Bài học 20 tỉ đô la
Theo tin mới cập nhật hôm qua thì Nhà Trắng và Công ty BP của Anh quốc đã đi đến thỏa thuận trong vụ tai nạn tràn dầu ở vịnh Mexico[1]. Số tiền mà BP chi ra để đền bù thiệt hại cho những người dân vùng vịnh Mexico vì những hệ lụy của vụ tràn dầu gây ra là 20 tỉ đô la.
Vào ngày 20 tháng Tư năm nay, một giàn khoan thuộc công ty BP đang hoạt động ngoài khơi vịnh Mexico đã bốc cháy và sập xuống. Vụ tai nạn đã gây thiệt mạng 11 công nhân đang làm việc trên giàn khoan[2]. Nhưng hệ lụy không chỉ dừng ở đó. Vì sau khi giàn khoan sập xuống thì dầu thô từ dưới đáy biển tràn ra. Môi trường bị ảnh hưởng nặng nề, nghề cá ở vùng vịnh Mexico bị tê liệt, cũng như còn nhiều hệ lụy khác.
Đây là một bài học và hậu quả đắt giá cho BP – và cả cho những ai thích đi tắt đón đầu. Bởi vì, nếu BP không “đi tắt đón đầu” thì có lẽ vụ tai nạn đã không xảy ra. Số là, những người có trách nhiệm của công ty BP đã cho phép dùng “nước nhẹ (saltwater) ”trong đường ống và trong giếng dầu thay vì dùng “nước nặng (drilling fluid, or mud)” [3].
Ở một độ sâu cả mấy km dưới đáy biển, với áp lực quá lớn nên các công ty khoan dầu phải dùng “nước nặng” bơm vào trong đường ống và lòng giếng dầu để giữ độ cân bằng áp suất trong đường ống cũng như không cho phép dầu tràn lên quá nhanh trong đường ống dẫn. Nhưng BP đã quyết định “đi tắt đón đầu” – một quyết định chết người là đã dùng “nước nhẹ” để bơm vào trong đường ống và trong giếng dầu. Và kết quả là như chúng ta đã biết và BP phải đền bù 20 tỉ đô la. Nhưng có lẽ, con số 20 tỉ đô la này chưa phải là con số cuối cùng vì BP sẽ còn gặp nhiều điều rắc rối, kiện tụng nơi pháp đình trong tương lai.
Với BP, 20 – 30 tỉ đô la không phải là một con số quá lớn để dẫn đến Công ty này phải khánh kiệt. Chỉ nội trong vài năm nay, BP đã lãi ròng hơn vài chục tỉ đô la. Tuy nhiên, đây là một hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai ưa đi ngang về tắt. Nhất là với những công trình có tuổi thọ nhiều thập kỷ và có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe người dân trong xã hội. Bởi lẽ, một khi không nghiên cứu kỹ càng thì hậu quả của nó rất khốc liệt và nặng nề.
Một điều đáng nói thêm ở đây là sự quyết của Chính phủ và Quốc hội Mỹ. Trong vòng chưa được hai tháng, ông Tổng thống Obama đã đi đến các tiểu bang bị ảnh hưởng tràn dầu 4 lần. Nếu Chính phủ và Quốc hội của ta quyết liệt như vậy với Công ty Vedan thì có lẽ người dân đã được đền bù và con sông Thị Vải đã được cứu sống từ lâu.
World Cup…
Mùa hè năm nay sôi động bởi vì giải World Cup ở Nam Phi. 32 hai đội bóng từ 32 quốc gia cùng đến Nam Phi để tranh thư hùng hòng giật Cúp Vàng đem về cho quốc gia. Sau 5 ngày thi đấu, World Cup năm nay đã đem lại nhiều điều bất ngờ cho giới mộ điệu cũng như “mất ngủ” cho những ai có máu me “đen đỏ – cá độ”. World Cup năm nay, những đại gia nằm “chiếu trên” không tỏ ra hơn “chiếu dưới” là bao. Pháp hòa Uraguay, Argentina chỉ ghi 1 bàn vào lưới Đại Bàng Xanh, Anh hòa với Mỹ, Ý hòa với Paraguay. Hà Lan phải chờ đến gần cuối trận – sau khi đối phương đốt lưới nhà mới tìm được niềm vui tung lưới Đan mạch. Brazil vất vả thắng Bắc Hàn – một đối thủ kém Brazil 104 bậc. Tây Ban Nha thì muối mặt hơn khi để thua Thụy Sĩ. Chỉ có Đức là tỏ ra có thực lực khi đè bẹp Úc với tỉ số 4-0.
