PHẢI PHÁ THẾ ĐỘC QUYỀN CỦA CÁC NHÓM LỢI ÍCH TRONG CUNG CẤP NƯỚC SẠCH CHO HÀ NỘI

Nguyễn Ngọc Chu

Ông Chung liều thật!

Khi tiếp xúc cử tri Hà Nội, ông Chung chủ tịch Hà Nội phát biểu: "Thực tế nên nhìn nhận là môi trường đầu tư kinh doanh của Hà Nội phải thế nào thì nhà đầu tư mới vào đầu tư. Còn tôi khẳng định với cử tri, nhà máy nước mặt sông Đuống là nhà máy nước hiện đại nhất Việt Nam và Đông Nam Á”. Chả lẽ ông Chung không biết gì về đường sắt Cát Linh – Hà Đông rồi vụ hơn 10 lần bể ống nước sông Đà và bao công trình lình xình khác ở Hà Nội mà ông dám nói đại ý: môi trường đầu tư của Hà Nội phải thế nào (tức là phải trong sạch, minh bạch, không biết lợi ích nhóm là gì) nên các nhà đầu tư mới vào đầu tư chứ. (Thực tế thì có nhà đầu tư sạch và nhà đầu tư bẩn cỡ Formosa thưa ông Chung).

Liều thật!

Ông Chung đã đến coi các nhà máy nước của Singapore, của Thái Lan, của Malaysia chưa mà dám khẳng định nhà máy nước sông Đuống của bà Liên hiện vẫn chưa hoàn thiện là hiện đại nhất Đông Nam Á?

Liều thật!

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, hoa và ngoài trời

Lưu Trọng Văn

Ngày xưa muốn làm được một Thị trưởng như Thị trưởng Hà Nội thì học vấn và nhân cách phải làm người ta kính nể. Thời Pháp là vậy, thời CP Trần Trọng Kim là vậy mà thời VNDCCH cũng vậy. Chỉ có thời tàn mạt XHCN này mới nẩy nòi ra những ông Thị trưởng kỳ khôi bị dân chửi không kịp vuốt mặt; chẳng hạn một thứ Cỏ mà dám liếm hết cây xanh vốn phải được chọn lọc rất kỹ rồi mới trồng lên và được chăm chút hàng ngày, để coi như là những giống cây biểu hiện phong cách của một Thủ đô (thời Pháp là vậy). Và một thứ "tướng đi ỉa" (cách gọi hài hước các quân bài "tướng" vô dụng trong đánh bài ngày xưa) như cái kẻ muối mặt phản phúc dân Đồng Tâm này. Cả về trình độ cả về đạo đức, kẻ ấy chi đáng gọi là tên bưng bê “con mụ chợ búa” thôi chứ có gì nữa đâu mà phải mất công phản bác hở Lưu Trọng Văn.

Nguyễn Huệ Chi

Nhìn lên phía Bắc thì hàng xóm xây căn cứ quân sự cùng nhà máy điện hạt nhân. Ngó lên phía Tây thì bị người đắp đập ngăn sông. Ngoảnh về phía Đông thì trăm chiến thuyền vạn tàu dân quân biển của láng giềng phương Bắc chặn mất đường ra. Ngửa mặt lên trời thì bầu trời cũng sắp bị khoanh vùng nhận dạng. Nhìn xuống hướng Nam cũng đã thấy quân cảng của người phương Bắc!

Sau khi xã hội đồng loạt lên tiếng về lợi ích nhóm ở nhà máy nước sông Đuống thì phía Lãnh đạo TP Hà Nội đã có phản ứng bước đầu. Cụ thể là chiều ngày 12/11/2019 tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội đã đề cập đến vấn đề nhà máy nước sông Đuống. Nhưng thật buồn, mọi sự giải thích đều chứng tỏ nhà máy nước sông Đuống đích thực là dự án của lợi ích nhóm .

