Việt Nam sắp bị LHQ kiểm điểm về quyền trẻ em: 12 tổ chức XHDS nộp báo cáo

Mạch Sống Media

Tổng cộng 12 tổ chức xã hội dân sự (XHDS), trong đó 11 tổ chức của người Việt, đã phối hợp với nhau để nộp chung 3 bản báo cáo cho Ủy ban LHQ về Quyền của Trẻ em. Đây là đợt báo cáo sơ khởi để giúp Ủy ban này lên danh sách các vấn đề quan ngại tại buổi họp của Ủy ban vào tháng 6 tới đây.

“Danh sách này sẽ được chuyển cho Chính phủ Việt Nam để phúc đáp”, TS. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch của BPSOS, giải thích. “Đến cuối năm, các tổ chức XHDS sẽ có cơ hội để phản biện bản phúc đáp của Chính phủ Việt Nam”.

Từ năm 2018 tổ chức BPSOS đã tạo cơ hội và hướng dẫn cho các nhóm người dân ở Việt Nam và một số tổ chức người Việt ở hải ngoại tham gia tiến trình kiểm điểm của LHQ: cuộc kiểm điểm về Công ước Chống tra tấn tháng 11 năm 2018, Cuộc kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) tháng 1 năm 2019, và Cuộc kiểm điểm về Công ước về Quyền dân sự và Chính trị tháng 3 năm 2019.

“Đây là cách để người dân ở trong nước, một cách gián tiếp, đòi hỏi nhà nước phải giải trình về những điều đã cam kết với quốc tế”, TS. Thắng nói. “Các bản báo cáo sơ khởi về quyền của trẻ em cũng nằm trong chiều hướng này”.

Việt Nam sẽ phải giải trình về việc thực thi Công ước về Quyền Trẻ em vào tháng 1 năm 2021 tại Geneva.

Bản báo cáo thứ nhất do BPSOS biên soạn với đóng góp của Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Á châu (CAMSA), Liên minh Chống tra tấn – Việt Nam (VN-CAT), Người Tây Nguyên vì Công lý, Hội Thánh Em Đạo Cao Đài, và Liên minh Nhân quyền Người Hmong. Báo cáo này tập trung vào tình trạng những trẻ em người Hmong và người Tây Nguyên không được cấp giấy khai sinh và bị thiệt thòi trong cuộc sống vì gia đình theo đạo Tin Lành, nhóm 5 thiếu nữ Cao Đài bị một người của Chi phái Cao Đài quốc doanh hãm hiếp nhiều năm mà không hề bị truy tố, trường hợp các thiếu nữ người Hmong bị bán sang Trung Quốc mà công an đã lờ cho kẻ buôn người tiếp tục hoành hành, và hậu quả di luỵ lên con cái của các nạn nhân bị tra tấn hay bạo hành bởi công an.

Xem toàn văn bản báo cáo: http://dvov.org/wp-content/uploads/2020/02/CRC-Joint-submission-by-BPSOS-et-al-02-28-2020.pdf

Bản báo cáo thứ hai do tổ chức Jubilee Campaign, một tổ chức toàn cầu của các luật sư Thiên Chúa giáo, biên soạn với đóng góp của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, Hiệp hội Giáo dân Cồn Dầu, Hội Đoàn kết Phật giáo, và BPSOS.

Báo cáo này phân tích sâu tình trạng 10% trẻ em ở Việt Nam không có giấy khai sinh, tình trạng trẻ em bị khủng hoảng và mất nhà ở sau vụ tấn công Vườn rau Lộc Hưng, tình trạng lạm thu học phí, vụ Hội Cờ Đỏ hăm doạ những phụ huynh Công giáo dám chất vấn các bất cập của nhà trường, chính sách triệt đạo Tin Lành ở Thượng du Bắc Phần gây nên nhiều khổ nạn cho trẻ em, và việc phong toả hoặc đập phá các chùa Phật giáo ảnh hưởng đến sinh hoạt của các thiếu niên thuộc Gia đình Phật Tử.

Xem toàn văn bản báo cáo: http://dvov.org/wp-content/uploads/2020/03/CRC-Joint-Submission-on-Vietnam-by-Jubilee-Campaign-et-al-02-29-2020.pdf

D:\Downloads\BVN\6-3\2.jpg

Em Tri-Ân đang soạn thảo bản báo cáo của nhóm NextGen

D:\Downloads\BVN\6-3\3.png

Bản thảo báo cáo của nhóm NextGen

Bản báo cáo thứ ba đặc biệt vì do một số các em thiếu niên soạn thảo. Các em, ở tuổi 14 – 15, đã nhiều năm tham gia các cuộc tổng vận động ở Quốc hội Hoa Kỳ do BPSOS tổ chức hàng năm. Năm 2019, các em đã cùng với một số anh chị lớn hơn thành lập nhóm NextGen để cùng nhau thực hiện những đề án về nhân quyền do chính các em đề ra.

Bản báo cáo của nhóm NextGen đưa ra những trường hợp cụ thể mà các em phỏng vấn trực tiếp hoặc dựa vào thông tin do Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam và Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam cung cấp. Đó là trường hợp con nhỏ của các nhà hoạt động nữ bị tạm giam, bị tù đày hoặc bị tra tấn như Đoàn Thị Hồng, Trần Thị Nga và Trần Thị Hồng. Ngoài ra còn có trường hợp người con của tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Nguyễn Hữu Tấn, bị cắt cổ trong đồn công an.

Bản báo cáo cũng nêu lên 2 vụ tấn công cưỡng chế đất của công an đã gây khủng hoảng cho hàng trăm trẻ em ở Vườn rau Lộc Hưng và Đồng Tâm.

Cuối cùng, bản báo cáo nêu tình trạng nhà trường đã bị nhà nước dùng làm công cụ tuyên truyền bôi nhọ tôn giáo.

Xem toàn văn bản báo cáo: http://dvov.org/wp-content/uploads/2020/03/U.N.-Report-Final-from-NEXTGEN-2.pdf

Nguồn: http://machsongmedia.com/vietnam/danchu/1536-2020-03-02-05-54-01.html

This entry was posted in Chính phủ. Bookmark the permalink.