Tuyên bố Biển Đông 4-2020

Xin mời các tổ chức và cá nhân hưởng ứng tuyên bố này ký tên và gửi vào địa chỉ email:

biendongthang42020@gmail.com

Tổ chức: ghi rõ tên tổ chức và người đại diện

Cá nhân: ghi rõ họ tên, chức danh/nghề nghiệp (nếu có), nơi cư trú (tỉnh/thành phố, quốc gia).

Ngày 18/04/2020, báo chí Trung Quốc đưa tin Trung Quốc công bố thành lập hai huyện mới là Tây Sa và Nam Sa thuộc thành phố Tam Sa mà Trung Quốc đã thành lập năm 2012, một lần nữa áp đặt chủ quyền phi pháp với những đảo trong quần đảo Trường Sa và với quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng sức mạnh quân sự đánh chiếm của Việt Nam.

Cái gọi là “Huyện Tây Sa” chính là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, do Trung Quốc đánh chiếm của Việt Nam tháng 1 năm 1974, huyện lị được đặt trên đảo Phú Lâm, do Trung Quốc chiếm của Việt Nam năm 1956; cái gọi là “Huyện Nam Sa” là 7 thực thể đảo đá chìm thuộc quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam, huyện lị được đặt trên đảo Chữ Thập của Việt Nam.

Nhà nước Việt Nam có nhiều bằng chứng lịch sử xác nhận việc quản lí nhà nước của Việt Nam với quần đảo Hoàng sa và Trường Sa. Đặc biệt chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được xác định tại Hội nghị quốc tế San Francisco ngày 7 tháng 9 năm 1951. Tiếp đó Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong các văn bản pháp lý gửi tới cộng đồng quốc tế.

Gần đây nhất là Công hàm số 22/HC- 2020 ngày 30/3/2020 và Công hàm số 25/HC – 2020 ngày 10/4/2020 của Việt Nam gửi Liên Hiệp Quốc với nội dung:

– Tuyên bố trước toàn thế giới về lập trường phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông

– Khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền hợp pháp của Việt Nam tại Biển Đông trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Suốt mấy chực năm qua, nhà cầm quyền Trung Quốc đã không ngừng thực hiện dã tâm chiếm đoạt biển Đông bằng nhiều hành động ngang ngược. Trên những thực thể đã xâm chiếm của Việt Nam trên biển Đông, nhà cầm quyền Trung Quốc đã ngang nhiên xây dựng các đường băng cho máy bay chiến đấu, nhà chứa máy bay, rađa, trận địa tên lửa, trại lính, và các những công trình quân sự giả danh dân sự kiểm soát khống chế tuyến hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông, phục vụ chiến tranh xâm lược, bất chấp sự phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế. Nhà cầm quyền Trung Quốc còn ngang nhiên biến những đảo đá thành đảo có dân Trung Quốc sinh sống ổn định lâu dài, tạo cớ mở rộng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa nhằm chiếm trọn tài nguyên ở Biển Đông của Việt Nam và các nước.

Thời gian cuối năm 2019 qua năm 2020, nhà cầm quyền Trung Quốc càng hành động ngang ngược trên Biển Đông. Diễn biến có thể tóm tắt như sau:

Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2019, tàu HD8 và các tàu hộ tống là tàu cảnh sát biển, tàu cá vũ trang của Trung Quốc liên tục xâm phạm Bãi Tư Chính và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, có lúc chỉ cách bờ biển Hiệp Hòa Bắc, Tuy Hòa 60 km (15/10/2019).

Nhà cầm quyền Trung Quốc tiến hành tập trận và quấy nhiễu việc thăm dò, khai thác dầu khí của các nước trên Biển Đông vào tháng 3 và tháng 4/2020.

Ngày 20/03/2020 Trung Quốc thông báo đã lập hai trạm nghiên cứu trên đảo đá Chữ Thập và Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa.

Ngày 29/03/2020 nhiều hãng tin cho biết Trung Quốc cho máy bay Y-8 tiếp tế hậu cần cho căn cứ Trung Quốc chiếm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ngày 02/04/2020, tàu cá QNg 90617 TS và 8 ngư dân Quảng Ngãi, Việt Nam đang hoạt động bình thường tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc ngăn cản và đâm chìm.

Ngày 14/04/2020, nhà cầm quyền Trung Quốc đưa tàu cảnh sát biển, nhiều tàu vũ trang khác hộ tống tàu thăm dò địa lý HD8 đi vào vùng biển của Việt Nam, và hiện đang ở phía Nam Biển Đông khu vực EEZ của Malaysia gần khu chồng lấn Việt Nam- Malaysia.

Ngày 17/4/2020 Trung Quốc ra công hàm CLM 42/2020 yêu cầu Việt Nam rút hết nhân viên ra khỏi các đảo ở Trường Sa.