Dàn cầu thủ và sự điêu luyện kỹ thuật cá nhân của đội tuyển Tây Ban Nha như thế nào? Vậy nhưng vẫn phơi áo te tua. Vậy thì, có quá “nguy hiểm” khi làm những chuyện lớn lại đơn phương đinh ninh, nắm chắc thành công với những tư duy “dự tính, dự báo, 50-50”, những ý nghĩ hoang tưởng “Với đà tăng trưởng hiện nay, đến 2020, GDP sẽ đạt gần 300 tỷ USD; 2030 là 700 tỷ USD; 2040 đạt 1.200-1.400 tỷ USD và đến 2050 sẽ gấp đôi số đó. GDP bình quân đầu người đến 2050 dự kiến lên 20.000 USD, thay vì mức hơn 1.000 USD hiện nay. Nếu cứ lấy ngưỡng an toàn vay nợ là 50% GDP, đến 2020, Việt Nam có thể vay 150 tỷ mà vẫn an toàn”… thay vì dựa vào những con số, dữ liệu rõ ràng làm cho người ta tin tưởng?
Đường sắt cao tốc (ĐSCT)…
Dự án ĐSCT đang “đốt nóng” dư luận trong nước. Cộng thêm những cú về ngược của các đội banh “chiếu dưới” thì chắc sẽ “nóng” thêm rất nhiều. Đã có quá nhiều phân tích những bất cập của các vị quan chức toan tính xây giâc mơ siêu dự án ĐSCT. Do đó, chỉ xin được lạm bàn về hai điều trong bài viết này.
Thứ nhất. Số lượng hành khách vào năm 2030. Theo giải trình của Chính phủ thì dự án ĐSCT là cần thiết vì:
“Theo Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng, đến năm 2030, nhu cầu hành khách trên hành lang vận tải Bắc – Nam sẽ là 534.000 người mỗi ngày. Nếu không xây dựng đường sắt cao tốc thì nhu cầu vận tải hành khách sẽ vượt năng lực của các loại hình vận tải là 156.000 người mỗi ngày…”[4]
Có nghĩa đến năm 2030, lượng hành khách là 195 triệu lượt cho tất cả các loại hình vận tải (534.000×365 =195 triệu). Và ĐSCT sẽ chuyên chở 156.000 lượt hành khách – hoặc hơn – cho mỗi ngày. Bởi vì, nếu ĐSCT không đáp ứng được con số 156.000 người/ngày này thì ĐSCT vẫn không giải quyết được gì. 156.000×365 = 57 triệu hành khách một năm. Con số này có quá là lạc quan cũng như chủ quan hay không? Vì với giá vé bằng 75% hay ngang ngửa với giá vé máy bay mà có tới 57 triệu lượt người đi ĐSCT thì quả là hơi khó tin.
Thứ hai. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Theo lời ông Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Vũ Văn Ninh thì “Đặt lên bàn tính toán thì hiệu quả kinh tế của dự án này không phải là rất cao, nhưng về lâu dài và tính cả hiệu quả xã hội là tốt” [5]. Cách lý giải này không được thuyết phục. Nếu dự án ĐSCT không có hiệu quả kinh tế thì người dân nghèo không trông chờ được gì vào dự án này. Bởi lẽ Chính phủ không thể dùng tiền lời từ dự án ĐSCT để đầu tư cho người nghèo. Vậy đâu là “hiệu quả xã hội”? Dự án ĐSCT chỉ có thể đem lại “hiệu quả xã hội” cao nếu Chính phủ bù lỗ giá vé cho người nghèo để họ có thể đi lại với giá của xe khách đường bộ. Điều này thật sự là một giấc mơ –nhưng có thể gọi đây là một “giấc mơ ngủ ngày”.
