Thứ Tư tuần trước (ngày 18/9/2019), nhà hoạt động 16 tuổi vì nền khí hậu Trái Đất – cô bé Greta Thunberg – đã có một bài phát biểu gây nhức đầu giới nghị sĩ cả hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ của Hoa Kỳ. Chúng tôi xin trích đăng lại để các bạn theo dõi.
Những ý quan trọng về tình trạng khí hậu toàn cầu thì Greta đã nói rất chính xác rồi. Sự thật là khả năng tồn tại của loài người trong 10 năm tới hiện đang dựa vào một xác suất xấp ngửa của đồng xu, và thậm chí người ta còn không quan tâm đến chuyện đó.
Nhưng điều thú vị chính là cô bé con 16 tuổi này đã chứng tỏ vị thế của giới trẻ và đại diện cho các thế hệ tương lai trên toàn cầu để nói thẳng trước những dân biểu của nền kinh tế công nghiệp lớn nhất thế giới về các sự thật khó nhằn:
1. Hoa Kỳ là quốc gia gây ô nhiễm carbon nhiều nhất thế giới.
2. Hoa Kỳ là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ và năng lượng hóa thạch đứng đầu thế giới.
3. Hoa Kỳ không bao giờ tham gia vào bất cứ hiệp định khí hậu nào vì lợi ích của mình.
Đến đây, có lẽ nhiều người Việt Nam sẽ nổi điên lên, chửa rủa rằng tại sao Greta Thunberg không nhắc đến Trung Quốc – cũng là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu? Đây là các lý do mà tôi nghĩ cô bé con này không thèm chấp quý vị đâu, vì các sự thật sau đây:
1. Chính vì Hoa Kỳ cho phép hợp tác từ hơn 3 thập kỷ trước, và các hãng Mỹ dồn dập đổ về Trung Quốc để xây dựng nhà máy sản xuất hàng Mỹ tại đây, nên Trung Quốc mới có cơ hội trở thành “công xưởng của thế giới”.
2. Các hãng Mỹ được lợi khi sản xuất hàng tại Trung Quốc: giá nhân công rẻ, tài nguyên sẵn có, năng lượng bẩn sẵn có, các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và chất thải công nghiệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc rất thoải mái. Nói cách khác, tư bản Mỹ bỏ USD ra để mua con người, môi trường và năng lượng của Trung Quốc, và đất nước cộng sản này cũng sẵn sàng hy sinh và đánh đổi mọi thứ để được bơm thêm USD cho thị trường nội địa.
3. Hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc vừa rẻ, vừa dễ dãi, nên các hãng Mỹ hưởng lợi rất nhiều từ khía cạnh chi phí lẫn lợi nhuận. Số phát thải khí CO2 được các công xưởng ở Trung Quốc bơm vào bầu khí quyển trong 2 thập kỷ gần nhất chủ yếu là để phục vụ cho quy trình sản xuất của các hãng Mỹ và phương Tây. Hàng hóa cũng được xuất khẩu và đem về Mỹ để bán cho dân chúng xài. Như vậy, thật ra khẩu phần phát thải của Trung Quốc đã được tiêu thụ phần lớn bởi dân Mỹ và Châu Âu. Còn Bắc Kinh thì nhận được USD làm dự trữ ngoại tệ.
4. Có bốn điều vô giá Trung Quốc được hưởng lợi trong giai đoạn này: (i) nhờ Mỹ bắt tay, Trung Quốc đã đá được Liên Xô (cũ) và Việt Nam Cộng Hòa ra khỏi bàn cờ địa chính trị vào thập niên 1970-1990, (ii) Trung Quốc có khả năng đàn áp dân chúng trong nước qua sự kiện Thiên An Môn (1989) mà không sợ bị can thiệp, (iii) Trung Quốc có thể giải quyết việc làm cho số dân 1,4 tỷ người của mình, và cuối cùng (iv), Trung Quốc học lóm và ăn cắp được công nghệ của các hãng Mỹ, để trong thế kỷ 21 này chuyển mình thành một trong các cường quốc kinh tế.
