Thư giãn Chủ nhật: Ôn dịch – Chuyên cơ bà già

Chu Mộng Long

 

(Tiểu thuyết dài kỳ của Chu Mộng Long. Vui để chống dịch. Riêng hư cấu này các bạn không được tưởng tượng bậy bạ!)

Chuyên cơ mang số hiệu 34 nhập từ Mỹ. Dân Đông Lào gọi là máy bay bà già.

Trên chuyên cơ chỉ có một chàng phi công trẻ. Máy bay được cài bộ cảm ứng và gắn máy phát để chàng phi công khi bay lên trời có đối tác tâm sự mà không thấy cô đơn. Đúng ra chỉ vì tiền học phí mà chàng phải mạo hiểm hành nghề lái chiếc chuyên cơ này.

Bà già hướng dẫn chàng phi công lái như thế nào và lái đi đâu.

– Hai tay nắm hai cái núm. Bay lên thì bóp, hạ xuống thì thả. Qua trái thì vặn phải, qua phải thì vặn trái…

Chàng phi công trẻ làm theo. Chàng bóp, máy bay rú lên và cất cánh. Chàng hỏi:

– Bay đi đâu đây má?

Máy bay gập ghềnh chừng như gãy cánh khi nghe cái câu ấy.

– Đừng xưng hô má má con con nữa – Tiếng bà già phát ra – Hãy xưng anh anh em em thì máy bay mới thăng hoa.

Chàng phi công ngượng nghịu xưng anh anh em em cho ngọt. Đúng là máy bay bay lên êm đềm hơn, bóp trái rẽ phải, bóp phải rẽ trái cũng điệu nghệ hơn.

– Bay đẹp như thế, anh sẽ được thưởng nhiều tiền mà ăn học – Bà già động viên chàng phi công.

– Má chưa trả lời con là bay đến đâu? Và phải bay bao lâu? – Chàng phi công vừa lái vừa hỏi.

Bà già lại phát ra:

– Bay quá cảnh sang Hàn rồi sang Mỹ. Bay càng lâu càng tốt. Một tháng xa anh, em nhớ anh quá…

Chàng phi công trẻ hiểu muốn sang Hàn thì phải bay lộn ngược rồi mới lật xuôi sang Mỹ. Trường hợp này phải dùng cần số. Khá khó khăn khi phải sử dụng cần số để đảo lộn cái bà già mà thời chiến tranh không ít quân Mỹ đã bị lộn mấy vòng rồi rơi xuống Đồng Tháp Mười. Chưa biết sử dụng cần số thế nào, chàng hỏi:

– Xứ Hàn hay xứ Mỹ đã hết dịch chưa?

– Dịch đâu mà dịch? Hết dịch rồi. Vì hết dịch nên em mới cần đến anh, anh yêu…

Chàng phi công vâng ạ và cố hết sức nhấn cái cần số xuống cho máy bay nẩy ngược lên và lộn vòng nhưng bất lực. Cái cần số không chịu theo điều khiển nên loằng nhoằng. Bà già cảm ứng được điều đó nên lập tức kích cầu cho cái cần thẳng cứng. Chàng trai nhấn cần số đánh phụp. Bà già bỗng nẩy lên, các động cơ rung phành phạch. Chàng phi công hiểu bà già đã khô dầu nên phải loay hoay bôi trơn trước khi nhấn lần nữa. Mỗi lần bôi trơn, chàng phải méo mồm lệch miệng theo sự chênh chao của bà già…

Kể ra thì nhanh, nhưng sự việc diễn ra khá lâu và đầy khó khăn, phức tạp.

Máy bay cất cánh, đảo trái, đảo phải, lộn vòng bao nhiêu lần và bấy nhiêu lần trục trặc. Bà già xịt khói, Chàng phi công buông lỏng tay chân và thở. Thở từ Hàn, thở qua đến Mỹ, rồi thở về Đông Lào.

Kết thúc chuyến bay, chàng phi công rã rời. Bà già nói:

– Em bị rát họng quá. Chỉ vì cái cần số khó bảo…

– Má ơi, con cũng mỏi mồm quá. Thà là còn dịch chứ hết dịch thế này thì con hết thở nổi.

Cái máy chi tiền trên bụng máy bay xì ra cho chàng phi công trẻ một xấp đô la: “Quà cho anh đấy!” Chàng phi công trẻ cầm tiền và thất thểu đi nộp học phí. Khi rời khỏi bà già, chàng nói: “Khi nào hết tiền đóng học phí con mới dám gặp lại má đấy!”.

Mấy hôm sau bà già phải nhập xưởng để sửa chữa. Người bảo quản kết luận bà già đã bay qua vùng dịch nên đã nhiễm dịch. Bản kê khai hành trình của bà già: đã bay qua Hàn rồi qua Mỹ, sau đó biến thành sàn tiệc chiêu đãi từ quý phu nhân của các quan đến các quan lớn quan nhỏ nhân 8 tháng 3. Tiệc tùng kéo dài suốt hai ngày liền. Quý ông, quý bà lo quắn đít với đủ loại công văn hỏa tốc dập dịch.

Nhưng xem đi xem lại bản hành trình vẫn không thấy phi công nào đã lái chuyến bay này. Hậu quả chàng phi công trẻ có thể đã lái nhiều máy bay khác mà không biết đã bị lây nhiễm từ bà già 34. Lái chiếc máy bay tưởng nhiều tiền là phồn lành nhưng chẳng thấy phồn vinh và an lành đâu cả. Ôn dịch thật!

C.M.L.

Nguồn: FB Chu Mộng Long

This entry was posted in Coronavirus, Thư giãn. Bookmark the permalink.