Ngày 18/4/2020 Trung Quốc tuyên bố thành lập huyện Tây Sa và Nam Sa trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN.

Ngày 19/4/2020 Trung Quốc công bố cái gọi là “danh xưng tiêu chuẩn” cho 25 đảo, bãi đá cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông, nhiều chỗ nằm sâu trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chỉ cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 60 hải lý hoặc đường cơ sở Việt Nam khoảng 50 hải lý.

Ngày 21/4/2020 Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố bác bỏ điều mà họ gọi là “Việt Nam tuyên bố chủ quyền một cách bất hợp pháp ở biển Hoa Nam [tức Biển Đông]”.

Những diễn biến dồn dập gần đây chứng tỏ nhà cầm quyền Trung Quốc chủ ý lợi dụng tình cảnh thế giới tập trung đối phó với đại dịch Covid-19 vốn xuất phát từ chính nước này để tạo bước tiến mới trong việc xâm chiếm biển Đông.

  • Trung Quốc tuyên bố thành lập hai huyện mới trên các đảo, đá thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam nhằm “hợp pháp hóa” việc ăn cướp, việc xâm lược biển đảo của Việt Nam từ mấy chục năm qua.
  • Với hai đơn vị hành chính (huyện) mới thành lập 4 này, Trung Quốc muốn cắm những cái đinh, những cột mốc vào “lưỡi bò” phi pháp mà Trung Quốc vẽ ra. Nó cũng tạo tiền lệ “việc đã rồi”, và thông qua đó đè bẹp ý chí độc lập, làm nhụt quyết tâm đấu tranh đòi lại lãnh thổ quốc gia của nhân dân Việt Nam và các nước khác trong khu vực.
  • Trung Quốc sẽ tranh thủ thời cơ đẩy mạnh những động thái xâm lược khó lường trên biển Đông.

Từ những nhận định trên, chúng tôi, các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân ký tên dưới đây tuyên bố: Cực lực lên án hành động phi pháp của nhà cầm quyền Trung Quốc trước nhân dân trong nước và nhân dân toàn thế giới và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam:

  1. Tuyên bố trước toàn dân Việt Nam và các tổ chức quốc tế sự vô hiệu về pháp lý trong việc không xác định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của công thư do Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồnggửi cho Thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai vào ngày 14 tháng 9 năm 1958.
  1. Nhanh chóng kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế nhằm:

– Đòi Trung Quốc trả lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam, xóa bỏ “lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc, thực hiện phân định vùng biển quốc gia theo đúng Công ước Quốc tế Luật biển UNCLOS 1982.

– Đòi Trung Quốc bồi thường cho nhân mạng ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc giết hại, bồi thường tài sản của ngư dân và các doanh nghiệp Việt Nam bị thiệt hại do Trung Quốc gây ra trên các vùng biển của Việt Nam trong những năm qua.

  1. Tổ chức Hội nghị các nước có thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) chồng lấn với Việt Nam như Malaysia, Philippines, Brunei, Indonesia để phân định rành mạch vùng biển của các nước hữu quan, có quan sát viên là các nước văn minh không mâu thuẫn lợi ích, không có ý đồ xâm lược Việt Nam như Mỹ, Úc, Nhật, Ấn, đảm bảo sự đoàn kết trong khối ASEAN và Việt Nam, tăng cường hợp tác với nhau vì chung lợi ích, chung nguy cơ bị bành trướng bá quyền xâm lược.
  1. Tôn trọng và đảm bảo cho các tổ chức Xã hội dân sự và người dân Việt Nam được tự do thực hiện quyền yêu nước dưới mọi hình thức, như quyền quảng bá hình ảnh biển đảo của Việt Nam trên mọi vật phẩm, nhất là hình ảnh “cắt lưỡi bò”, No-U để phản đối đường “lưỡi bò” (đường chữ U, đường 9 đoạn) phi pháp của Trung Quốc. Trừng trị những kẻ đe dọa, bắt bớ người dân dùng những vật phẩm có biểu tượng “cắt lưỡi bò” Trung Quốc. Trả tự do cho những người bị bắt bớ, tù đầy vì lên tiếng đấu tranh cho sự toàn vẹn lãnh thổ và biển đảo của Việt Nam.
  1. Đặt và thực thi kế hoạch để Việt Nam từng bước thay đổi thể chế chính trị quốc gia theo hướng dân chủ phổ quát, đảm bảo người dân có đầy đủ quyền tự do dân chủ để xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, đủ thực lực bảo vệ chủ quyền quốc gia trên đất liền và trên biển.

