Ánh Liên tổng hợp
Cái chết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang được chia sẻ với nhiều nhận định khác nhau, từ một người chủ trương đàn áp bất đồng chính kiến, cho đến một người có xu hướng gần gũi với Mỹ.
Đàn áp bất đồng chính kiến
Chính phủ Việt Nam thời gian gần đây tìm cách tăng áp lực lên các nhà bất đồng chính kiến sau khi ông Quang trở thành Chủ tịch nước. Công an đã đẩy mạnh các cuộc đàn áp trên các blogger và các nhà phê bình Facebook từ năm 2016. đã triển khai 10.000 thành viên của một đơn vị chiến tranh mạng để chống lại những gì được coi là mối đe dọa ngày càng tăng gắn với ‘quan điểm sai lầm’ tăng nhanh trên Internet.
Còn theo trang NEWS của Úc châu cho hay, trong thời gian ông Trần Đại Quang làm Chủ tịch nước, cuộc đàn áp người bất đồng chính kiến lớn đã diễn ra với hơn 40 người bị tù giam và hơn 100 người bị đánh đập, bắt giữ kể từ tháng 4.2018, theo Tổ chức Ân xá Quốc tế.
Cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: Minh Hoang/AFP
Trang NYT chỉ rõ, chính Quang, một cựu Bộ trưởng Bộ công an đã chủ trì cuộc đàn áp tự do ngôn luận. Bản thân ông Chủ tịch nước cũng từng gánh chịu nhiều chỉ trích khi ông ủng hộ việc thông qua dự luật Luật an ninh mạng vào tháng Sáu, trong đó yêu cầu Facebook và các công ty công nghệ khác mở văn phòng tại Việt Nam và lưu trữ dữ liệu người dùng ‘quan trọng’ trên các máy chủ nội bộ. Các nhóm nhân quyền nói rằng một động thái như vậy sẽ mở đường cho phép chính phủ gia tăng mạnh đàn áp lên các nhà bất đồng chính kiến.
Một người ủng hộ sự gần gũi với Mỹ
Trong mối quan hệ giữa TBT Nguyễn Phú Trọng và ông Trần Đại Quang, dường như không thực sự tốt đẹp. Vào năm 2015, khi ông Trọng trở thành người đầu tiên trong vai trò Tổng Bí thư ĐCSVN đến thăm Nhà Trắng, nhưng ông Trọng vẫn được xem là một người ủng hộ mối quan hệ thân thiết với đồng minh tư tưởng – Trung Quốc. Trong khi đó, dưới góc nhìn của cây viết John Boudreau (Bloomberg), ông Trần Đại Quang được đánh giá như một người ‘ưa sự gần gũi với Mỹ’. Cụ thể, ông Quang là người ủng hộ phát triển khu vực tư nhân và phát triển mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ.
‘Ông là Chủ tịch nước (Việt Nam) đầu tiên gặp gỡ chúng tôi, phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Mỹ – Việt,’ Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành của Phòng Thương mại Mỹ tại Hà Nội cho biết.
‘Ông là một tín đồ trong khu vực tư nhân và trong cải thiện quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam’.
Dù vậy, ông Sitkoff cho biết, cái chết của ông Quang sẽ không làm thay đổi chính sách kinh tế của Chính phủ Việt Nam. Và trong chuyến thăm New York sắp tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cam kết sẽ thay thế ông Quang, Sitkoff nói. ‘Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đã lên kế hoạch ăn tối với ông Trần Đại Quang trước đó’.