Nghị định 107 về xuất khẩu gạo: Công cụ bần cùng hóa nông dân

Hoàng Kim

Vấn đề xuất khẩu gạo ở Việt Nam đã ồn ào trong nhiều tuần qua. Sau vô vàn những tranh cãi có hay không nên đóng cửa thị trường gạo XK, Thủ tướng CP Nguyễn Xuân Phúc đưa ra giải pháp “đi hai hàng” – cho phép tạm xuất khẩu 400 ngàn tấn gạo trong tháng 4/2020. 

Tuy vậy, những bức bối trong ngành lúa gạo VN dường như vẫn còn đó bởi chưa được nhìn nhận đúng để giải quyết tận gốc rễ vấn đề, đặc biệt là việc hài hoà quyền lợi giữa những chủ thể tham gia trong chuỗi SX kinh doanh mặt hàng này trong đó đau đớn nhất là những người nông dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho Trời” trên những cánh đồng lúa.

Bài viết ngắn này của tác giả Hoàng Kim từ Đồng Tháp, một trong những tỉnh có số lượng nông dân trồng lúa lớn nhất nước, như một tiếng kêu bi thương, tuyệt vọng khi nhìn thấy chỉ các cơ quan công quyền và doanh nghiệp XK bắt tay với nhau kiếm ăn trên lưng họ.

Bauxite Việt Nam 

Nông dân ngày càng bần cùng, nghèo mạt vì trồng lúa, trong khi những nhà xuất khẩu gạo ngày càng “béo ú”. Bất công này được tạo ra từ Nghị định 107 về xuất khẩu gạo (*).

Qui trình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam lâu nay vẫn là: Nông dân làm (trồng) lúa, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) – đại diện cho phần lớn “cá mập” trong ngành lúa gạo VN, và không có đại diện của bất kỳ tổ chức sản xuất lúa nào của nông dân.

VFA họ chỉ mua lúa xay ra gạo bán xuất khẩu cho nước ngoài lấy lời.

Như vậy giá bán gạo xuất khẩu quyết định giá lúa, hay nói cách khác giá lúa tỷ lệ thuận với giá bán gạo: Bán gạo xuất khẩu giá cao thì giá lúa cao và ngược lại bán gạo xuất khẩu giá thấp thì giá lúa thấp.

Từ xưa tới nay, nông dân trồng lúa VN luôn bị gạt sang bên lề cuộc chơi xuất khẩu lúa gạo, không có chút tiếng nói nào, thậm chí với các cơ quan quản lý chuỗi sản xuất, kinh doanh lúa gạo nắm quyền kiểm soát giá bán gạo xuất khẩu.

Nghị định 107 giao cho Bộ Tài chính định hướng giá lúa của nông dân hướng vào giá thành, là tách giá lúa của nông dân ra khỏi giá gạo xuất khẩu, là tước đoạt quyền giám sát của nông dân đối với việc bán gạo xuất khẩu.

Tước đoạt quyền giám sát của nông dân vào giá và cách bán gạo xuất khẩu, Bộ Công thương và VFA toàn quyền bán gạo xuất khẩu với giá nào tùy ý, cách nào cũng được, nông dân không có quyền tham gia ý kiến.

Tước đoạt quyền giám sát của nông dân vào giá bán gạo xuất khẩu Bộ Công thương và  VFA thường xuyên bán gạo xuất khẩu với giá thấp nhất thế giới, bằng chứng là Philippines đánh thuế gạo xuất khẩu đến 35% Bộ Công thương và VFA không hề lên tiếng, không hề thông báo cho Chính phủ và nông dân để tìm cách thương lượng.

Tước đoạt quyền giám sát của nông dân vào giá bán gạo xuất khẩu Bộ Công thương và VFA tha hồ đớp “lại giá” từ việc bán rẻ gạo xuất khẩu ra thế giới. Chỉ cần được lại giá 1 Đô la Mỹ/tấn, với khoảng 6 triệu tấn gạo xuất khẩu hàng năm số tiền “lại giá” có thể lên đến 6 triệu Đô la Mỹ, 6 triệu Đô la Mỹ này chia cho bao nhiêu người?

Tách giá lúa nông dân ra khỏi giá bán gạo xuất khẩu, bỏ giá sàn để bán rẻ gạo xuất khẩu là chính sách bần cùng hóa nông dân trồng lúa, trong đó chủ yếu là lúa gạo của nông dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

Tách giá lúa nông dân ra khỏi giá bán gạo xuất khẩu, bỏ giá sàn để bán rẻ gạo xuất khẩu là phạm tội ác chống lại nông dân.

Tòa án không xử tội, nhưng tòa án lương tâm đang mở:

Người nông dân trồng lúa vùng ĐBSCL phải thốt lên những câu ca dao cải biên này:

“Con ơi nhớ lấy điều này

Cướp đêm là Bộ (công thương) cướp ngày là VFA”

H.K.

Tác giả gửi BVN

Chú thích: (*) Nghị định 107/2018/NĐ-CP: do Chính phủ ban hành ngày 15/8/2018, qui định về việc kinh doanh xuất khẩu gạo.

This entry was posted in Dìm giá, Nhóm lợi ích, Nông dân, Nông dân VN và sự bần cùng hóa, Xuất khẩu gạo. Bookmark the permalink.