Ngày 21 tháng 4 năm 2020

CÁC TỔ CHỨC

  1. Lập Quyền Dân. Đại diện: Ông Nguyễn Khắc Mai
  2. Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự. Đại diện: TS Nguyễn Quang A
  3. Ban Vận Động Văn đoàn Độc Lập. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc
  4. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Ông Lê Thân, Nhà hoạt động xã hội.
  5. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm
  6. Giáo Xứ Mỹ Khánh, Giáo Phận Vinh. Đại diện: Linh mục Đặng Hữu Nam
  7. Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Nhà báo Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc Tổ chức
  8. Giáo Hội Cộng Đồng Tin Lành Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ: Hội Trưởng Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa – Đồng Chủ Tịch Hội đồng Liên tôn VN
  9. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Linh mục Nguyễn Hữu Giải, 69 Phan Đình Phùng, Huế
  10. Tập Hợp Quốc Dân Việt. Nối kết viên: Linh mục Nguyễn Văn Lý, 69 Phan Đình Phùng, Huế
  11. Tập Hợp Quốc Dân Việt. Đại diện Quốc nội: Hoàng Lê Hy Lai
  12. Phong trào Thăng Tiến Việt Nam. Đại diện Quốc Nội: Nguyễn Trung Kiên, Hà Nội
  13. Hội Bầu Bí Tương Thân. Đại diện: Nguyễn Lê Hùng
  14. Nhóm Hoạt Động Ủng Hộ Quốc Dân Việt, Đại Diện: Đoàn Văn Lập, San Jose, Hoa Kỳ

