Vancouver Sun 24-06-2010
Ý kiến của Jonathan Manthorpe trong bài viết dưới đây cho thấy Trung Quốc không dễ gì lung lạc được các cộng đồng người Hoa di cư từ sớm ra nước ngoài nhưng dưới vỏ bọc học thuật, họ lại rất lợi hại trong việc luồn sâu vào nội tình các nước qua các thứ gọi là Viện Khổng Tử được lập ở khắp nơi. Ôi Khổng Phu Tử ơi, sao trong các sách ngữ lục của ngài truyền lại không thấy nói gì đến cái nghề “hay ho” là phái đệ tử trong số 3000 người do ngài giáo huấn luồn sâu vào triều chính của chư hầu để rình mò cơ hội nhằm giúp nước lớn thôn tính nước nhỏ nhỉ? Cái nghề ấy dám chắc là bắt đầu từ ngài rồi. Nước chúng tôi cũng đang hăm hở lập một Viện Khổng Tử đấy. Nhìn vào mày ngang mũi dọc một số ông to đang cầm chịch đất nước chúng tôi, dân chúng ai cũng ngờ ngợ như họ được đào tạo từ mấy cái viện này mà ra cả. Các vị lão thành cách mạng thì tinh mắt lắm.
Bauxite Việt Nam
Các nỗ lực của Bắc Kinh về hoạt động tình báo và tuyển dụng trinh thám có ảnh hưởng ở Canada đã trở thành mối bận tâm của Cơ quan An ninh Tình báo Canada (CSIS) trong nhiều năm.
Vấn đề này lớn như thế nào đối với CSIS thì không rõ cho đến khi ông Jim Judd (*), cựu Giám đốc CSIS xuất hiện trước Ủy ban Thượng viện hồi tháng 4 năm 2007 và cho biết đầy đủ một nửa công tác tổ chức của mình, tham gia giám sát các nỗ lực gián điệp của Chính phủ Trung Quốc tại Canada.
Vì vậy, có một sự kế thừa lâu dài cho tuyên bố của ông Richard Fadden, Giám đốc CSIS hiện tại, rằng tổ chức của ông có bằng chứng về một vài chính trị gia và các quan chức tỉnh, thành đã trở thành “trinh thám có ảnh hưởng” cho chính phủ nước ngoài, với kết luận rõ ràng rằng chủ yếu ông muốn nói tới Trung Quốc.
Thật vậy, CSIS luôn công khai điều mà họ tin rằng Canada là mục tiêu không thể tránh khỏi về quyết tâm của Chính phủ Bắc Kinh để thúc đẩy những người dân Canada dễ bị ảnh hưởng, nhằm thu thập thông tin bí mật hữu ích, đặc biệt liên quan đến công nghệ tiên tiến, và gây ảnh hưởng đến chính sách công của Canada có lợi cho Trung Quốc.
Một trong những báo cáo đầu tiên liên quan tới những nỗ lực của Trung Quốc sử dụng ảnh hưởng của các quốc gia khác và các chính phủ, đã được CSIS công bố vào năm 1998. Đây là một thử nghiệm về việc Bắc Kinh đã sử dụng “Mặt trận Thống nhất” như thế nào nhằm cố gắng ảnh hưởng đến ý kiến công chúng ở Hồng Kông trước khi trao trả chủ quyền cho Trung Quốc vào năm 1997 và giảm thiểu nỗi lo sợ đàn áp.
Mặt trận Thống nhất, bây giờ là một cơ quan của Chính phủ Trung Quốc kể từ khi được cựu lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình cứu sống vào năm 1978, có một lịch sử lâu dài bắt đầu từ cuộc chiến chống Nhật Bản trong thập niên 1930 và 1940 tìm cách để tiếp tục và sử dụng chủ nghĩa yêu nước tự nhiên của những người Trung Quốc không cộng sản cho các mục tiêu của Đảng Cộng sản.
“Bởi vì họ thuộc phạm vi quốc tế và đôi khi ép buộc, các hoạt động liên kết với công việc này có thể là để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác”, báo cáo của CSIS năm 1998 cho biết.
“Trong bối cảnh đó, Canada không thể yêu cầu tách ra khỏi hiện tượng này, nếu chỉ vì quy mô của cộng đồng Trung Quốc”.
Báo cáo này trở thành tài liệu về vai trò của Tân Hoa xã, Thông Tấn xã Trung Quốc, trong các hoạt động của Mặt trận Thống nhất và chỉ ra rằng các mục tiêu chính của việc tuyển dụng trinh thám có ảnh hưởng không phải là những người cánh tả có cảm tình với chủ nghĩa cộng sản.
Các mục tiêu chủ yếu là những người kinh doanh có thể được mua chuộc bằng cách đưa ra các hợp đồng làm ăn ở Trung Quốc để dụ dỗ, và những người có thể thăng tiến vào các vị trí chính trị hoặc có ảnh hưởng trong xã hội Canada.
Tuy nhiên, báo cáo của CSIS cẩn thận nói rằng: “Những người gốc Trung Quốc đã định cư ở nước ngoài không nên được xem là một bọn gián điệp”.
Trong số những người di cư Trung Quốc, những người dễ bị ảnh hưởng bởi những lời dụ dỗ của Bắc Kinh là tương đối ít, báo cáo cho biết.
CSIS quan tâm đến những nỗ lực của Bắc Kinh tuyển dụng các trinh thám có ảnh hưởng, đã được làm mới trong năm 2004 với sự bắt đầu bằng chương trình trên khắp thế giới của Chính phủ Trung Quốc, lập các Viện Khổng Tử tại các học viện và các cơ quan khác.
Các học viện này là các tổ chức chính thức của Bắc Kinh, được Chính phủ Trung Quốc trả tiền, chỉ có một việc là làm cho bạn bè không phải lo sợ về sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng cách phổ biến kiến thức về văn hóa và ngôn ngữ Trung Quốc.
Có nhiều tổ chức đã nhận lời đề nghị của Bắc Kinh, gồm ít nhất bảy trường cao đẳng và đại học ở Canada, trong số đó có Viện Công nghệ British Columbia.
Nhưng một số khu vực như Thụy Điển và các quốc gia như Úc và Hoa Kỳ, đã được cảnh giác về việc chấp nhận các viện này, xem các viện này là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tuyển dụng các trinh thám có ảnh hưởng và có thể lấy các bí mật kỹ thuật từ các tổ chức học tập.
——-
(*) Ông Jim Judd đã từ chức Giám đốc CSIS ngày 15-04-09.
Ngọc Thu dịch
Dịch từ: http://www.vancouversun.com/news/CSIS+long+preoccupation+with+Chinese+spying/3194458/story.html