TUYÊN BỐ ĐỒNG TÂM 9.1.2020

Các tổ chức và cá nhân đồng ý ký tên xin ghi rõ: Tên tổ chức và tên người đại diện/ Tên cá nhân và chức danh/nghề nghiệp (nếu có), tỉnh/thành (và quốc gia nếu ở nước ngoài) đang cư trú. Gửi về địa chỉ email: tuyenbodongtam2020@gmail.com

Như tin nhận được, vào khoảng 4h sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020 nhân dân Đồng Tâm, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội bị các lực lượng vũ trang lên đến “hàng ngàn người vào bao vây, tấn công bằng lựu đạn cao su, hơi cay, dùi cui đánh từ người già đến trẻ nhỏ, không từ một ai”. Đặc biệt chúng cô lập, bao vây, xả lựu đạn cao su, hơi cay vào khu nhà cụ Lê Đình Kình, ông Lê Đình Công… bốn thế hệ từ tuổi gần 90 đến trẻ nhỏ 3 tháng tuổi, có người bị bắn vào tay chấn thương chảy máu, có người già đã bị khói cay, bị thương yêu cầu cấp cứu”…

Trước đó, từ 25/12/2019 lực lượng chức năng đã cho chuẩn bị quân cán, diễn tập, uy hiếp nhân dân Đồng Tâm. Đến tối ngày 6/1/2020 nhà cầm quyền đã cắt Wifi ở Đồng Tâm và canh giữ, cản trở những người hoạt động dân sự độc lập từ Hà Nội muốn tiếp cận với Đồng Tâm để minh bạch thông tin từ Đồng Tâm. Đây là hình thức chuẩn bị đàn áp: bịt mồm, bịt mắt người dân và lái dư luận, ngăn cản tự do báo chí, ngôn luận, vi phạm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước Quốc tế về Quyên chính trị và dân sự mà Việt Nam đã ký kết.

Cần khẳng định rằng, từng tấc đất trên toàn cõi Việt Nam đều thấm máu đào bao thế hệ tiền nhân người dân Việt Nam khai khẩn, gìn giữ, chống ngoại xâm mới có, trong đó có gia đình cụ Lê Đình Kình và người dân xã Đồng Tâm. Khi có chiến tranh, mỗi tấc đất đều là đất quốc phòng, nhưng đồng thời đất nước không để thiệt hại cho bất cứ ai: khi đất đai chính đáng của riêng họ bị nhà nước trưng dụng thì người dân phải được quyền thương lượng, và phải được bồi thường thỏa đáng theo pháp luật trước khi dân giao đất.

Các Tổ chức Xã hội Dân sự tuyên bố:

1. Nhà cầm quyền Việt Nam phải chấm dứt ngay việc dùng lực lượng vũ trang (quân đội, công an, các lực lượng khác) dùng bạo lực dưới mọi hình thức trong việc giải quyết vấn đề đất đai với nhân dân Đồng Tâm và với tất cả các địa phương ở Việt Nam.

2. Nhà cầm quyền phải đưa người bị thương ở Đồng Tâm đi cấp cứu, đồng thời không được ngăn cản người dân và các Tổ chức Xã hội Dân sự, báo chí tự do đến đưa tin, cứu hộ, giúp đỡ người dân Đồng Tâm trong lúc họ bị đàn áp.

3. Vụ việc đất đai Đồng Tâm phải được giải quyết công khai minh bạch, thông qua trình tự pháp luật dân sự, hành chính và phải có các tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập, người dân và báo chí trong nước, quốc tế tự do tìm hiểu, chứng kiến mọi ngóc ngách của vấn đề và quá trình giải quyết. Không hình sự hóa trong giải quyết dân sự về dất đai.

4. Vấn đề đất đai gây bao đau thương oan khuất từ 1954 đến nay trên khắp Việt Nam phải được thay đổi từ gốc rễ ở Hiến pháp và Luật Đất đai, phải trả lại quyền Tư hữu đất đai cho mọi người dân Việt Nam.

5. Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam khởi tố ngay những kẻ chủ mưu, kẻ thừa hành trong việc biến đất của người dân Đồng Tâm thành đất của một nhóm lợi ích giả danh nhà nước, che đậy bằng ngôn từ lừa dân “đất quốc phòng”. Phải khởi tố, trừng trị những kẻ ra lệnh cho lực lượng vũ trang đi đàn áp dân, những kẻ đồng lõa với các nhóm lợi ích trong tranh chấp dân sự.

Tuyên bố làm ngày 9 tháng 1 năm 2020

TỔ CHỨC:

1. Nhóm Lập Quyền Dân, đại diện Nguyễn Khắc Mai
2. Diễn đàn xã hội dân sự, đại diện Tiến sĩ Nguyễn Quang A
3. CLB Lê Hiếu Đằng, đại diện Lê Thân
4. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập VN, đại diện Nhà văn Nguyên Ngọc

CÁ NHÂN:

1. Nguyễn Khắc Mai, Trung tâm Minh Triết, Hà Nội
2. Nguyễn Quang A, TS Tin học, Hà Nội
3. Lê Thân, Nhà hoạt động xã hội, TP HCM
4. Trần Bang, Kỹ sư, Thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
5. Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ, TV CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
6. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, TV CLB Lê Hiếu Đằng, Hà Nội
7. Mạc Văn Trang, Tiến sĩ Tâm lý học, Hà Nội
8. Phùng Ân Hưng, Thạc sĩ Vật lý, giáo viên, TP HCM
9. Nguyễn Thị Giáng Vân, Nhà thơ, Hà Nội
10. Hoàng Hưng, Nhà thơ, Dịch giả, TP Hồ Chí Minh
11. Nguyễn thị Khánh Trâm, Nghiên cứu viên, hưu trí TP HCM
12. Vũ Ngọc Tiến, Nhà văn, Hà Nội
13. Đặng Bích Phượng, Cán bộ hưu trí, Hà Nội
14. Tịnh Huệ, TP HCM
15. Nguyễn Lệ Uyên, Nhà văn
16. Phạm Nguyên Trường, Dịch giả, Vũng Tàu
17. Chu Anh Tuấn, Vũng Tàu
18. Lê Thăng Long, Doanh nhân, Sài Gòn
19. Nguyễn Hồng Liêu, Hưu trí, TP HCM
20. Dương Sanh, Cựu giáo chức, Khánh Hoà
21. Huỳnh Thị Út, Giáo viên, Sài Gòn
22. Mai Thanh Sơn, PhD
23. Phùng Hoài Ngọc, Nhà nghiên cứu, cựu Giảng viên Đại học
24. Đỗ Trọng Khơi, Nhà thơ, Thái Bình
25. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An

This entry was posted in Đồng Tâm, Tuyên bố. Bookmark the permalink.