TẠI SAO VẪN CÒN KỲ THỊ?

Nguyễn Nguyên Bình

Nhóm chúng tôi hẹn nhau cùng lên Vị Xuyên viếng liệt sĩ và nhân dân đã hi sinh ở mặt trận Vị Xuyên trong những năm chiến đấu chống xâm lược Trung Quốc bảo vệ biên giới.

D:\Downloads\BVN\22-2\1.jpg

Thời gian gần đây, trong dịp kỉ niệm 40 năm chống bành trướng Bắc Kinh, thấy có chút rục rịch từ phía sau cầm quyền VN (mà có người nói là các báo quốc doanh được mở rọ mõm, được công khai đăng bài nói về chiến tranh năm xưa với “bạn vàng” của Đảng); chúng tôi đã mừng mừng. Vậy thì có thể chuyến đi Vị Xuyên lần này sẽ không trở ngại gì nhiều.

D:\Downloads\BVN\22-2\2.jpg

Ra đi từ sớm tinh mơ, gần trưa thì xe chúng tôi tới Nghĩa trang Quốc gia Vị Xuyên. Vì có ý muốn đưa sự việc lên công luận rộng rãi, để động viên được nhiều người cùng quan tâm, cùng hướng tới việc tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ và đồng bào nên chúng tôi có chuẩn bị khẩu hiệu, băng rôn, hương hoa chu đáo. Khi bắt đầu giăng khẩu hiệu có dòng chữ: “Trung tâm Minh Triết tưởng nhớ đồng bào và chiến sĩ hi sinh chống quân xâm lược bành trướng Trung Quốc”, thì chúng tôi liền bị “nhà chức trách” ở đây ra nhắc nhở ngay: phải xin phép của chính quyền trước mới được chăng khẩu hiệu (Kể cả một tấm bảng nhỏ cá nhân với dòng chữ: “Nhân dân không bao giờ quên” (xem ảnh), họ cũng không chịu cho đưa lên chỗ Đài Liệt sĩ). Chúng tôi vặn hỏi: “Tại sao không cho bày tỏ tình cảm đối với đồng bào chiến sĩ mình? Văn bản nào? Ai quy định?… Tất nhiên những câu hỏi đó họ không chịu trả lời, chỉ biết khăng khăng cản trở. Cụ Nguyễn Khắc Mai (được suy tôn làm trưởng lão của nhóm chúng tôi) cũng lấy làm lạ và rất bực mình vì chuyện vô lý vô lối đó, nhưng phải cố kiềm chế. Theo cụ thì mục đích chính là mình làm lễ tưởng niệm, dâng hoa, dâng hương nên thôi tranh luận đã.

D:\Downloads\BVN\22-2\4.jpg

Cuộc lễ tưởng niệm cuối cùng cũng xong, nhưng lúc đó chúng tôi mới biết mình đã bị an ninh từ Hà Nội bám theo, và họ còn bám theo cho đến khi chúng tôi lên đền liệt sĩ trên Cao điểm 468 nữa.

Khi leo toát mồ hôi lên đến cổng đền, chúng tôi gặp mấy sĩ quan mặc sắc phục biên phòng đang lễ mễ mang rất nhiều bọc các loại mã, như mũ, giày dép của bộ đội. Rất cảm kích vì nghĩ ở đây họ chuẩn bị làm lễ tưởng niệm theo tín ngưỡng dân gian cho anh em mình. Thế nên rất sốt sắng chung tay xách lên Đền Thượng. Thế mà chỉ một lúc sau, chả biết mấy tay an đi theo chúng tôi đã rỉ tai với sĩ quan biên phòng gì đó, khi chúng tôi hỏi thăm chỉ đơn giản về tên gọi của đền, của địa phương, mà anh sĩ quan nọ tự nhiên căng ngay cái mặt lên và không thèm trả lời lấy một câu???

Lại còn chuyện về một bạn thanh niên mặc chiếc áo thun có in hình No U (xem ảnh tôi chụp cùng bạn ấy) thì viên đại úy biên phòng bắt phải thay áo khác. Nhưng bạn ấy nói chỉ còn cách cởi trần, làm gì có áo khác ở đây mà mặc! Thế là anh ta mới chịu lảng đi chỗ khác…

D:\Downloads\BVN\22-2\3.jpg

Những chuyện đó tuy nhỏ nhưng cũng đủ thấy sự kỳ thị vô lối của phía cầm quyền đối với những người có lòng yêu nước, kính trọng những người đã hi sinh vì đất nước. Cũng qua đấy, tôi cảm nhận được rằng, nhà cầm quyền vẫn chẳng thực tâm chống bọn Trung cộng xâm lược, bành trướng; vẫn không chịu tìm sức mạnh chống giặc ngoại xâm (nếu họ định chống ngoại xâm) trong mối đoàn kết toàn dân tộc. Nói vậy có oan uổng cho họ không? Các bạn?

N.N.B.

Tác giả gửi BVN

This entry was posted in 40 năm Chiến tranh biên giới. Bookmark the permalink.