CÁC CÁ NHÂN

  1. Nguyễn Khắc Mai, Nhà nghiên cứu, Hà Nội
  2. Nguyễn Quang A, TS Tin học, Hà Nội
  3. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An
  4. Lê Thân, Thành viên Câu lạc bộ LHĐ, TP HCM
  5. Phaolô Nguyễn Thái Hợp. Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh
  6. Nguyễn Xuân Diện, TS Hán Nôm, Hà Nội
  7. Trần Bang, Kỹ sư, Thành viên Câu lạc bộ LHĐ, TP HCM
  8. Nguyễn Kim Chi, Nghệ sĩ, Thành viên Câu lạc bộ LHĐ, TP HCM
  9. Andre Mendras Hồ Cương Quyết, Thành viên Câu lạc bộ LHĐ, Paris, CH Pháp
  10. Hoàng Hưng, Nhà thơ, TP HCM
  11. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, Thành viên Câu lạc bộ LHĐ, Hà Nội
  12. Mạc Văn Trang, TS Tâm lý học, Hà Nội
  13. Kha Lương Ngãi, nguyên phó TBT báo SGGP, Thành viên CLB LHĐ, TPHCM
  14. Nguyễn Quang Nhàn, Nhà giáo, Đà Lạt, Lâm Đồng
  15. Võ Văn Thôn, nguyên GĐ Sở Tư pháp TP HCM, Thành viên CLB LHĐ
  16. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó GĐ Sở Tư pháp TP HCM
  17. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, Thành viên CLB LHĐ, TPHCM
  18. Hoàng Dũng, PGS TS Ngữ văn, TPHCM
  19. Nguyễn Đông Yên, GS Toán học, Hà Nội
  20. Trần Minh Thảo, Viết văn, Thành viên CLB Phan Tây Hồ, Bảo lộc, Lâm Đồng
  21. Đào Tiến Thi, Nhà nghiên cứu ngôn ngữ, Hà Nội
  22. Bùi Minh Quốc, Nhà thơ- Nhà báo, Đà Lạt.
  23. Bùi Nghệ, Kỹ sư Xây dựng, nghỉ hưu, Thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn
  24. Nguyễn Khuê, Hưu trí, Sài Gòn
  25. Trần Minh Khôi, Kỹ sư Điện toán, ngụ tại Berlin, CHLB Đức
  26. Lê Phước Sinh, Dạy học, Sài Gòn
  27. Đặng Doan, Kinh doanh ở TP Gia Nghĩa, tỉnh Đak Nông
  28. Nguyễn Ngọc Lanh, Nhà giáo Nhân dân, nguyên GS Đại học Y Hà Nội
  29. Hoàng Mạnh Toàn, Lao động tự do, Hà Nội – Việt Nam
  30. Nguyễn Ngọc Thiện, Học sinh, Bình Dương
  31. Đào Minh Châu, Tư vấn Hành chính công & Chính sách công, Hà Nội
  32. Trần Đức Hiện, Hưu trí, Thống Nhất, Đồng Nai
  33. Huỳnh Nhật Hải, Hưu trí, Đà Lạt
  34. Huỳnh Nhật Tấn, Hưu trí, Đà Lạt
  35. Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập, Đạo diễn truyền hình, Hà Nội
  36. Nguyễn Tuệ-Hải, Hưu trí, Canberra, Australia
  37. Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý, Paris, Pháp
  38. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
  39. Nguyễn Mai Oanh, ThS Kinh tế phát triển, Sài Gòn
  40. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hóa học, Sài Gòn
  41. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
  42. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
  43. Trần Đức Quế, Chuyên viên hưu trí, Hà Nội
  44. Anthony Đặng Hữu Nam, Linh mục, Giáo Phận Vinh, Việt Nam
  45. Nguyễn Thị Thanh Bình, Nhà văn, Hoa Kỳ
  46. Vũ Linh Huy, Bác sĩ Y khoa, Sarasota Florida Hoa Kỳ
  47. Julia Thuy Nguyen, Nhân viên sở di trú, sống tại Cali, Mỹ
  48. Phan Trọng Khang, Thương binh 2/4, Tây Hồ Hà Nội
  49. Mã Lam, Nhà thơ, Sài Gòn
  50. Nguyễn Việt Hà, Kỹ sư, Sài Gòn
  51. Vũ Quốc Ngữ, Nhà báo
  52. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, Nhà văn, Virginia, USA
  53. Nguyễn thị Khánh Trâm, Nghiên cứu viên, Hưu trí, TP HCM
  54. Nguyễn Khắc Bình, Kỹ sư – Chủ doanh nghiệp, TP HCM
  55. Trần Thanh Tuấn, Giảng viên ĐH Khoa học Tự nhiên, HN
  56. Tương Lai, GS, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học
  57. Nguyễn Đình Đầu, Nhà Nghiên cứu, Sài Gòn
  58. GBt Huỳnh Công Minh, Linh mục Tổng giáo phận Sài Gòn
  59. Nguyễn Quốc Thái, Nhà báo, Sài Gòn
  60. Nguyễn Trung Dân, Nhà báo, Sài Gòn
