyuzai Xidao (Ngân Tự Tể Tây đảo: đảo Bạc Nhỏ Tây) là một dải cát nhỏ ở phía đông và một dải cát thậm chí nhỏ hơn ở phía tây đảo Bạc. Đó là tên tiếng Trung có từ trước cho tiền đồn của nó trên bãi Xà Cừ (Quan sát/Observation).

广金北一岛Guangjin Beiyidao (Quảng Kim Băc Nhất đảo: đảo Duncan Bắc 1 ) và 广金北二岛Guangjin Bei Mufferdao (Quảng Kim Băc Nhị đảo: đảo Duncan Bắc Duncan 2) là hai bãi cát phía Tây Bắc của đảo Quang Hoà (Duncan) mà có thể chỉ qua lại với một cú nhảy. Và 广金西岛 Guangjin Xidao (Quảng Kim Tây đảo: đảo Duncan Tây), tất nhiên, là một bãi cát ở phía tây Quang Hoà (Duncan).

珊瑚东暗沙 Shanhu Dong ansha (San Hô Đông ám sa: Bãi cát ngầm San Hô Đông) là một rạn san hô ở phía đông của đảo Hoàng Sa (Pattle), có vẻ hơi quá trên mũi. Cái tên sáng tạo hơn 永南暗沙Yongnan Ansha (Vính Nam ám sa: bãi cát ngầm Vĩnh Nam – vĩnh viễn phía Nam) nằm giữa đảo Quang Hoà (Duncan) và rạn san hô Hải Sâm (Antelope).

ParacelNewNames.JPG
11 tên mới ở cụm Trăng Khuyết và 1 tên mới ở cụm An Vĩnh

* Ở Trường  Sa, tất cả 13 tên mới đặt chỉ cho các thể địa lí ngầm tạo thành một vòng khoảng 10.5 hải lí quanh rạn san hô Đá Tây (West Reef) của Việt Nam, bao gồm cả 3 chỗ đóng quân của Việt Nam.

SpratlyNewNamesE.JPG
13 tên mới ở TS chỉ bố trí vòng quanh rạn san hô Đá Tây của VN

东礁: Dongjiao (Đông tiêu: Đá Đông), 西礁东岛: Xijiao Dongdao (Tây tiêu Đông đảo: đảo Đá Tây Đông) và 龙鼻东岛 Longbi Dongdao (Long Tị Đông đảo: đảo Mũi Rồng Đông) nằm ngay trên chỗ đóng quân chính của Việt Nam (đã bồi tạo khoảng 9 ha so với 3-4 nhà giàn trước đây).

SpratlyNewNamesVNocc1.JPG
Khu vực đóng quân lớn nhất của VN đươc đặt với 3 tên

西礁西岛 Xijiao Xidao (Tây Tiêu Tây đảo: đảo Đá Tây Tây) và 龙鼻西岛 Longbi Xidao (Long Tị Tây đảo” đảo Mũi Rồng Tây) chiếm cùng một khoảng biển với một chỗ đóng quân khác của Việt Nam (gồm 4 nhà kiên cố rời) ở phía Tây Nam của rạn san hô Đá Tây.

SpratlyNewNamesVNocc.JPG

Đảo Đá Tây Tây và đảo Mũi Rồng Tây nằm ở chỗ đóng quân phia Tây của VN

龙鼻中礁 Longbi Zhongjiao (Long Tị Trung tiêu: rạn đá Mũi Rồng Giữa) ở chỗ một chỗ đóng quân thứ 3 của Việt Nam. 

SpratlyNewNamesVNocc2.JPG
Mũi Rồng giữa ngay chỗ đông quân của VN

龙鼻东礁 Longbi Dongjiao (Long Tị Đông tiêu: rạn đá Mũi Rồng Đông), 龙鼻南礁 Longbi Nanjiao (Long Tị Đông tiêu: rạn đá Mũi Rồng Nam), và 龙鼻北礁Longbi Beijiao (Long Tị Bắc tiêu: rạn đá Mũi Rồng Bắc). Các Mũi Rồng này nằm ở 2 phía Đông và Tây của Mũi Rồng giữa.

深圈礁 Shenquan Jiao (Thâm Khuyên tiều: đá Vòng Sâu), bên cạnh 深圈西礁 Shenquan Xijiao (Thâm Khuyên Tây tiều: đá Vòng Sâu Tây) và 深圈东礁Shenquan Dongjiao (Thâm Khuyên Đông tiều: đá Vòng Sâu Đông). Chúng có vẻ không thể phân biệt với phần còn lại.

2. VỊ TRÍ 55 “THỰC THỂ ĐịA LÍ” DƯỚI ĐÁY BIỂN (海底地理实体: hải để địa lí thực thể)

Tất cả đều nằm trong EEZ của Việt Nam, trong đó phần lớn nằm trong các lô mà CNOOC từng gọi thầu thăm dò vào năm 2012 mà không có ai dự và lô Vạn An Bắc 21 gần bãi Tư Chính mà họ từng sang nhượng cho công ty Crestone Mĩ vào năm 1992.

LTENewNamesComp.JPG
Các ‘thực thể địa lí dưới đáy biển’ đều nằm trong EEZ VN

Có môt vài vị trí nằm ngay trên ĐLB sát với bờ biển Việt Nam, ví dụ như Kim Trá Hải Khâu, Mộc Trá Hải Khâu, Trung Kiện Nam Hải Đế Cốc Quân (mấy vị trí này gần mỏ Cá Voi Xanh).

LTENewNamesCaVoiXanh.JPG
Mấy vị trí ngay trên ĐLB gần lô Cá Voi Xanh 

Còn các vị trí cực Nam thì trong khu vưc gần bãi Tư Chính (Trịnh Hoà Hải Cốc, Tây Vệ Hải Đế Hạp Cốc).

LTENewNamesTuChinh.JPG
Các vị trí cực Nam gần Tư Chính

55 “thực thể địa lí dưới đáy biển” này nằm tận dưới đáy biển (海底:hải để) đúng như tên gọi chung, hoặc đúng như các tên riêng như hải cốc (hang/hẽm núi dưới đáy biển), hải tích (dãy núi ngầm dưới đáy biển), hải khâu (gò dưới đáy biển), hải sơn, hải đài…, cách mặt biển 400-500m cho tới 2000-3000m trở lên.

Như có lưu ý bên trên, các thể địa lí lúc chìm lúc nổi (LTE) còn không đủ điều kiện để đòi chủ quyền huống chi các “thực thể” dưới đáy biển thì làm sao mà đòi sở hữu (!?). Tuy nhiên, Trung Quốc luôn ngang ngược, coi thường luật quốc tế, cả những thứ mà họ đã đặt bút kí. Ví dụ, cái mà họ gọi là ‘quần đảo’ Trung Sa, thực chất chỉ là bãi ngầm Macclesfiled mà chỗ cạn nhất cách mặt biển hơn 9 m rồi họ ghép với bãi cạn Scarborough chỉ có vài mỏm đá diện tích cỡ manh chiếu nổi trên mặt biển và cách xa đó khoảng 190 hải lí để đòi chủ quyền. Vì vậy cảnh giác với họ không bao giờ thừa.

P.V.S.

Tác giả gửi BVN

This entry was posted in Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa. Bookmark the permalink.