Thấy chưa, người Việt Nam mình đang bị lừa, bị thua cuộc, bị cuốn vào vòng xoáy của giới tư bản đỏ và không đỏ mà vẫn ngu ngốc chia rẽ nhau – từ những người Việt lưu vong trên đất Mỹ cho đến những người Việt hiện đang sống trên mảnh đất hình chữ S khốn khổ này. Dù có cãi nhau chí chóe, thì số phận người Việt Nam vẫn như thế cho cả hai bên quốc gia và cộng sản: thua trắng trên tất cả mọi nước cờ.
Giờ đây, khi cuộc khủng hoảng khí hậu ập đến, dân Việt Nam sẽ mất rất nhiều, hay nói thẳng ra, là mất trắng – từ kế sinh nhai của một vùng đồng bằng Sông Cửu Long rộng lớn, cho đến mối nguy hiểm phải đối mặt với các thảm họa khí hậu như bão tố, lũ lụt, mực nước biển dâng, sốc nhiệt, hạn hán…
Ôi, điều mà Greta nói với Quốc Hội Mỹ, thì không biết người Việt Nam có hiểu hay không? HÃY THỨC TỈNH ĐI. Bởi vì các con số về một cuộc khủng hoảng khí hậu nghiêm trọng sẽ không biết phân biệt đảng phái, ý thức hệ, quan điểm chính trị, cờ vàng hay cờ đỏ. Tất cả sẽ là vô nghĩa trước 20 triệu người dân Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ phải ra đi di tản trong hai thập kỷ nữa, các cơn đói kém lan rộng vì khí hậu bất ổn, xã hội loạn lạc… Các vị Việt Kiều ở Mỹ, Châu Âu, Australia cũng không thoát đâu. Một khi các căng thẳng gia tăng trong chính xã hội của những quốc gia này, thì dân da trắng sẽ suy nghĩ lại về miệng ăn của quý vị trên bàn ăn của họ, sẽ đàn áp quý vị, sẽ trục xuất quý vị hoặc đơn giản là xả súng vào cộng đồng quý vị.
Những biểu hiện cực đoan ấy đang xuất hiện – qua hình bóng đầy ngu dốt, hận thù, phân biệt chủng tộc, gây chia rẽ của Donald Trump, Scott Morrison, Jair Bolsonaro… Người da trắng rất biết cách bảo vệ lợi ích của họ, và các vị Việt Kiều sẽ mãi mãi nằm ở tầng lớp bên dưới, y hệt như các hành khách hạ cấp thuộc khoang hạng 3 trên boong tàu Titanic ngày xưa.
Hãy suy nghĩ về điều đó, hỡi những người Việt Nam! Bớt cuồng thứ lăng nhăng đi mà hãy nhìn lên trời, nhìn xuống chân mình, nhìn ra xung quanh… và thấy rõ số phận của mình.
N.Đ.A.
Nguồn: https://www.facebook.com/savio.nguyendatan/posts/10220542940187478
_____
Muôn màu muôn vẻ biểu tình chống biến đổi khí hậu
Bảo Duy
TTO – Không chỉ đơn giản là những khẩu hiệu và hô hào, những người trẻ tham gia cuộc biểu tình quy mô toàn cầu về chống biến đổi khí hậu đã nghĩ ra nhiều cách gây sốc để tăng nhận thức của xã hội, “huy động” cả vật nuôi tham gia.
Một chú chó “diễn sâu” cùng chủ khi tham gia màn giả chết tập thể trong cuộc biểu tình tại Budapest, Hungary – Ảnh: REUTERS
Bắt đầu từ ngày 20-9, hàng triệu người trên 150 nước đã bắt đầu xuống đường biểu tình, thể hiện quan điểm trước thềm một cuộc họp của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, dự kiến bắt đầu vào ngày 23-9.
Phần lớn những người tham gia còn ở độ tuổi rất trẻ, có cả học sinh tiểu học. Họ yêu cầu chính phủ phải cho họ nhiều tiếng nói hơn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu với lập luận rằng tương lai là của họ.
