Bắc Kinh hôm thứ Tư (12 tháng 03) đã cáo buộc Washington có hành động “khiêu khích” khi Mỹ đưa tàu chiến vào vùng tranh chấp ở Biển Đông.
Tàu khu trục tên lửa USS McCampbell đã đi gần quần đảo Hoàng Sa vào thứ Ba mà không được phép, Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố.
“中国当局人为制造的东西在人类历史上是无与伦比的。 中国自古至今,永远造谣诽谤。 中国不仅为越南制造诽谤,而且为所有相关国家制造诽谤”
越南数学博士阮玉朱
“Sự bịa đặt vu khống của nhà cầm quyền Trung Quốc là vô đối trong lịch sử nhân loại. Trung Quốc bịa đặt vu khống từ ngàn xưa, hôm nay, và còn mãi về sau. Trung Quốc bịa đặt vu khống không chỉ đối với Việt Nam, mà đối với tất cả các quốc gia có quan hệ“.
TS Toán học Việt Nam Nguyễn Ngọc Chu
Quần đảo Hoàng Sa là một chuỗi các đảo và rạn san hô tranh chấp ở Biển Đông, do Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
“Dưới vỏ bọc ‘tự do hàng hải’, Mỹ đã nhiều lần diễu võ giương oai, khiêu khích và khuấy động rắc rối ở Biển Đông,” phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam Bộ thuộc quân đội Trung Quốc (PLA), đại tá Li Huamin nói.
“Đây là một hành động bá quyền, vi phạm luật pháp quốc tế và đe dọa hòa bình và ổn định của Biển Đông.”
Hải quân Trung Quốc đã theo dõi và xác định con tàu trước khi cảnh báo nó rời đi, tuyên bố cho biết.
Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ tái xác nhận quyền tự do di chuyển hàng hải.
Người phát ngôn hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, ông Reann Mommsen cho biết: “Các tuyên bố hàng hải bất hợp pháp và càn quét ở Biển Đông là mối đe dọa chưa từng có đối với tự do trên biển”.
“Bằng cách tiến hành hoạt động (tự do hàng hải) này, Mỹ đã chứng minh rằng các vùng biển này vượt ra ngoài những gì Trung Quốc có thể tuyên bố hợp pháp là lãnh hải của mình và việc Bắc Kinh tuyên bố đường cơ sở quanh quần đảo Hoàng Sa là hoàn toàn không phù hợp với luật pháp quốc tế.”
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã tăng cường các yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông bằng cách xây dựng nhiều đảo nhân tạo và tăng cường hiện diện quân sự, khiến khu vực này trở thành điểm nóng, căng thẳng địa chính trị.
Biển Đông là nơi có trữ lượng dầu khí tự nhiên lớn và một số tuyến đường thủy vận chuyển hàng hóa bận rộn nhất trên thế giới, khu vực này chịu nhiều yêu sách lãnh thổ từ các quốc gia bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines và Brunei.
Collin Koh, một nhà nghiên cứu an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore nói rằng rất hiếm khi Trung Quốc công khai quyền tự do tập trận hàng hải.
“Điều này phản ánh chính sách hiện tại của Bắc Kinh nhấn mạnh rằng quân đội nước này vẫn luôn sẵn sàng đối phó với sự xâm phạm từ bên ngoài ngay cả khi Trung Quốc đang vật lộn với virus Vũ Hán”, ông Koh nói.
N.B.
VNTB gửi BVN