Nợ….
Chuyện một quốc gia mắc nợ hay đi vay nợ để phát triển là chuyện bình thường. Tuy nhiên, Việt Nam ta có hơi khác.
Thứ nhất. Kinh tế Việt Nam là kinh tế chủ đạo thuộc Chính phủ. Các đại công ty, tập đoàn nhà nước được Chính phủ hỗ trợ vốn cùng nhiều yếu tố thuận lợi khác. Điều đáng buồn là hiệu quả của các công ty, tập đoàn này rất kém. Trong khi đó, các quốc gia Âu Mỹ tuy có nhiều nợ nhưng các công ty tư nhân lại làm ăn rất hiệu quả. Hàng năm, các công ty tư nhân vẫn có thể đem về hàng ngàn tỉ đô la cho các Chính phủ. Do đó, các quốc gia Âu Mỹ vẫn có thể vực dậy và vượt qua nợ nần nếu biết hạn chế chi tiêu hợp lý. Như vậy, sẽ là một bất cập nếu chúng ta cứ nghĩ rằng nhiều quốc gia khác nợ ngập đầu nhưng có sao đâu.
Thứ hai. Một khi ngập đầu trong nợ nần thì chúng ta sẽ bị yếu thế trong quan hệ bang giao quốc tế. Tệ hơn nữa nếu chúng ta mắc nợ lân bang. Bởi lân bang cũng như hai người láng giềng. Khi mối giao hảo tốt thì không sao. Khi bất hòa thì nó đem nợ ra đòi. Đây là chưa kể những lân bang có ý bất hảo. Những lân bang bất hảo này sẵn sàng cho vay nhưng sau đó sẽ lấy lời gấp năm bảy lần với những điều kiện khó nói. Lúc đó, có ân hận cũng không còn kịp nữa bởi vì đã mắc bẫy của người ta.
Quốc hội…
Vào thời phong kiến, người ngồi ở ngôi Vua tự xem mình là con Trời – Thiên tử. Nhưng Thiên tử cũng là người thường. Do vậy, cũng không tránh khỏi sai trái, lỗi lầm trong các quyết định trọng đại. Lại thêm những bọn gian thần hay theo bợ đỡ để xúi Vua làm bậy. Chức quan “Ngự sử” cũng vì lẽ này mà có. Quan Ngự sử có trách nhiệm giám sát triều đình và can gián Vua. Người làm quan Ngự sử thường phải đối mặt sự an nguy cho bản thân. Một phần gây ra bởi đám tặc thần và một phần do phải can gián nhà Vua – Thiên tử. Nhưng một khi làm quan Ngự sử thì coi cái chết nhẹ như lông hồng. Thay vào đó là đặt nặng trách nhiệm mình được giao phó cũng như coi trọng chuyện của trăm họ trên cả lo cho bản thân.
Đó là chuyện xưa. Còn ngày nay thì sao? Ngày nay, các thể chế Nhà nước Pháp quyền đều có Quốc hội, cơ quan quyền lực đại diện cho người người để giám sát Chính phủ. Bởi lẽ, Chính phủ mà người đứng đầu là Thủ tướng và các Bộ ngành cũng là người phàm. Dù có tài ba lỗi lạc nhưng chắc gì không có những quyết định sai trái. Lại thêm, bọn gian thần tặc tử thì thời nào cũng có – quốc gia nào cũng có. Do đó, nhiều quyết định sai lầm được đưa ra là chuyện đương nhiên.
Như vậy, nếu mọi chuyện “Chính phủ quyết liệt thì Quốc hội nên ủng hộ” thì thử hỏi sự tồn tại của Quốc hội và những kỳ họp Quốc hội có còn cần thiết, ý nghĩa nữa hay không?
