Sau “quần đảo Trường Sa thuộc về Trung Quốc” sẽ là gì?

Thường Sơn

Ngày 8/11/2019, Bắc Kinh đã tiến thêm một bước gây hấn khi Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Cảnh Sảng tái khẳng định ‘quần đảo Trường Sa thuộc về Trung Quốc’.

https://1.bp.blogspot.com/-3SWw6GPM9hg/Xc4RvmcTpqI/AAAAAAAAhNU/ihJhlH6rnBwi8rauDZHclUzFcmzpMSP9QCLcBGAsYHQ/s640/truong-sa-15396995381401608013393.jpg

Hình ảnh Quần đảo Trường Sa

Trước đó vào ngày 18/9, cũng là Cảnh Sảng đã tung ra một tuyên bố chưa từng có: khẳng định Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Trung Quốc và yêu cầu Việt Nam phải ngừng mọi hoạt động khai thác dầu khí ở nơi này.

Đã có thể nhìn ra rất rõ ý đồ của Trung Quốc trong chiến dịch mang tên Hải Dương 8 từ đầu tháng 7 năm 2019 đến nay đó là biến vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Việt Nam thành ‘vùng tranh chấp lãnh thổ’ với Trung Quốc, để sau đó từng bước tuyên bố không chỉ Bãi Tư Chính mà cả quần đảo Trường Sa cũng thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Nếu mất Trường Sa, Việt Nam sẽ mất nốt một cứ điểm quan trọng ở Biển Đông, sau khi quần đảo Hoàng Sa đã rơi vào tay Trung Quốc  năm 1974.

Dấu hỏi lớn tiếp là: nếu Trung Quốc tiến thêm một bước là hạ đặt giàn khoan Hải Dương Thạch Du 982 trong khu vực Bãi Tư Chính, hoặc nằm ngoài khu vực này nhưng sát với một lô dầu khí màu mỡ nào đó mà Việt Nam đang khai thác, liệu các lực lượng được xem là ‘chức năng’ và ‘có trách nhiệm’ của Việt Nam có dám phản ứng? Nếu phản ứng thì sẽ là gì?

Từ cuối tháng 9 năm 2019, Trung Quốc đã điều giàn khoan Hải Dương Thạch Du 982 vào Biển Đông – động thái nhái lại hình ảnh của giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 vào năm 2014 như một cái tát vào mặt Bộ Chính trị Việt Nam. Cùng với Hải Dương 982 là sự hiện diện của tàu cẩu Lam Kình – một trong những tàu cẩu lớn nhất của Trung Quốc – ở Biển Đông.

Như vậy, Trung Quốc đã tổ chức khá đầy đủ những cơ phận trong cỗ máy xay nghiền sẵn sàng vận hành của nó: tàu cẩu, giàn khoan và các tàu bảo vệ.

Kịch bản ngày càng lộ rõ là Việt Nam khó có thể tránh thoát nguy cơ một cuộc tấn công quân sự, dù có thể chỉ ở cấp độ lữ đoàn, từ phía Trung Quốc. Chiến dịch tấn công này, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ diễn ra trên biển và rất gần về mặt kinh tuyến và vĩ tuyến với những mỏ dầu mà Việt Nam đang dự định khai thác nhưng nằm trong “đường lưỡi bò” mới được Trung Quốc vẽ bổ sung.

Bước đầu, Trung Quốc có thể tấn công các tàu hải cảnh của Việt Nam đang bảo vệ Bãi Tư Chính, sau đó, cuộc chiến sẽ leo thang với sự đụng độ giữa các tàu chiến của hai bên. Sau đó nữa Trung Quốc có thể tấn công Trường Sa.

Tuy nhiên xét về năng lực hải quân thì cho dù có điều động toàn bộ số tàu chiến và hải cảnh ra Biển Đông, phía Việt Nam cũng chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng lượng tàu chiến và hải cảnh của Trung Quốc, chưa kể hàng chục ngàn tàu “thương mại dân sự,” tức tàu cá được bọc sắt, mà Bắc Kinh tung ra như một đòn chiến thuật biển vào những lúc không cần có mặt tàu chiến. Hải quân Việt Nam sẽ khó lòng cầm cự được lâu nếu nổ ra chiến tranh ở Biển Đông.

Còn nếu xét về ý chí “hải quân bám bờ” trong suốt thời gian nhiều năm qua thì chẳng có hy vọng gì về việc Hải quân Việt Nam dám can đảm chống cự tàu Trung Quốc khi bị tấn công, thậm chí cảnh “bỏ của chạy lấy người” còn có thể lan tỏa rộng – đúng theo phương cách “chống giặc bằng cờ” mà giới chóp bu Việt Nam đang đốc thúc phát 1 triệu lá cờ đỏ sao vàng cho ngư dân để “bám biển”.

Trong khi đó, bài toán ‘đối tác chiến lược’ với Hoa Kỳ – đối trọng quân sự duy nhất với Trung Quốc ở Biển Đông – vẫn cứ ì ra đó bởi những quan chức Việt Nam chết đến đít vẫn còn kiêu căng hợm hĩnh ‘Mỹ cần Việt Nam hơn Việt Nam cần Mỹ’, cùng lúc đẩy số phận Nguyễn Phú Trọng và đảng cộng sản của ông ta từ ‘những người khốn khổ’ thành ‘những kẻ khốn cùng’.

T.S.

VNTB gửi BVN

This entry was posted in Biển Đông. Bookmark the permalink.