“Có bao nhiêu quyết định chính trị liên quan tới tương lai của thế giới này tính đến tiếng nói của giới trẻ? Chúng tôi muốn được cùng các chính trị gia, các nhà lãnh đạo thiết lập tương lai của hành tinh này.
Các vị không thể tiếp tục ngó lơ hay làm điều đó mà không có phần của chúng tôi được”, Marina Melanidis, một đại biểu của Canada, tuyên bố trong một hội nghị có sự tham gia của các quan chức Liên Hiệp Quốc ngày 22-9, bao gồm Tổng thư ký António Guterres.
Pita Taufatofua, vận động viên đến từ Tonga, kể lại trong nước mắt thảm cảnh một nửa đất nước của anh bị quét sạch trong một trận bão năm 2018. Theo một số chuyên gia, tình trạng ấm lên toàn cầu đã khiến nước biển ấm lên, do đó khiến các cơn bão trở nên hủy diệt hơn trước.
Nếu một nửa New York biến mất, họ sẽ hành động. Một nửa đất nước của tôi đã bị thổi bay trong vòng 1 đêm, nhưng vẫn chưa thấy ai hành động”
Pita Taufatofua, vận động viên đến từ Tonga
Một nhóm người biểu tình ở Ba Lan tái hiện cảnh chết trong rác thải nhựa để cảnh báo về nguy cơ ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa – Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin Reuters, khoảng 4 triệu người đã xuống đường biểu tình trên khắp thế giới kể từ ngày 20-9. Họ yêu cầu các chính phủ phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu và hỗ trợ những khu vực đang bị ảnh hưởng vì biến đổi khí hậu.
Đài CBS của Mỹ cho biết khoảng 1,1 triệu học sinh – sinh viên tại New York đã nghỉ học để tham gia tuần hành với sự tham gia của Greta Thunberg, nhà hoạt động môi trường Thụy Điển 16 tuổi nổi tiếng thế giới.
Anh chàng người Mexico này chọn cách gắn tất cả chai nhựa lên người để tham gia biểu tình – Ảnh: REUTERS
Thông điệp ý nghĩa và đáng suy ngẫm của người biểu tình Đức về tác hại của ấm lên toàn cầu khiến băng tan. Khi những tảng băng thật sự dưới chân họ tan đi, sợi dây thòng lòng sẽ thắt chặt vào cổ họ. Thông điệp của nhóm rất rõ ràng: một khi băng tan, con người sẽ tự thắt dây thòng lọng vào cổ của chính mình – Ảnh: REUTERS
Giả chết tập thể được tái hiện ở khá nhiều nước trong đợt biểu tình lần này, nhưng ấn tượng hơn cả là ở Seoul của Hàn Quốc. Màn giả chết trên đường này nhìn như trong một bộ phim về ngày tận thế của Trái đất, khi các sinh vật sống đều chết – Ảnh: REUTERS
Một nhóm người ăn vận như ông già Noel giơ bảng trước tòa nhà Quốc hội Phần Lan. Dòng chữ trên bảng có ghi: “Nhà của tôi đang cháy, bầy tuần lộc của tôi lại không biết bơi”, ám chỉ tình trạng nóng lên khiến băng ở Bắc cực tan nhanh – Ảnh: REUTERS
Nhóm biểu tình siêu nhí ở Paris, Pháp – Ảnh: REUTERS
Đoàn biểu tình của học sinh Bỉ – Ảnh: REUTERS
Các sinh viên ở Ba Lan cũng hưởng ứng cuộc biểu tình toàn cầu – Ảnh: REUTERS
Một bé gái được người lớn đưa đi tuần hành ở Anh – Ảnh: REUTERS
Người mẹ ở Brazil này đưa luôn con gái đi biểu tình kèm theo thông điệp hãy nghĩ cho tương lai của con cô và nhiều đứa trẻ khác – Ảnh: REUTERS
B.D.
Nguồn: https://tuoitre.vn/muon-mau-muon-ve-bieu-tinh-chong-bien-doi-khi-hau-201909221945323.htm