1. UBND TP HÀ NỘI KHÔNG PHẢI CHỦ SỞ HỮU CỦA NHÀ MÁY NƯỚC SÔNG ĐUỐNG

Cổ đông sáng lập ban đầu của nhà máy nước sông Đuống là Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội (10%), Công ty TNHH MTV Ứng dụng Công nghệ mới và Du lịch – Newtatco (5%), CTCP Đầu tư Việt Nam – Oman (27% ), CTCP nước Aqua One (58% ).

Thương vụ đầu tiên và gây chấn động chính là sự chuyển nhượng cổ phần của nhà máy nước sông Đuống. Trong đó nhà đầu tư Thái Lan WHAUP chi 2073 tỷ đồng để mua 34% cổ phần – bao gồm 7% của Aqua One và toàn bộ 27% cổ phần của CTCP Đầu tư Việt Nam – Oman. WHAUP đã thay thế CTCP Đầu tư Việt Nam – Oman và trở thành cổ đông lớn thứ 2 sau Aqua One.

Nhà đầu tư Thái Lan WHAUP là nhà buôn lọc lõi. Nếu không nhìn thấy nhóm lợi ích đảm bảo lợi nhuận thì không đời nào WHAUP bỏ ra 2073 tỷ vào nhà máy nước sông Đuống. Nói cách khác, phải khẳng định rằng, không có nhóm lợi ích từ phía UBND TP Hà Nội thì đã không có phi vụ chuyển nhượng cổ phần.

Như vậy UBND TP Hà Nội chỉ có được 15% cổ phần qua 2 công ty con là Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội (10%), Công ty TNHH MTV Ứng dụng Công nghệ mới và Du lịch – Newtatco (5%). Chủ sở hữu của nhà máy nước sông Đuống là Aqua One (51%).

2. KHÔNG PHẢI CHỦ SỞ HỮU TẠI SAO PHẢI BAO SẢN PHẨM? PHẢI TÍNH GIÁ ĐỦ? PHẢI TRẢ LÃI NGÂN HÀNG? PHẢI NGHIỆM THU QUYẾT TOÁN?

Theo Vietnamnet (“Giá nước sạch sông Đuống hơn 10 ngàn/m3, 2.000đ là trả lãi vay của nhà đầu tư” Vietnamnet 13/11/2019):

“Tại phiên họp giao ban báo chí Thành uỷ Hà Nội chiều 12/11/2019, “Trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến giá nước sạch tối đa của nhà máy nước mặt sông Đuống tạm tính là 10.246 đồng/m3, cao hơn các nhà máy nước sạch khác, Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Việt Hà nêu hàng loạt văn bản liên quan đến phương pháp tính tiền, nhấn mạnh việc “phải tính đúng, tính đủ” theo quy định” .

“ Nguyên tắc “tính đúng, tính đủ” cụ thể là chi phí sản xuất, chi phí khấu hao, chí phí vay lãi, chi phí quản lý DN (tạm tính 5%), chi phí bán hàng (1%), chi phí thất thoát 18%…”.

“Theo báo cáo của công ty, phí lãi vay tính vào giá nước khoảng 20%, tức là khoảng 2.003 đồng mỗi m3 nước”.

Một nghịch lý sờ sờ ai cũng thấy là tại sao không phải là chủ sở hữu mà UBND TP Hà Nội lại hành động trong tư cách chủ sở hữu? Tại sao UBND TP Hà Nội lại phải bao sản phẩm? Phải tính đúng tính đủ giá thành? Phải tính trả lãi ngân hàng? Phải nghiệm thu quyết toán cho nhà máy nước sông Đuống?

Hàng chục ngàn doanh nghiệp tư nhân ở Hà Nội có doanh nghiệp tư nhân nào được UBND TP Hà Nội hành động như ở nhà máy nước sông Đuống?