  61. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang
  62. Uông Đình Đức, Kỹ sư cơ khí, Nghỉ hưu, TP HCM
  63. Nguyễn Anh Quân, Công nhân, Hòa Bình, Việt Nam
  64. Nguyễn Quang Đạo, Cựu chiến binh, Hà nội-Melbourne, Australia
  65. Nguyễn Công Thanh, Lao động tự do, TP HCM
  66. Phan Quốc Tuyên, Kỹ sư tin học, Thụy Sĩ
  67. Nguyễn Hữu Quý, Cán bộ hưu trí, tỉnh Đắk Lắk
  68. Trịnh Nguyên Vũ, Kỹ sư máy tàu, Sài Gòn
  69. Đoàn công Nghị, Nha Trang
  70. Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, Thành viên CLB LHĐ
  71. Phạm Văn Hiền, Chuyên viên phòng Tư liệu trường Chính trị Tô Hiệu, Hải Phòng
  72. Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, Nhà giáo, Sài Gòn
  73. Tô Nhuận Vỹ, Nhà văn, Huế
  74. Nguyễn Đức Toản, Kỹ sư Xây dựng, TP HCM
  75. Trần Kim Thập, Giáo chức, Perth, Australia
  76. Vũ Thư Hiên, Nhà văn, Paris Pháp
  77. Nguyễn Tuấn Anh, Cựu sỹ quan chống Trung Quốc tại Vị Xuyên, Minh Phương-Việt Trì-Phú Thọ
  78. Nguyễn Hải Sơn, Công nhân, CHLB Đức
  79. Phạm Gia Thắng, Người Việt tỵ nạn tại Tokyo
  80. Mai Thanh Sơn PhD, Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ
  81. Trần Huy Quang, Nhà văn, Hà Nội
  82. Nguyễn Xuân Thọ, Kỹ sư Truyền thông, 50858 Cologne, Germany
  83. Phạm Nguyên Trường, Dịch giả, Vũng Tàu
  84. Nguyễn Đức Quỳ, cựu Giáo chức, Hà Nội
  85. Dương Trọng Chiến, Lao động tự do
  86. Trần Văn Luyến, Kỹ sư Công trình Thủy, TP Hồ Chí Minh
  87. Nguyễn Hoài Sơn, Kỹ thuật điện tử, Quận 2, Sài Gòn
  88. Phạm Văn Đỉnh TS Khoa học, Toulouse, Pháp
  89. Nguyễn Văn Nghệ, Làm ruộng, Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
  90. Nguyễn văn Tiến, Hưu trí, TP HCM
  91. Dương Sanh, Cựu giáo chức, Khánh Hòa
  92. Đỗ Thành Nhân, Tư vấn đầu tư độc lập, Quảng Ngãi
  93. Nguyễn Đăng Hưng, giáo sư danh dự ĐH Liege, Bỉ, sống ở Sài Gòn
  94. Phùng Ngọc Huệ, Hưu Trí, Pháp Quốc
  95. Nguyễn Quý Thắng, Bác sĩ, Hà Nội
  96. Trần Thế Việt nguyên Bí thư Thành ủy TP Đà Lạt, Lâm Đồng
  97. Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, Đại biểu Quốc Hội Khóa VI, Ủy viên Mặt trận Tổ quốc Tp Hồ Chí Minh, nguyên Tổng Biên tập Báo Thanh Niên
  98. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức yêu nước Tp Hồ Chí Minh
  99. Lê Công Giàu, TTKý Tổng Hội SV Saigon 1966, Phó Bí Thơ thường trực Đoàn TNCS TP HCM 1975, Phó TGĐ Sai gòn Tourist, GĐ Savimex, ITPC
  100. Phạm Tâm Hiếu, Nhà báo về hưu, Giảng Võ-Hà Nội
  101. Phạm Xuân Nguyên, cựu Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội
  102. Thu Kieu giáo viên hưu trí, Hà Nội
  103. Dương Xuân Hòa Bình, Hà Nội
  104. Phạm Ngọc Luật, Viết báo, viết văn, nguyên PGĐ NXB Văn hoá Thông tin
  105. Nguyễn Văn Thọ, Nhân viên kinh doanh, Huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng
  106. Hà Sĩ Phu, TS Sinh học, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt
  107. Lê Quang Huy, cựu Giáo chức, Sài Gòn
  108. Nguyễn Đình Cống, GS hưu trí, Hà Nội
  109. Vũ Ngọc Tiến, Nhà văn, Hà Nội
  110. Mai Thái Lĩnh, Nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt
  111. Bùi Oanh, Hưu trí, Sài Gòn
  112. Ngô Thị Kim Cúc, Nhà văn- Nhà bào, Sài Gòn
  113. Trương Lê Khanh, Mua bán, TP HCM
  114. Hoàng Xuân Cảnh, Đông Hà, Đông Hưng, Thái Bình
  115. Trần Hải, Kỹ sư Xây dựng, TP HCM
  116. Bùi Hiền, hưu trí, Canada
  117. Phùng Thế Anh, Nghỉ hưu, Sài Gòn
  118. Nguyễn Lương Thịnh, Hưu trí, Sài Gòn
  119. Lê Thăng Long, Chuyên gia Chiến lược, Quận 1, Sài Gòn
  120. Nguyễn Ngọc Đức, Kỹ sư, ở Paris, Pháp
