Sử xanh và Văn bia

Đỗ Thành Nhân

Ông Nguyễn Phú Trọng, có thể nói là một lãnh tụ, một nguyên thủ quốc gia của Việt Nam, khi đồng thời nắm hai vị trí quyền lực trong tứ trụ, đó là Tổng Bí thư và Chủ tịch nước. Đồng thời, với trình độ của một giáo sư, tiến sĩ và kinh nghiệm của một người hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị, cho nên mỗi câu nói của ông đều là lời vàng, ý ngọc cho cả đất nước với hơn 97 triệu dân. Thực tế là mỗi câu nói của ông Nguyễn Phú Trọng đều được báo chí đăng tải trang trọng, có nhiều nhà phân tích trong và ngoài nước bình luận, dự đoán, dự báo … thậm chí còn liên quan đến số phận người nọ người kia đang nắm giữ quyền lực.

Cho nên, không tính đến những người thiểu năng trí tuệ, mà cả những người có trình độ phổ thông, đại học cũng chưa chắc đã hiểu hết ý nghĩa của những điều ông Nguyễn Phú Trọng đã nói. Có những câu như điển tích, thành ngữ được ông Nguyễn Phú Trọng nói/viết ra không phải những kẻ tầm thường cũng hiểu, phải nhờ đến cộng đồng, các chuyên gia ngôn ngữ, lịch sử, chính trị phân tích. Dưới đây là những ví dụ:

1. Ngày 20/10/2017: SỬ XANH LƯU TRUYỀN

Bút tích 4 câu thơ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm tặng cán bộ nhân viên khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông:“Lần này lại đến ‘Phương Đông’/ Tình xưa nghĩa cũ, mặn nồng ‘Mường Thanh’/ Cố lên các chị, các anh/ Quê hương vẫy gọi, sử xanh lưu truyền”. (Hình 1)

Vậy là cán bộ nhân viên khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông được: SỬ XANH LƯU TRUYỀN.

Công trạng của cán bộ nhân viên ở đây như thế nào để được “sử xanh lưu truyền” thì các bạn xem bài viết: Tổng bí thư ‘đề thơ’ tặng khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông, ở đây: https://baomoi.com/tong-bi-thu-de-tho-tang-khach-san-muong-thanh-grand-phuong-dong/c/25777381.epi


2. Ngày 14/2/2020: VĂN BIA, CÒN ĐỂ LẠI ĐỜI SAU

Báo chí đưa tin, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, gửi đại hội đảng bộ cơ sở đóng góp ý kiến (hình 2).

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý “Văn kiện là văn bia, còn để lại đời sau”. Được hiểu là: Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đại hội đảng bộ cơ sở đóng góp ý kiến là VĂN BIA, CÒN ĐỂ LẠI ĐỜI SAU.

Bài viết ở đây https://www.tienphong.vn/xa-hoi/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-van-kien-la-van-bia-con-de-lai-doi-sau-1519553.tpo

***

Chẳng biết hai cụm từ: “SỬ XANH LƯU TRUYỀN” và “VĂN BIA, CÒN ĐỂ LẠI ĐỜI SAU”, cái nào có ý nghĩa, giá trị hơn về mặt ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa.

Nhưng rõ ràng: một nhóm cán bộ nhân viên và cả “đại gia điếu cày” Lê Thanh Thản của khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông không thể nào bằng đại hội đảng bộ cơ sở trên cả nước.

Ẩn ý gì đằng sau ngôn từ ? rất mong cộng đồng, các nhà ngôn ngữ học phân tích giúp.

Đ.T.N.

Tác giả gửi BVN 

This entry was posted in Nguyễn Phú Trọng. Bookmark the permalink.