Lê Kiên
TS. Chu Hảo
Tuyên bố được gửi đi trong ngày 26.10.2018, nhưng phải đến sáng ngày 29.10, mới xuất hiện trên mạng xã hội và lan truyền rộng rãi.
Như vậy, ông Chu Hảo – người có 45 tuổi đảng, người từng cống hiến nhiều cho ĐCSVN đã rời khỏi đảng trước khi bị kỷ luật, như một hình thức phản kháng đầy chính trực trước quyết định thiếu dân chủ nêu trên, cũng như bản thân ông nhận thấy tổ chức ông phục vụ khi xưa nay đã ‘suy thoái’. Quyết định của ông có phần đi ngược lại tinh thần của thư ngỏ đòi UBKTTW rút lại quyết định kỷ luật đối với ông của các thành viên Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) vào ngày 27.10, một bức thư ngỏ bị đánh giá là có phần ‘cải lương’.
Tuyên bố của ông Chu Hảo cũng cho thấy một vấn đề, là nguyên tắc dân chủ cơ sở trong kỷ luật một đảng viên cũng bị xóa bỏ khi mà trung ương quyết tâm kỷ luật một cá nhân nào đó.
Trong một diễn biến có liên quan, Tiến sĩ Phạm Gia Minh đã rút khỏi chức vụ Phó Tổng thư ký của Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài (ALOV) để đứng về phía TS. Chu Hảo. Sự kiện này nối tiếp sự thoái đảng của nhà văn Nguyên Ngọc và nhiều nhân sĩ trí thức khác, nó vừa cho thấy tính đoàn kết và hiệp đồng của giới trí thức thực sự, cũng như thể hiện sự bản lĩnh trong nhân cách, lòng tự trọng và phẩm giá hiếm hoi của giới trí thức Việt Nam.
Cũng theo bài viết này, bất kỳ trí thức nào cũng sẽ bị kỷ luật nếu như phản bác, phủ nhận Chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện ‘đa nguyên, đa đảng, thể chế tam quyền phân lập, phát triển xã hội dân sự’.
L.K.
VNTB gửi BVN