  121. Phạm Văn Nam, Cựu chiến binh, Hà Nội
  122. Trần Kim Thanh, Hưu trí, Hà Nội
  123. Nguyễn Minh Tấn, Kiến trúc sư, Q3, Sài Gòn
  124. Trần Hữu Quang, PGS-TS xã hội học, Sài Gòn
  125. Nguyễn Hoàng Hoa, Mục sư – Đồng Chủ Tịch HĐLT VN
  126. Đỗ Hữu Hải, Hưu trí, Hà Nội
  127. Phạm Hồng Thắm, Nhà báo nghỉ hưu, Gia Lâm-Hà Nội
  128. Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà văn tự do, Đà Lạt
  129. Đào Đình Bình, Kỹ sư hưu trí, Hà Nội Việt Nam
  130. Ý Nhi, Nhà văn, TPHCM
  131. Trần Bá Khánh, KSXD, Long An
  132. Lê Nguyễn, KSXD, Huế
  133. Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn
  134. Hoàng Ngọc Bích, Hưu trí, CHLB Đức
  135. Thuỳ Linh, Nhà văn, Hà Nội
  136. Nguyễn Thị Mười, Hưu trí, Sài Gòn
  137. Hoàng Quân, Nhân viên Nhà hàng tại Texas, Hoa Kỳ
  138. Trần Vũ Anh Bình, Nhạc sỹ, cựu TNLT, Sài Gòn, Việt Nam
  139. Nguyễn Văn Lịch, Hưu trí, Đống đa, Hà Nội
  140. Nguyễn hữu Tuyến, Kỹ sư, Hưu trí, Q10 Sài Gòn
  141. Bữu Nam, PGS-TS Ngữ văn, TP HUẾ
  142. Nguyễn Trọng Bách, Kỹ sư, Nam Định
  143. Nguyễn Huy Tám, Cử nhân, Hưu trí, Sài Gòn
  144. Phạm Van Nam, CCB, Hà Nội
  145. Trần Kim Thanh, Hưu trí, Hà Nội
  146. Phạm Tiền Phong, Hưu trí, TP Hồ Chí Minh
  147. Nguyễn Văn Đức, Lao động tự do, Sài Gòn
  148. Võ Ngọc Ánh, Tacoma, Bang Washington, Mỹ
  149. Nguyễn Hữu Đổng, PGS TS, Giáo viên nghỉ hưu, Hà Nội
  150. Đaminh Lê Thanh Trưởng, Linh mục Gp. Xuân Lộc
  151. Nguyễn văn Hinh, Hưu trí, Tp Đà nẵng.
  152. Nguyễn Trọng Chức, Nhà báo độc lập, Q. Bình Thạnh TPHCM
  153. Lê Minh Hà, Nhà văn, Việt Nam
  154. Nguyễn bá Dũng, Hưu trí, Hà Nội.
  155. Bắc Phong, Hưu trí, Canada
  156. Hùng Phạm, Hưu trí, Canada
  157. Nguyễn Thanh Bình, Họa sĩ, Sài Gòn
  158. Phạm Thành, Nhà văn, Hà Nội
  159. Trần Lương, Nghệ sĩ thị giác, Hà Nội
  160. Lê Thị Minh Hà, Berlin, CHLB Đức
  161. Bùi Trúc Linh, Nhà báo tự do, Quận 9, Sài Gòn
  162. Nguyễn Hàn Chung, Nhà thơ, Houston TX Hoa Kỳ
  163. Giáng Vân, Nhà thơ, Hà Nội.
  164. Nguyễn V Thông, Giáo chức, Virginia, USA
  165. Hoàng T K Sinh, Nội trợ, Virginia, USA
  166. Phạm Kỳ Đăng, Làm thơ viết báo và dịch thuật, CHLB Đức
  167. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư, Sài Gòn
  168. Trương Hữu Ngữ, Luật sư, TP Hồ Chí Minh
  169. Nguyễn Tiến Dân, Nhà giáo, Hà Nội
  170. Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, Nhà văn, nguyên GS Kinh tế ĐH Laval, Canada
  171. Hồ Bích Đào, Hưu trí, Tp HCM
  172. Đặng Xuân Thanh, Kỹ sư cơ khí, Hà Nội
  173. Lê Minh Hiền, Stanton CA 90680
  174. Nguyễn Cường, Tư vấn Bất động sản, Praha, CH Séc.
  175. Phạm Duy Lương, Doanh nhân tự do, Cộng hòa Séc
  176. Chân Phương, Nhà thơ, Boston
  177. Phan Lâm khanh, Hành nghề tự do, Paris nước Pháp.
  178. Bo Nguyen, Kỹ sư, Canada.
  179. Đinh Tiến Bản, Kỹ sư, cư trú tại Mỹ
  180. Phạm Văn Lễ, Kỹ sư Cầu đường, Sài Gòn
  181. Nguyễn Lệ Uyên, Nhà văn, Thủ Đức, Sài gòn
  182. Ngô Thị Thứ, Giáo viên nghỉ hưu, Sài Gòn
  183. Phan Tú Quỳnh, Nhà giáo về hưu, California, Hoa Kỳ
  184. Vũ Trọng Khải, PGS, TS, Chuyên gia độc lập về chính sách nông nghiệp, Tp HCM
  185. Nguyễn Quý Phương, Hưu trí, Hà Nội
  186. Nguyễn Đức Tùng, Nhà thơ, Canada
  187. Hoàng Ngọc Lĩnh, Delta BC. Canada
  188. Trần Trung Sơn, Tiến sỹ, Nhà giáo nghỉ hưu, Nha Trang, Khánh Hoà
  189. Nguyễn xuân Lâm, Nghề tự do, Kent, Uk
  190. Nguyễn Xuân Nghĩa, cựu Tù nhân lương tâm, Nhà văn tự do, Hải Phòng
  191. Võ Thị Hảo, Nhà văn, Berlin, CHLB Đức
  192. Nguyễn Thanh Tịnh, Linh mục, Giáo phận Hà Tĩnh
