RFA 30-1-2019
Phiên tòa xét xử bác sĩ Hoàng Công Lương cùng với các bị cáo. Courtesy FB LS. Nguyễn Văn Quynh
Bác sĩ Hoàng Công Lương và bản án từ lỗi quy trình
Mẹ Nấm (Danlambao) – Vụ án 9 người chết trong khi đang chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình khiến dư luận quan tâm trong thời gian qua đã kết thúc với phiên sơ thẩm lần 2. Bác sĩ Hoàng Công Lương bị TAND tỉnh Hòa Bình tuyên án phạt 42 tháng tù giam vì tội vô ý làm chết người. Đây là bản án theo nhận định của giới chuyên môn ngành y là án oan.
Ngày 29/5/2017, 18 bệnh nhân đang điều trị lọc máu ở đơn nguyên thận nhân tạo, bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình đồng loạt có biểu hiện nôn, ngứa, chóng mặt. Chín người sau đó lần lượt tử vong.
Công an đã khởi tố vụ án, nhận định nguyên nhân do nguồn nước cung cấp cho việc lọc, chạy thận nhân tạo không được bảo đảm, các thiết bị được bảo dưỡng và đưa vào hoạt động không kiểm định đúng quy trình. Bác sĩ Hoàng Công Lương (khoa Hồi sức tích cực), Trần Văn Sơn (cán bộ phòng vật tư) và Bùi Mạnh Quốc (Giám đốc Công ty xử lý nước Trâm Anh) sau đó bị khởi tố về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và vô ý làm chết người”.
Tháng 5/2018 sau phiên toà xét xử sơ thẩm lần 1 kéo dài 12 ngày và 5 ngày nghị án, TAND thành phố Hòa Bình tuyên trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung.
Cơ quan điều tra có 12 tháng kể từ ngày xảy ra sự việc để đưa vụ án liên quan đến 9 mạng người ra xét xử.
Ngày 8/1/2019, TAND tỉnh Hoà Bình tiếp tục mở lại phiên sơ thẩm, lần này có thêm 4 bị cáo khác, trong đó có cựu giám đốc bệnh viện là ông Trương Quý Dương.
Sau khi bổ sung điều tra, Cơ quan điều tra CA tỉnh Hòa Bình thay đổi tội danh của bác sĩ Hoàng Công Lương từ tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” sang tội “Vô ý làm chết người”.
Tại phiên toà “kết quả xét nghiệm mẫu nước” là cơ sở để VKS buộc tội bác sĩ Lương. Tuy nhiên chứng cứ này lại không được sử dụng như điều kiện bắt buộc để đưa máy chạy thận vào hoạt động.
Trách nhiệm chồng chéo, hồ sơ giấy tờ làm giả. Những lãnh đạo bệnh viện chỉ bị lôi ra khi có áp lực từ dư luận.
Và cuối cùng là bản án 42 tháng tù cho bác sĩ Lương.
Lỗi quy trình làm việc, khi cả hệ thống y tế hiện tại không có sự ràng buộc trách nhiệm chặt chẽ và khoa học.
Bản án dành cho bác sĩ Lương hôm nay liệu có làm người ta thức tỉnh trong nhận định về lỗi hệ thống không thể sửa được ở Việt Nam?
Tôi e là không, khi đâu đó vẫn đọc được sự khẩn cầu công lý từ những người như ông Nguyễn Phú Trọng.
Bác sĩ Hoàng Công Lương tuyên bố sẽ kháng cáo
Những người có lương tri, những đồng nghiệp của bác sĩ Lương, tôi nghĩ đây là lúc chúng ta cần phải lên tiếng để phản đối bản án bất công này.
30.01.2010
http://danlambaovn.blogspot.com/2019/01/bac-si-hoang-cong-luong-va-ban-tu-loi.html
Bác sĩ Hoàng Công Lương bị tuyên 42 tháng tù trong vụ án chạy thận làm 9 người chết ở Bệnh viện đa khoa Hòa Bình với cáo buộc ‘vô ý làm chết người’.
Truyền thông trong nước loan tin cho biết bác sĩ Hoàng Công Lương là 1 trong 7 bị cáo của vụ án.
Cùng bị án 42 tháng tù như bác sĩ Hoàng Công Lương là ông Trần Văn Sơn, cựu cán bộ Phòng Vật tư Bệnh viện đa khoa Hòa Bình; nhưng ông này bị tuyên án về tội ‘thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’.
Cũng với tội danh ‘thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’, Ông Trương Quý Dương, nguyên giám đốc Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, và ông Đỗ Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Thiên Sơn, cùng bị 30 tháng tù cho mỗi người.
Ông Hoàng Đình Khiếu, phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, và ông Trần Văn Thắng, nguyên trưởng phòng Vật tư Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, mỗi người bị mức án 36 tháng tù.
Trong vụ án này, người bị mức án cao nhất là ông Bùi Mạnh Quốc, Giám đốc Công ty Trâm Anh, bị 54 tháng tù.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát về vụ án xảy ra vào ngày 29 tháng 5 năm 2017 khi 18 bệnh nhân được chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình. Chín bệnh nhân tử vong với nguyên nhân được xác định là do nguồn nước chạy thận không bảo đảm.
Bác sĩ Hoàng Công Lương lúc đó ký xác nhận vào y lệnh lọc máu cho các bệnh nhân. Tuy không phải chịu trách nhiệm về nguồn nước nhưng không kiểm tra khi biết nguồn nước để chạy thận bị can thiệp.
Ông Bùi Mạnh Quốc là người sửa chữa hệ thống lọc nước để chạy thận tại Bệnh viện đa khoa Hòa Bình. Ông này bị cáo buộc trong quá trình sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống lọc nước đã cẩu thả để tồn dư hóa chất. Tiếp đó không lấy mẫu đi xét nghiệm, chưa bàn giao hệ thống cho bệnh viện.
Ông Đỗ Anh Tuấn sau khi ký hợp đồng với Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã để mặc Bùi Mạnh Quốc tiến hành hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng.
Những người khác đều không làm tròn trách nhiệm dẫn đến vụ việc gây chết người.