Đại biểu Quốc hội là những người đại diện cho Nhân Dân, hay cử tri tại địa phương mình ứng cử. Vậy thì, việc làm các đại biểu đáng kính này phải phản ánh những điều người dân quan tâm nơi nghị trường. Để được như vậy, các vị đại biểu Quốc hội đáng kính phải cầu thị, quan tâm, tôn trọng những ý kiến từ cử tri của mình. Dự án ĐSCT là một dự án vĩ đại. Nó có thể thay đổi toàn diện đất nước. Nếu là đúng thì Việt Nam sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực. Nếu là sai thì Việt Nam sẽ chìm ngập trong nợ nần.
Dù đúng hay sai, tất cả đều nằm ở tương lai. Nhưng với một dự án vĩ đại như vậy mà chỉ gói gọn trong 33 trang giấy trắng thì quả là khó mà tin là dự án này được nghiên cứu thấu đáo [6]. Điều này nói lên rằng những người được giao phó làm báo cáo quan trọng này đã không “đủ tầm” và cũng không “có tâm”! Bởi lẽ, người có tầm và có tâm thì không thể nào dám trình ra Chính phủ, trình ra Quốc hội một bản báo cáo sơ sài đến như vậy.
Có rất nhiều đại biểu Quốc hội nói rằng dự án ĐSCT là “giấc mơ của người dân”! Thử hỏi, đã có vị đại biểu nào đi gặp cử tri để nghe ý kiến – để biết người dân nghĩ gì hay không? Bí quyết thành công không cần tìm ở đâu xa.Tất cả được gói gọn trong mấy chữ:
– Cầu thị, Quan tâm, và Tôn trọng ý kiến của Dân.
Cách đây không lâu, tôi gởi thư điện tử đến các vị đại biểu Quốc hội Hoa Kỳ để bày tỏ quan ngại của mình trước những hợp đồng của Bộ Quốc phòng. Những hợp đồng này có thể ảnh hưởng đến công việc của người đi làm tại Mỹ. Trong đó có tôi. Xin được trích ba lá thư của Bà Thượng Nghị sĩ Hutchison, Ông Thượng Nghị Sĩ Cornyn, và Ông Dân biểu Liên bang Barton.
from Senator Kay Bailey Hutchison <senator@hutchison.senate.gov>
to …….@gmail.com
date Fri, May 28, 2010 at 4:34 PM
subject Constituent Response From Senator Kay Bailey Hutchison
mailed-byhutchison.senate.gov
hide details May 28
Dear Friend:
Thank you for contacting me about the U.S. Air Force’s refueling tanker contract. I welcome your thoughts and comments.
In 2009 the U.S. Air Force announced a $35 billion contract to build new refueling tanker airplanes. Boeing and Northrop Grumman, both U.S.-based companies, were the original sole source competitors for the contract. In March 2010, Northrop Grumman dropped out of the bid. This allowed the French-based EADS to take its place as the new sole source competitor.
Boeing has expressed concerns that EADS may have an unfair advantage in its bid due to government subsidies the company receives from France. The deadline for submission of a proposal will be in July of this year.
It is my hope that Boeing will be awarded this contract. From both national security and economic standpoints, I believe that our military should be flying planes that are made by American-based companies that employ Americans. Please be assured that I will keep your thoughts in mind.
I appreciate hearing from you, and I hope that you will not hesitate to contact me on any issue that is important to you.
Sincerely,
Kay Bailey Hutchison
United States Senator
284 Russell Senate Office Building
Washington, DC 20510
202-224-5922 (tel)
202-224-0776 (fax)
http://hutchison.senate.gov
fromtx06ima.pub@mail.house.gov
to…….@gmail.com
dateFri, Jun 11, 2010 at 3:53 PM
subjectMessage from Representative Joe Barton
mailed-bymail.house.gov
hide details Jun 11 (6 days ago)
Dear Mr. Nguyen:
Thank you for contacting me with your concerns regarding defense contracts. I consider it an honor to represent the 6th District, and I appreciate the opportunity to hear your thoughts.