  193. Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Doanh nhân, Hà Nội
  194. Đỗ Trung Quân, Nhà thơ, Phú Nhuận, Saigon
  195. Nguyễn Quốc Dũng, Giảng viên, Sài Gòn
  196. Trần Tử Vân Anh, Giảng viên, Sài Gòn
  197. Vin Anh, CCB, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
  198. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ Tịch Hội Người Việt Nam Tại Nhật Bản
  199. Nguyễn Phú Yên, Hưu trí, Sài Gòn
  200. Đinh văn Lương, KSXD, Hưu trí, Hà nội
  201. Nguyễn Vũ Nhân, KS, Sài gòn
  202. Nguyễn Quang Tuyến, Nghệ thuật thị giác, San Francisco- USA.
  203. Nguyễn Đức Long, quận Ba Đình, Hà Nội
  204. Đặng Chương Ngạn, Viết văn, Sài Gòn
  205. Trần Đức Nguyên, Chuyên gia cao cấp hưu trí, Hà Nội
  206. Hoàng Minh Tường, Nhà văn, Hà Nội
  207. Đỗ Như Ly, Kỹ sư, Hưu trí, Hội viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), Sài Gòn
  208. Phạm Thị Toán, Kinh doanh, Hà Nội
  209. Hoàng Quốc Hải, Nhà văn, Hà Nội
  210. Nguyễn Thị Hồng, Nhà thơ, Hà Nội
  211. Vũ Hồng Ánh, Nghệ sĩ Cello, Sài Gòn
  212. Mai Thanh Phong, Công nhân, Cà Mau, Việt Nam
  213. Nguyễn Văn Dũng, Hưu trí, Tp HCM
  214. Trần Thanh Cảnh, Nhà văn, Bắc Ninh
  215. Chu Sơn, Nhà thơ, TP Hồ Chí Minh
  216. Nguyễn Thị Kim Thoa, Bác sỹ, Tp Hồ Chí Minh
  217. Nguyễn Hữu Thái, Kiến trúc sư, Đan Phượng, Hà Nội-Việt Nam
  218. Từ Ngàn Phố, Nhà thơ, Hà Nội
  219. Trần Hữu Khánh, Hưu trí, TPHCM
  220. Tran Viet Anh, quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
  221. Chu anh Tuấn, Vũng Tàu
  222. Hoài Long, Kỹ sư, Hải Phòng
  223. Phạm Xuân Thu, Luật gia, Doanh nhân, Berlin, CHLB Đức
  224. Nguyễn Hoàng Hiệp, Du học sinh Đài Loan
  225. Trương Bá Thụy, Dược sỹ, Sài Gòn
  226. Nguyễn Hữu Giải, Linh mục, Huế
  227. Nguyễn Văn Lý, Linh mục, Huế
  228. Hoàng Lê Hy Lai, Sài Gòn
  229. Nguyễn Trung Kiên, Hà Nội
  230. Bùi Mạnh Tiến, Lao động tự do, Thành phố Chí Linh, Hải Dương
  231. Phạm Hồng Hà, Hưu trí tại Nghệ An
  232. Vũ Ngọc Lân, Kỹ sư Luyện kim, Hà nội
  233. Đoàn Thị Thu Hương, Nội trợ, TP HCM
  234. Nguyễn Hữu Viện, Kỹ sư về hưu, Paris
  235. Nguyễn Thị Thanh Xuân, Nhà giáo nghỉ hưu, Sài Gòn
  236. Lưu Mạnh Hiệp, Kỹ sư, Quận 2, TP HCM
  237. Nguyễn Lê Hùng, Hà Nội
  238. Phan Thị Thu Thuỷ, Q 12, TP HCM
  239. Văn Gía, Nhà văn, Hội viên Hội Nhà văn VN, Hà Nội
  240. Lê Diệu Ánh, Hưu trí, Tp HCM
  241. Mai Lĩnh, Nhà báo nghỉ hưu, Q 9, Tp HCM
  242. Lê Thắng, Làm việc tự do, Praha- CH Czech
  243. Nguyễn Hồng Liêu (nữ), Hưu trí, nguyen Giám đốc sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận; nguyên Trưởng ban Văn hoá – Xã hội HĐND tỉnh Ninh Thuận; cư trú tại TP. HCM
  244. Nguyễn Ngọc Thành, Mộc gia dụng, Biên Hoà, Đồng Nai
  245. Văn Thức Hà, Hưu trí, Ba Đình, Hà Nội
  246. Nguyễn Thị Minh Khuê, Nguyên Phát thanh viên Đài TNVN, Q. Tân Bình TP HCM
  247. Lê Ngọc Chính, Kỹ sư Hoá, Q. TB Tp.HCM
  248. Nguyễn Lân, Kinh doanh, Nha Trang- Khánh Hoà.
  249. Thu Phong, Nhà văn, Sài Gòn
  250. Nguyễn Đức Thủy, CCB f. 316 Vị Xuyên Hà Giang, Điện Biên
  251. Lê Vĩnh Trương, Vận tải, Cần Giuộc
  252. Huỳnh Sơn Phước, Nhà báo, nguyên phó TBT báo TUỔI TRẺ
  253. Sơn Minh Hoàng, Hưu trí, Bảo Lộc – Lâm Đồng
  254. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Công dân Việt Nam, Sài Gòn
  255. Lại Nguyên Ân, Nghiên cứu văn học, Hà Nội
  256. Phan Nguyên, Hoạ sĩ, Paris, Pháp quốc
  257. Nguyễn Hồng Hưng, Họa sĩ, Sài Gòn
  258. Lê Vinh Quốc, Tiến sĩ Giáo dục, nguyên Phó Hiệu trưởng trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
  259. Đặng Ái Dân, Nhà báo độc lập, TP Long Xuyên – An Giang
  260. Trần Thanh Cảnh, Nhà văn, Hà Nội
  261. Phùng Hoài Ngọc, Thạc sỹ, cựu GV đại học, tỉnh An Giang
  262. Nguyễn Thị Hải Yến, TS, CHLB Đức
  263. Nguyễn Mạnh Sơn, Cựu TNLT, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng
  264. Hà Quang Vinh, Hưu trí, Quận 11 -TP HCM
  265. Phạm văn Định, Nông dân, Vụ Bản, Nam Định
  266. Dương Hải Đăng, Kỹ sư Điện, Phú Quốc, Kiên Giang
  267. Tô Oanh, Giáo viên THPT đã nghỉ hưu, TP Bắc Giang
  268. Kim Thai Quynh, Lyon – France
  269. Hoàng Ngọc Tuyên, Lao động tự do, Thái Nguyên
  270. Thái Văn Dung, TNLT, Nghề Tự do, Nghệ An
  271. Phan Bá Phi, Thạc sĩ IT, Chuyên viên cấp cao hưu trí, Seattle, USA
  272. Nguyễn văn Trường, Hải quân VNCH, Sài Gòn
  273. Trang Châu, Nhà văn, Canada
  274. Phạm Ngọc Cường, Công dân, Neuburg/Donau CHLB Đức
  275. Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nội trợ, Texas Hoa Kỳ
  276. Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư, Pháp
  277. Nguyễn Thanh Hằng, Dược sĩ, Pháp
  278. Nguyễn Hiên, Field Technical Support Consultant, Corona City, California, USA
  279. Nguyễn Phục Hưng, Kỹ sư điện, Sài Gòn
  280. Tuấn Khanh, Nhạc sĩ Công dân Việt Nam, Sài Gòn
  281. Phùng Trung Hiếu, Praha, CH Sec
  282. Huỳnh Thu Vân, Nhạc sỹ, Quận 3-Sài Gòn
  283. Quảng Tánh Trần Cầm, Nhà thơ, Hoa Kỳ
  284. Nguyễn Mộng Tuấn, Công nhân, Bỉm Sơn-Thanh Hoá.
  285. Trần Văn Lưu, Công chức hưu trí, San Diego, California, U.S.A.
  286. Đức Phạm, Civil Engineer, Texas, USA
  287. Đỗ Toàn Quyền, Hưu trí, TP HCM
  288. Đức Phạm, Civil Engineer, Texas, USA
  289. Nguyễn Trọng Hoàng, Bác sĩ, Paris – Pháp
  290. Lê Hồng Lĩnh, Thợ sửa xe đạp Phường Long Bình – Biên Hòa – Đồng Nai.
  291. Đàm Ngọc Tuyên, Viết báo tự do, Quảng Ngãi
  292. Võ Ngọc Hưng, TP Đà Nẵng
  293. Thiếu Khanh, nhà thơ, dịch giả, Sài Gòn
  294. Chu Anh Tuấn, Vũng tàu
  295. Phạm Đức Nguyên, PGS (đã nghỉ hưu), Hà Nội
  296. Châu Lưu, Kế toán, Sài Gòn
  297. Hoàng Ngọc Tuyên, La Bằng, Đại Từ, Thái Nguyên, Việt Nam
  298. Nguyễn Hoàng Huy, Họa sĩ Sài gòn
  299. Nguyễn Phương Hoa, Họa sĩ Sài gòn
  300. Lã Minh Luận, Nhà báo độc lập, Hà Nội
  301. Đặng Đăng Phước, Giáo viên, Đăk Lăk
  302. Lê Tất Hải, Giáo chức hưu trí, Q Tân Bình, Sàigon
  303. Lê Đức Thọ, Công dân Quận 9, Tp HCM
  304. Lê Phương, Giáo viên, Hưu trí, tx Phú thọ, tỉnh Phú thọ
  305. Trần Minh Quốc, Nhà giáo nghỉ hưu, Sài Gòn.
  306. Hà Dương Tường, Nhà giáo về hưu, Pháp.
  307. Nguyễn Đình Vinh, Chuyên viên Kinh tế. Hà Nội
  308. Nguyễn Đức Dũng, Kỹ sư Địa chất, Nha Trang, Việt Nam
  309. Đinh Xuân Kỷ, Hà Nội
  310. Lê Văn Sinh, Kỹ sư Xây dựng, Nha Trang, Khánh Hòa
  311. Hồ Quang Huy, KS Đường sắt, TP Nha Trang
  312. Đỗ Duy, Nhân Viên Kỹ Thuật, Bà Rịa-Vũng Tàu
  313. Đoàn Văn Lập, San Jose, Hoa Kỳ
  314. Nguyễn Hoàng, Nghỉ hưu, Melbourne – Australia
  315. Phạm Văn Cường, Kỹ sư Xây dựng, Yangon-Myanmar
  316. Trần Thị Băng Thanh, PGS, Hà nội
  317. Nguyễn Minh, Hưu trí, Sài Gòn
  318. Đoàn Uy Nghiêm, TP HCM
  319. Lê Trung Tĩnh, Kỹ sư, Anh Quốc
  320. Lương Hồng Anh, Hưu trí, Budapest- Hungary
  321. Trần Khải Định, Lao động Tự do, TP HCM
  322. Trương Văn Xuân, Nhân viên, Nha Trang
  323. Ngô Lê Trung, Xây dựng,‎ Nhà Bè, TP HCM
  324. Trần Thị Bích Tiên, Nội trợ, Hà Nội
  325. Trần Mạnh Cường, Lao động tự do, Hưng Yên
This entry was posted in Biển Đông, Hoàng Sa, kiến nghị, Trung Quốc cướp đảo, Trường Sa, Tuyên bố. Bookmark the permalink.