“Sau một thời gian Bộ Công an bắt giữ các nhà bất đồng chính kiến có tên tuổi thì xu hướng gần đây là Bộ Công an bật đèn xanh cho các địa phương để bắt giữ những người có ít tên tuổi hơn tại một số các tỉnh như Lâm Đồng, An Giang, Cần Thơ, Đồng Nai, Bến Tre… và một số tỉnh nhỏ lẻ.
“Điều này chứng tỏ rằng chính quyền địa phương cũng muốn trấn áp sự phản kháng từ trong trứng nước. Và nhân dịp này, chính quyền địa phương cũng muốn lập án để lấy thành tích”.
Facebooker Nguyễn Văn Phước và Facebooker Phạm Xuân Hào. Photo Thanh Nien và CAND.
Một giảng viên đại học ở Cần Thơ và một công dân ở An Giang bị chính quyền xử phạt tổng cộng sáu năm tù “vì những bài viết trên mạng chỉ trích chế độ”, theo tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền.
Ông Vũ Quốc Ngữ thuộc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền hôm 1/11 cho VOA biết rằng ông Phạm Xuân Hào, kiến trúc sư, giảng viên Khoa Công nghệ ĐH Cần Thơ hôm 31/10 đã bị tòa án thành phố xử phạt 12 tháng tù với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân,” theo điều 331 BLHS năm 2015.
Cũng theo ông Vũ Quốc Ngữ, hôm 29/10, TAND tỉnh An Giang đã xử ông Nguyễn Văn Phước 5 năm tù về tội “Làm, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, theo điều 117 BLHS năm 2015.
Người đại diện cho tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, nói:
“Nhà cầm quyền thành phố Cần Thơ kết án ông Phạm Xuân Hào và nhà cầm quyền tỉnh An Giang đã kết án ông Nguyễn Văn Phước vì những bài viết trên mạng, cụ thể là trên MXH Facebook.
“Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền cho rằng việc kết án này là không đúng, đã vi phạm quyền tự do ngôn luận. Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền lên án việc kết án hai Facebooker này và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho hai Facebooker này”.
Báo Công an dân Nhân dân trích cáo trạng cho biết thầy giáo Phạm Xuân Hào đã “sử dụng tài khoản Facebook cá nhân, chia sẻ những bài viết có tích chất tiêu cực trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng không tốt đến nhận thức cộng đồng mạng; đưa ra những thông tin trái chiều, xuyên tạc đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, xâm phạm lợi ích của người khác”.
Liên quan đến cáo buộc đối với ông Nguyễn Văn Phước, trang Thanh Niên cho biết ông Phước “sử dụng các tài khoản này để theo dõi, gửi lời mời kết bạn với các tài khoản Facebook có ảnh đại diện liên quan đến chế độ Việt Nam Cộng hòa, các đối tượng phản động lưu vong”.
“Phước nhiều lần livestream nói chuyện về tình hình chính trị và chia sẻ các bài viết, hình ảnh, video clip có nội dung tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, xúc phạm Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo”, báo Thanh Niên trích cáo trạng cho biết.
Điều này chứng tỏ rằng chính quyền địa phương cũng muốn trấn áp sự phản kháng từ trong trứng nước. Và nhân dịp này, chính quyền địa phương cũng muốn lập án để lấy thành tích.
Vũ Quốc Ngữ
Ông Vũ Quốc Ngữ nhận định rằng việc chính quyền gần đây bắt bớ những người dùng MXH và những tiếng nói phản biện ít tiếng tăm cho thấy “mức độ vi phạm nhân quyền ở Việt Nam ngày càng trầm trọng, lan tận các địa phương nhỏ lẻ, chứ không chỉ ở các thành phố lớn”.
“Sau một thời gian Bộ Công an bắt giữ các nhà bất đồng chính kiến có tên tuổi thì xu hướng gần đây là Bộ Công an bật đèn xanh cho các địa phương để bắt giữ những người có ít tên tuổi hơn tại một số các tỉnh như Lâm Đồng, An Giang, Cần Thơ, Đồng Nai, Bến Tre… và một số tỉnh nhỏ lẻ.
“Điều này chứng tỏ rằng chính quyền địa phương cũng muốn trấn áp sự phản kháng từ trong trứng nước. Và nhân dịp này, chính quyền địa phương cũng muốn lập án để lấy thành tích”.