The aerial refueling tanking that you brought up is currently in the re-bidding process, with several companies bidding for the contract. The federal government has promoted competition between bidders and offerors seeking to meet its needs since at least 1781. Then, as now, the government encouraged competition because of its reported benefits to the government and the general public. While I am a supporter of American workers and businesses, if a better, more technologically advanced product is being made overseas, these companies should have the right to bid on military contracts.
You mentioned your support for Congressman Inslee’s amendment to the FY 2011 Defense Reauthorization bill, which requires the Secretary to consider and take into account any “unfair competitive advantage” offerors possess on contract bids regarding the KC-X aerial refueling aircraft (tanker) program or any successor program. This amendment passed on the House floor by a vote of 410-8.
The safety and wellbeing of Americans, including members of the Armed Forces, has always been a top priority of mine, and I will continue to support what ever measures to ensure that our soldiers in harms way are protected.
Thank you again for contacting me. Please continue to keep me informed of issues that are important to you.
Sincerely,
Joe Barton
Member of Congress
from SenateWebmail@cornyn.senate.gov
to ……@gmail.com
date Thu, Jun 17, 2010 at 9:24 AM
subject Thank You For Contacting My Office
mailed-bycornyn.senate.gov
hide details 9:24 AM (12 hours ago)
Dear Mr. Nguyen:
Thank you for contacting me regarding concerns about the United States Air Force and the KC-X aerial refueling tanker program. I appreciate having the benefit of your comments on this matter.
As you may know, on February 24, 2010, the Department of Defense (DoD) released its Request for Proposals to build 179 new KC-X aerial refueling tankers for the Air Force. The DoD has indicated that they are committed to a fair and open competition and will welcome proposals from all qualified companies.
The United States Air Force has served our country proudly as the lead service to fly and fight in air, space, and cyberspace. Because these brave Americans must have the resources to fight and win the War on Terror and safeguard our nation against those who would seek to harm it, I will advocate defense spending that supports them. However, as a member of the Senate Finance and Budget Committees, I am mindful that we must strike a balance between stewarding hard-earned taxpayer dollars and ensuring that our men and women in uniform have the resources necessary to both execute ongoing missions and meet emerging threats. Furthermore, when awarding contracts to private companies, it is important that Congress exercise its oversight role to ensure that the entire selection process is conducted in accordance with all applicable laws, regulations, and procedures.
I am confident that the modernization of the Air Force tanker fleet will continue to be a high priority for both the 111th Congress and the Obama Administration, and you may be certain that I will keep your views in mind as I monitor this issue and advocate for policies that help strengthen and support the United States Air Force and those brave Americans who serve within its ranks.
I appreciate having the opportunity to represent the interests of Texans in the United States Senate. Thank you for taking the time to contact me.
Sincerely,
JOHN CORNYN
United States Senator
517 Hart Senate Office Building
Washington, DC 20510
Tel: (202) 224-2934
Fax: (202) 228-2856
http://www.cornyn.senate.gov
Tôi là ai? Tại sao hai vị Thượng Nghị sĩ và ông Dân biểu Liên bang phải trả lời thư cho tôi? Đơn giản, tôi là người “nộp thuế”. Còn ba vị đó là “người đại diện cho Dân”. Còn Chính phủ là người tiêu tiền thuế của Dân. Vậy thì, người đại diện cho Dân phải có trách nhiệm giám sát Chính phủ cũng như phải quan tâm tới cử tri mà các vị đó đại diện. Và nhờ có phải sự “Cầu thị, Tôn trọng, và Quan tâm” này mà nước Mỹ luôn đi đầu?
LD
[1] http://news.yahoo.com/s/ap/us_gulf_oil_spill
[2] http://www.cleveland.com/nation/index.ssf/2010/05/bp_oil_spills_human_side_offsh.html
[3] http://www.cbsnews.com/stories/2010/05/26/national/main6520465.shtml
[4] http://w12.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/04/3BA1AF1B/
[5] http://vietnamnet.vn/chinhtri/201005/Hai-Bo-truong-cung-benh-vuc-duong-sat-cao-toc-911315/
HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập