PGS, LÃO TƯỚNG ĐẶNG QUỐC BẢO

Nguyễn Văn Dần

Đại tá Tạ Cao Sơn và đại tá Quách Hải Lượng ghi lại cuộc nói chuyện với tướng Đặng Quốc Bảo (SN 1927), nguyên UVTW đảng, ngày 26/6/2009, (trên intrnet), (mình rất phục, rất ngưỡng mộ: Ông là vị tướng thông minh, một chính khách tầm cỡ của VN), mặc dù đã hơn 10 năm rồi, mình vẫn thấy đúng. Ông nói:

“Nhận thức đúng về chủ nghĩa tư bản. Phải thấy: nó không chết, nó có nhiều biến động, vận động nội tại rồi biến thành một xã hội tốt đẹp hơn. Hiểu như vậy ta sẽ chung sống và lợi dụng được nó để có thêm điều kiện phát triển. Chủ nghĩa tư bản phát triển có cơ chế và yếu tố chống độc tài. Những người cộng sản không học được điều này ở CNTB. Cho nên, khi lên cầm quyền đã thâu tóm quyền lực vào Đảng, rồi chỉ là một tập đoàn, một nhóm người, cuối cùng là quyền lực của một người. Đảng Cộng sản độc tài là như vậy. Chúng ta cần tạo cho chủ nghĩa tư bản xuất hiện ở Việt Nam.

Các anh Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp có học nhưng nhiều khuyết tật. Nếu anh nào lên nắm quyền lực rồi cũng độc tài. Năm xưa anh Trường Chinh có gọi tôi lên để nói chuyện. Chúng tôi là anh em thúc bá. Anh Trường Chinh nói: “Người ta phản ánh lên Bộ Chính trị rằng chú chống lại Đại hội 4, chống chủ nghĩa xã hội, chú lãnh đạo Đoàn Thanh niên đối lập với Đảng Cộng sản.”

Tôi thẳng thắn trả lời: những phản ánh đó là đúng, là sự thực. Tôi chống Đại hội 4 (cứ nói như vậy) vì tôi thấy chủ nghĩa xã hội suy thoái, tôi cảm thấy chủ nghĩa xã hội đổ vỡ, khi Trung Quốc chống lại Liên Xô là bắt đầu đổ vỡ hệ thống xã hội chủ nghĩa rồi (sau này Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là sự chứng minh cho suy nghĩ của tôi lúc đó); thế rồi sự nổi dậy của 5 vạn trí thức (các tiến sĩ, giáo sư, các nhà khoa học) họ sẽ chống lại những cái sai, cái bảo thủ. Vì Đảng Cộng sản đã không thể hiện được vai trò chỉ đạo của chủ nghĩa Mác, không khoa học, đi vào chủ nghĩa cá nhân. Làm gì có cái chủ nghĩa làm chủ tập thể. Lại còn tình hình nữa là thanh niên không có tự do dân chủ. Cho nên nếu nói tôi lãnh đạo Đoàn Thanh niên để chống lại Đảng Cộng sản cũng đúng, vì cương lĩnh của Đảng Cộng sản không có tương lai. Tôi không muốn để cho thanh niên đi theo con đường sai lầm.

Anh Trường Chinh nói: “Thế thì chú phải ra khỏi Trung ương.”

Tôi đáp: “Tôi sẵn sàng ra khỏi Trung ương và có thể chịu bỏ tù.”

Thế là tôi ra khỏi Trung ương.

N.V.D.

PGS, thiếu tướng ĐQBảo chính là người quyết liệt tranh luận để "giác ngộ" Trường Chinh, khi Trường Chinh là Tổng Bí thư sau khi Lê Duẩn chết, nhờ đó Trường Chinh nhận ra cái sai lầm ngu độn tệ hại của mô hình quản lý kinh tế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp theo khuôn mẫu XHCN của Nga Sô thời Stalin trở đi.    

Trường Chinh, từ chỗ vô cùng giáo điều, cứng nhắc, đã thay đổi nhận thức 180⁰. Từ đó, xuất hiện cái khái niệm "đổi mới tư duy" hồi ĐH VI-1986.    

Phát đại bác mở đầu "đổi mới" là bài báo dài "Bài học giương cao 4 ngọn cờ" trên báo Nhân Dân, đứng tên tác giả TBT Trường Chinh, nhưng thực chất là ông Bảo chấp bút.    

Về thực chất, ông Bảo là cha đẻ của cái gọi là "đổi mới". Ông đứng sau lưng Trường Chinh, nên công chúng lầm tưởng Trường Chinh "phát minh ra đổi mới". Càng sai lầm khi cho rằng Nguyễn Văn Linh (thực chất chỉ là một người không có tư duy độc lập và chính kiến, một kẻ ba phải, một tội đồ dân tộc trong vụ Thành Đô 1990…) là cha đẻ của "đổi mới".

—-

Note: Trong một lần tranh luận riêng tại tư dinh Trường Chinh, cả 2 người đều nổi nóng. Trường Chinh đập bàn mắng ĐQBảo "lệch lạc". Ông Bảo đập bàn lại: "Anh không ra Bờ Hồ mà nghe dân chúng mỉa mai: cái chế độ này không đáng ba đồng chinh" (Ba Duẩn, PV Đồng, Trường Chinh).    

Các tướng ĐQBảo, Trần Độ, Ng Trọng Vĩnh, Lê Mã Lương, Lê Kế Lâm, các ông Trần Xuân Bách, Võ Văn Kiệt… là những trường hợp khá đặc biệt trong cán bộ cao cấp của CSVN. Khốn thay! Tất cả những cái đầu có tư duy cấp tiến, những tấm lòng tâm huyết với dân, với nước, đều bị guồng máy hắc ám vị kỷ đồ sộ của ĐCSVN nghiền nát.

https://vi.m.wikipedia.org/…/%C4%90%E1%BA%B7ng_Qu%E1%BB%91c…

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh

Võ Văn Tạo

Nguồn: FB Võ Văn Tạo

This entry was posted in Thiểu số thức tỉnh, Đặng Quốc Bảo. Bookmark the permalink.