Cách mạng… tự sướng

Đỗ Thành Nhân

PHẦN 1. CÁCH MẠNG LÀ GÌ ?

Có nhiều định nghĩa, Nhà văn Lỗ Tấn cũng dành một phần riêng nói về cách mạng trong “AQ Chính truyện”. Nói theo AQ thì “cách mạng” là cách mẹ cái mạng lũ chúng nó đi!

Còn nói đơn giản theo Wikipedia: cách mạng là xóa bỏ cái cũ để thay thế bằng cái mới tiến bộ hơn. Tuy nhiên, với những người cộng sản Việt Nam, có khi định nghĩa này cũng không đúng. Cần có định nghĩa “cách mạng” là gì cho phù hợp với thực tế của những người cộng sản.

Trong 50 năm trở lại đây, nhiều người có thể kiểm chứng từ thực tế: Khi những cộng sản từ Đồng bằng Bắc bộ, vượt núi rừng Trường Sơn chiếm được Sài Gòn, xóa sổ xong chế độ Việt Nam Cộng hòa (VNCH) thì những cuộc “cách mạng” của họ đã được thực hiện.

Bài viết chỉ nêu một số ví dụ đơn giản về “cách mạng” mà họ đã thực hiện.

1. VỀ GIÁO DỤC

– Thời VNCH, chương trình giáo dục phổ thông gồm các bậc: tiểu học, trung học đệ nhất cấp, trung học đệ nhị cấp.

Những người cộng sản đã “cách mạng” giáo dục:

– Cách mạng lần thứ nhất, thay đổi thành các bậc học: cấp 1, cấp 2, cấp 3.

– Cách mạng lần thứ hai, thay đổi thành: tiểu học, trung học cơ sở, trung học.

Vậy là sau gần 50 năm, những người cộng sản đã làm cách mạng trong giáo dục: thay chữ "đệ nhất cấp" thành "cơ sở", và bỏ chữ "đệ nhị cấp"(!).

2. VỀ KINH TẾ

– Kinh tế tư nhân thời VNCH phát triển theo quy luật kinh tế thị trường tự do như nhiều nước vào thời điểm lúc đó.

Những người cộng sản đã nhiều lần “cách mạng” về kinh tế:

– Cách mạng lần thứ nhất: xóa bỏ kinh tế tư nhân; đề cao kinh tế tập thể, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế kế hoạch tập trung (sau này cần chỉ trích lại thêm cụm từ “quan liêu bao cấp”).

– …

– Cách mạng lần thứ … n: cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nói thẳng là tư nhân hóa, thừa nhận kinh tế tư nhân chủ đạo.

Vậy là sau nhiều thập kỷ, mấy thế hệ, những người cộng sản đã làm “cách mạng” trong kinh tế: đập phá nền kinh tế thị trường với kinh tế tư nhân chủ đạo của VNCH chết tươi, biến thành thây ma vất vưởng bên lề xã hội, rồi bây giờ dựng lại thây ma dậy để kêu gọi làm giàu cho đất nước, sau khi doanh nghiệp nhà nước để lại một đống nợ công (!).

3. VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

Theo Luật Căn cước Công dân năm 2014, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 cấp thẻ căn cước công dân thay cho chứng minh nhân dân trên cả nước.

– Trong khi, hơn nửa thế kỷ trước, mọi người sống ở Miền Nam – chế độ VNCH, đến tuổi trưởng thành đều được cấp "Thẻ Căn cước".

Khi người cộng sản xóa sổ VNCH:

– Cách mạng lần thứ nhất, tất cả mọi người xóa bỏ “Thẻ Căn cước” – tàn dư của chính quyền tay sai Sài Gòn, muốn là công dân phải có: “Chứng minh Nhân dân”;

– Cách mạng lần thứ hai, thay đổi Chứng minh Nhân dân thành “Căn cước Công dân”.

Vậy là sau gần 50 năm, những người cộng sản đã “làm lại cách mạng” về nhân quyền: không cần phải Chứng minh Nhân dân nữa. Thể chế cộng sản đã cách mạng so với thể chế cộng hòa là thêm được chữ "công dân" sau Thẻ Căn cước (!).

PHẦN 2. TỰ SƯỚNG>

(Đọc cho vui, không suy diễn)

Thời cải cách ruông đất, cha con anh bần cố nông cướp được mấy miếng ván của nhà địa chủ. Lẽ ra anh nên thuê thợ mộc đóng cho bộ bàn ghế, nhưng anh nói ván còn cướp được sẽ đóng được bàn ghế. Vậy là các thế hệ nhà anh cùng đóng bàn ghế và tự sướng với nhau:


– Cha, suốt ngày cưa ván, đóng đinh, cũng đóng được bộ bàn ghế có chỗ để ngồi. Các con gọi là “cha già dân tộc” (!);

– Đời con, thấy bộ bàn ghế không hợp nữa, nhổ đinh ra đóng lại. Các con gọi là “sáng suốt đổi mới” (!);

– Đến đời cháu, sửa lại bộ bàn ghế đầy lỗ đinh, phải bịt lại lỗ đinh, các cháu gọi là “lãnh đạo thiên tài” (!);

Ba đời dòng họ nhà tên cướp tự phá và … tự sướng rồi, chờ đến đời chắt nữa xem sao?

Trong khi đó: Sướng nhất là tên hàng xóm, đã cho nhà anh kia búa, đinh và khen đểu để ba đời nhà anh bần cố nông lo đóng đinh, nhổ đinh và … tự sướng với bộ bàn ghế nham nhở không giống ai!

Đ.T.N.

Tác giả gửi BVN

This entry was posted in Chế độ CSVN. Bookmark the permalink.