Theo đúng quy trinh tự nhiên, thì sau khi nhà máy nước sông Đuống hoàn thiện, sản xuất ra nước sạch sẽ đến chào hàng cho UBND TP Hà Nội. Lúc đó UBND TP Hà Nội mới xem xét chất lượng nước có đảm bảo tiêu chuẩn hay không và giá nước chào bán, rồi mới quyết định có mua hay không mua nước từ nhà máy nước sông Đuống.

Nhưng trên thực tế thì một nhóm người trong UBND TP Hà Nội đã hành động như họ chính là chủ sở hữu nhà máy nước sông Đuống. Đó chính là lợi ích nhóm.

NHÂN DÂN KHÔNG CHẤP NHẬN

Với mức sống hiện nay của công dân Hà Nội thì giá nước đang bán lẻ cho người tiêu dùng 7.000đ/m3 đã là cao. Sau tăng giá điện đời sống người dân Hà Nội lại thêm phần khó khăn.

Người Hà Nội sẽ không chấp nhận việc tăng giá nước chỉ vì làm giàu kếch sù cho nhóm lợi ích.

UBND TP Hà Nội không thể tự tiện cho mình lấy tiền thuế của dân để làm lợi cho tư nhân là chủ sở hữu nhà máy nước sông Đuống.

ĐỀ XUẤT

Sự độc quyền các dự án về nhà máy nước sạch là nguyên nhân chính tạo nên sự độc quyền lợi ích nhóm trong lĩnh vực này. Nước là nhu cầu sống còn của dân, còn quan trọng hơn cả nhu cầu điện. Nhu cầu nước của Hà Nội còn tăng mạnh nữa theo cùng nhịp độ tăng dân số cũng như yêu cầu nâng cao chất lượng đời sống. Bởi thế nhất thiết phải phá thế độc quyền về cung cấp nước sạch cho Hà Nội. Cho nên:

1. Hãy để cho quy luật thị trường quyết định giá nước.

2. Không mua nước sạch nhà máy nước sông Đuống cao hơn giá của các nhà máy nước hiện hành.

3. Không thể lấy bất cứ nguồn kinh phí nào để bù cho nhà máy nước sông Đuống.

4. Không để cho người nước ngoài trở thành chủ nhân cung cấp nước sạch cho người Việt Nam

5. Hãy công khai mời thầu các nhà máy nước mới.

DAY DỨT

Việc đầu độc nhà máy nước sông Đà làm cho số phận người Hà Nội càng thêm mong manh. Nay lại là nhà máy nước sông Đuống có thêm chủ sở hữu nước ngoài. Không có lẽ đến nước ăn người Việt cũng không tự lo được mà phải phó thác mạng sống của mình cho người nước khác?

Nhìn lên phía Bắc thì hàng xóm xây căn cứ quân sự cùng nhà máy điện hạt nhân. Ngó lên phía Tây thì bị người đắp đập ngăn sông. Ngoảnh về phía Đông thì trăm chiến thuyền vạn tàu dân quân biển của láng giềng phương Bắc chặn mất đường ra. Ngửa mặt lên trời thì bầu trời cũng sắp bị khoanh vùng nhận dạng. Nhìn xuống hướng Nam cũng đã thấy quân cảng của người phương Bắc!

Thế mà nhìn về nội bộ thì chưa đến năm 2021 mà từ năm 2018 đã lo về nhân sự. 5 năm một nhiệm kỳ, 3 năm lo chạy chức, 2 năm lo thu vén, còn mấy thời gian dâng hiến cho dân?

VẬT CÙNG TẮC BIẾN!

N.N.C.

Nguồn: FB Nguyễn Ngọc Chu

Đọc thêm:

Đỗ Thị Kim Liên bị chửi ‘hành xử chợ búa’ vì ám chỉ người chỉ trích mình ‘là chó’

T.K. 

Đỗ Thị Kim Liên, chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống (Hình: Facebook Madam Liên).

“Câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Anh thời Thế chiến Hai Winston Churchill: ‘Bạn sẽ không bao giờ đạt đến đích nếu Bạn cứ dừng lại và ném đá vào mỗi con chó trên đường, chỉ vì tiếng sủa của chúng!’ Câu nói hay và rất ý nghĩa mình muốn chia sẻ với cả nhà,” bà Đỗ Thị Kim Liên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn AquaOne và Công ty Cổ phần Nước mặt sông Đuống viết trên fanpage.

Phát ngôn này chọc giận cộng đồng mạng trong bối cảnh Công ty nước sông Đuống của bà bị nghi ngờ có quan hệ “nhóm lợi ích” với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Dư luận cho rằng không phải ngẫu nhiên mà doanh nghiệp này được lãnh đạo Hà Nội “ưu ái” cho phép bán nước sạch với giá cao hơn hẳn giá của các nhà máy khác.

Trước đó, cũng trên trang Madam Liên, bà Liên viết: “Kẻ chế nhạo, nói xấu người khác không bao giờ để ý đến cái xấu của mình. Vì chỗ của họ là ở đó, mãi mãi sau lưng chúng ta mà thôi. Chúng không đáng để chúng ta nghĩ và nhắc đến. ’Nước không đọng lại trên núi cao, người cao thượng không chất chứa nỗi căm hờn.”’

Nhà báo Hoàng Linh của báo Tuổi trẻ bình luận trên trang cá nhân: “Một số quan chức xa rời cuộc sống cần lao đến độ quên mất nguyên tắc sống còn của dịch vụ công là giữ giá thấp nhất để không cản trở người dân tiếp cận với nước sạch. Việc này cũng làm cho doanh nghiệp tự tin thái quá, cứ đạp trên dư luận mà đi. Thưa Madam Liên, không chỉ mạng xã hội mà các tờ báo đều đặt vấn đề giá nước do Nhà máy Nước sông Đuống cao gấp đôi giá sàn hiện hữu là khó hiểu, cần kiểm toán. Bà mắng tất cả à?”

Tên tuổi của bà Đỗ Thị Kim Liên gắn liền với reality show ‘Shark Tank’ về đầu tư khởi nghiệp trên kênh truyền hình quốc gia Việt Nam. Trước khi tham gia show này, bà gây chú ý với vai trò Lãnh sự danh dự của Cộng hòa Nam Phi tại Việt Nam và là người gầy dựng thương hiệu bảo hiểm AAA.

Việc bà Liên “mượn đỡ” câu nói của ông Winston Churchill và ám chỉ những ai chỉ trích bà “là chó” cũng khiến một số người bỏ công tìm hiểu lai lịch của bà Liên và nhận ra việc bà này “hành xử theo kiểu chợ búa” là chuyện đã có tiền lệ. Trên một chuyến bay của Vietnam Airlines hồi 10 năm trước, với câu nói ‘kinh điển’: “Mày biết tao là ai không?”.

Nhà báo Mạnh Quân của báo Dân trí viết trên trang cá nhân: “Cách đây hơn 10 năm, đã từng viết một bài “đả” bà Liên, lúc đó là Tổng giám đốc Bảo hiểm AAA cũng về một vụ lộn xộn trên phi cơ. Đại khái bà này có gì đó không hài lòng, chửi bới tiếp viên bằng ngôn ngữ chợ búa rất bẩn thỉu. Câu bẩn thỉu nhất mà bà này ném vào mặt cô tiếp viên: ‘Mày biết tao là ai không?’, cũng được ghi lại trong biên bản vụ việc, sau này, nó cứ như là một câu thành ngữ, lặp đi lặp lại, trong một bộ phận của người có của, có địa vị, mỗi khi họ đi lại đâu đó mà cảm thấy không được hài lòng hay bị đe dọa.”

T.K.

Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/do-thi-kim-lien-bi-chui-hanh-xu-cho-bua-vi-am-chi-nguoi-chi-trich-minh-la-cho/

This entry was posted in Độc quyền, Lợi ích nhóm, Quan chức CS. Bookmark the permalink.