RFA
Chuyện của Thịnh: Tử tù
Tử tù Đặng Văn Hiến
Câu chuyện của anh Đặng Văn Hiến bắt nguồn từ mối mâu thuẫn như bao mâu thuẫn đang xảy ra hàng ngày ở những vùng quê nghèo. Giữa người dân canh tác và doanh nghiệp nhiều tiền. Tuy nhiên, sự tranh chấp này xảy ra không hề có giám sát của chính quyền địa phương trong rất nhiều năm. Với việc thờ ơ và vô trách nhiệm đó, có thể là nguyên nhân khiến người nông dân Đặng Văn Hiến gây nên một vụ xả súng giết chết nhiều người.
Hiến có tội! và cần chịu tội. Nhưng toà án Tỉnh Đắk Nông xử Hiến tử hình thì lại là một bản án vô trách nhiệm đến tột cùng.
Ông Đặng Văn Lợi, cha anh Hiến. Ông muốn nói suy nghĩ của mình
Người đàn bà hoá cọp
Chứng kiến bà Loan những năm gần đây. Tôi bất ngờ nhận ra những thay đổi lớn trong cảm xúc của bà.
Nhìn bà biến hoá từ một người phụ nữ Miền Tây hiền lành trở thành một người khác dữ dằn hơn. Mở miệng ra là gầm gừ muốn ăn tươi nuốt sống.
Bất lực nhìn bà thay đổi theo chiều hướng bi quan. Nhưng còn bất lực hơn khi biết rằng, nếu không có sức mạnh này bà sẽ gục ngã trước số phận.
Cái gì đang dồn ép những con người thấp cổ bé họng này vào đường cùng?
Hồ Duy Hải con bà 35 tuổi. Trong suốt 12 năm trong bóng đêm của phòng biệt giam. Mỗi tháng, Hải có một lần duy nhất bấu vào vạt áo mẹ để… Hi vọng! Để nghe kể về bên ngoài.
Bà Loan lấy sức mạnh đó để cố chạy khắp nơi bám víu vào một cánh tay giúp đỡ, nhưng chạy mãi cũng chỉ là màn sương mờ dày đặc. Cũng có những cánh tay cố giúp đỡ bà, nhưng dưới hệ thống luật pháp này dường như cũng bấp bênh như cánh lục bình.
Ánh mắt và những câu nói của bà Loan trong đoạn video. Sẽ dành riêng cho hệ thống toà án của chúng ta.
Một bản án oan sai, không chỉ gây hậu quả cho một người, mà nó còn đẩy người mẹ, người cha vào đường cùng của sự ám ảnh, cô lập. Xa hơn nữa nó phá nát lương tâm, lương tri của xã hội.
PS: Dành cho Hải. Trong hành trình này, mẹ em thật vĩ đại.
Bức thư của Ân xá quốc tế Na Uy và chữ ký của hơn 25 ngàn người Na Uy kêu gọi hủy án tử hình cho Hồ Duy Hải. Courtesy of Facebook of Amnesty International in Southeast Asia
Ân xá Quốc tế Na Uy vừa gửi thư đến ông Tổng bí thư-Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng kêu gọi hủy bỏ án tử hình đối với Hồ Duy Hải, người đã bị bắt vào tháng 3/2008 và 9 tháng sau đó bị tòa án tỉnh Long An tuyên tội tử hình với cáo buộc giết người, cướp tài sản.
Bức thư của Tổng thư ký Ân xá quốc tế Na Uy – John Peder Egenaes gửi đến Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng được ký vào ngày 23/10/2019, đính kèm theo chữ ký của 25.543 người Na Uy tham gia kêu gọi hủy án tử hình cho Hồ Duy Hải.
Trong thư có viết “chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam ngay lập tức hoãn tất cả các vụ hành quyết nhằm chấm dứt hình phạt tử hình theo sáu quyết định của Đại hội đồng liên hiệp quốc đã đưa ra vào năm 2007”.
Trên trang Facebook chính thức của Tổ chức Ân xá Quốc tế khu vực Đông Nam Á, ngày 25/10 có đăng tải lại bức thư của Ân xá Quốc tế Na Uy và cũng chính thức loan tin kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức hủy bỏ bản án tử hình của Hồ Duy Hải, và đảm bảo rằng anh được hưởng một quy trình tái xét xử công bằng.
Vào ngày 7/5/2018, gần 25 ngàn chữ ký cũng đã được gửi đến cố Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang.
Hồ Duy Hải bị đưa ra tòa, bị buộc tội và bị kết án tử hình dưới tội danh “giết người cướp của”, lúc đó, anh mới 23 tuổi.
Tuy nhiên, năm 2015, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tuyên bố việc xét xử Hồ Duy Hải đã không diễn ra đúng các trình tự pháp luật, và thiếu bằng chứng. Do đó, kêu gọi chính quyền tỉnh Long An điều tra lại vụ án.
Chủ tịch nước lúc đó là ông Trương Tấn Sang đã ra lệnh hoãn thi hành án tử hình, đúng một ngày trước khi Hồ Duy Hải bị thi hành án.
Mặc dù đã được chứng minh là thiếu chứng cứ và không diễn ra đúng thủ tục, chính quyền tỉnh Long An vẫn không tổ chức điều tra lại vụ án, và Hồ Duy Hải vẫn phải đối diện với việc bị tử hình bất cứ lúc nào.
Thậm chí, tháng 12 năm 2017, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An tuyên bố rằng họ muốn “nhanh chóng” tử hình Hồ Duy Hải.
Đã 11 năm Hồ Duy Hải bị giam giữ như một tử tù, anh nói với mẹ của mình mỗi lần thăm gặp rằng “hãy kêu oan cho con”. Và trong suốt 11 năm, mẹ của Hồ Duy Hải đã kiên trì thực hiện hành trình “kêu oan” cho con trai của mình.