Xung quanh thương chiến Mỹ – Trung còn có phong trào tẩy chay Viện Khổng Tử mà Mỹ đã biết là trò tình báo ranh ma của cáo già họ Tập

Cuộc đại chiến Thương mại Mỹ –

Trung, ai thắng?

Lưu Trọng Văn

Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc trong cuộc gặp Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng nước gã đề nghị: cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông là hai bên cùng hợp tác khai thác.

Gã nghe mà rơn rơn … sướng.

Học tập bài của Vương Nghị gã viết thư cho Vương Nghị:

Thưa đồng chí kính và mến. Tôi và đồng chi đều có tình cảm nồng nàn sâu sắc với người mà đồng chị gọi là vợ. Để chúng ta không là tình địch của nhau và giải quyết ổn thoả tranh chấp… tình trên, tôi đề nghị chúng ta cùng hợp tác và khai thác… nàng.

Gửi đồng chí lời chào láng giềng bốn… tốt.

Lưu Trọng Văn

Nguyên nhân Liên Xô sụp đổ là do kinh tế bị kiệt quệ khi sập bẫy Chạy đua vũ trang mà cao trào là cuộc đua Chiến tranh trên các vì sao.

Tình báo cùng hệ thống truyền thông khổng lồ đã nống lên về sức mạnh vũ khí Mỹ dẫn đến bao tiềm lực kinh tế của Liên Xô dồn cho quận sự, chinh phục vũ trụ và niềm tự hào hão: Sức mạnh vô địch của cộng sản trên toàn thế giới.

Cuộc đua ấy càng dài, càng tăng tốc, kinh tế bao cấp càng bộc lộ sức mạnh ảo để rồi toác rỗng.

Trump giờ đây đang tập trung vào đối thủ mới và chính của Mỹ: Trung Quốc. Bài mới không ẩn danh Chạy đua vũ trang, chinh phục các vì sao mà toẹt thẳng: Đại chiến thương mại và chinh phục kinh tế toàn cầu.

Trump tấn công hai gọng kìm, một trực diện với hàng hoá khổng lồ của Trung Quốc, một vạch mặt các cuộc xâm lăng của Trung Quốc bằng kinh tế rồi chi phối chính trị các nước trên thế giới để các nước trên thế giới đồng khởi chống lại.

Đại chiến thương mại này phần thắng thuộc về ai?

Là nhà kinh doanh Trump quá biết cuộc đua cạnh tranh kinh tế phần thắng chỉ thuộc về kẻ trường vốn tức kẻ thực sự mạnh. Trump cũng quá hiểu kẻ thực sự mạnh phải là kẻ làm chủ công nghệ, làm chủ quan hệ sản xuất, làm chủ các thương hiệu và làm chủ niềm tin của khách hàng – thị trường.

Và ở những nền tảng ấy thì số lượng hàng hoá tràn ngập, giá rẻ cùng mạng lưới nhân công rẻ, khổng lồ chưa nói lên điều gì.

Phát lệnh tấn công. Trump áp thuế lên hàng trăm tỷ hàng hoá Trung Quốc. OK, Trung Quốc áp thuế đáp trả lên hàng hoá Mỹ.

Lúc đầu cả hai nhà sản xuất và tiêu dùng đều thiệt hại nặng. Nhưng Trump tin vào cuộc đua đường dài khi Mỹ làm chủ đồng dola chi phối cùng niềm tin không chỉ 300 triệu dân Mỹ mà niềm tin toàn cầu vào sản phẩm, thương hiệu, công nghệ cũng như công bằng bản quyền hàng hoá của Mỹ thì Trung Quốc sẽ gục ngã.

Gã cũng tin như vậy.

Gã biết rằng lâm vào cuộc đua này hàng trăm triệu người dân Trung Quốc sẽ khốn khó sinh nhai, sẽ mất việc làm, hàng triệu doanh nghiệp Trung Quốc sẽ phá sản. Gã không vui vì thảm cảnh ấy.

Nhưng đổi lại, gã tin, rất tin cuộc đại chiến thương mại và cuộc đồng khởi các quốc gia toàn thế giới chống ách đô hộ kinh tế bẩn của Trung Quốc mà phần thất bại thuộc về Trung Quốc, Tập Cận Bình và Trung Nam Hải nếu không tỉnh ngộ chiến lược Thiên hạ coi Thiên hạ là nô bộc của mình để buộc Trung Quốc chân thành làm bạn tử tế của thế giới thì Trung Quốc sẽ sụp đổ và tan rã như Liên Xô đã sụp đổ và tan rã.

Đất nước gã có gì hạnh phúc hơn nếu có một láng giềng tử tế, tôn trọng các giá trị của Tạo hoá và Nhân loại. Một Trung Quốc như thế sẽ tác động mạnh vào nước gã giúp nước gã sớm trở thành một quốc gia tử tế và tôn trọng các giá trị của Tạo hoá và Nhân loại.

Nguồn: FB Lưu Trọng Văn

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung:

Chuyên gia Nga nói Trump làm đúng,

Bắc Kinh tổn thất nặng nề

Huệ Anh

Hàng của Trung Cộng từ cảng Hồng Kông sẽ đi cảng Okland, CA ngày 20 tháng 6, 2018

Chiến tranh thương mại Trung – Mỹ tiếp tục leo thang. Sau khi Tổng thống Mỹ Trump tuyên bố đánh thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Cộng có tổng trị giá khoảng 200 tỷ Đô la Mỹ, Bắc Kinh cũng đã đưa ra biện pháp đáp trả. Có chuyên gia của Nga cho rằng, từ góc độ lợi ích quốc gia của Mỹ mà xét, cách làm của ông Trump phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ, bên cạnh đó một khi chiến tranh thương mại bùng nổ một cách toàn diện, Bắc Kinh sẽ tổn thất thảm hại.

Ngày 17/9, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố thu thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Cộng có tổng trị giá khoảng 200 tỷ Đô la Mỹ (USD), ngày 24/9 sẽ bắt đầu thực thi. Hiện tại tỉ lệ trưng thu thuế quan là 10%, đến ngày 1/1/2019, tỉ lệ thuế quan sẽ tăng cao lên đến 25%.

Ông Trump cho biết, phía Mỹ mong muốn đối thoại với Trung Cộng, nhưng nếu Bắc Kinh thực hiện biện pháp trả đũa đối với nông dân và ngành công nghiệp Mỹ, thì Mỹ sẽ lập tức đánh thuế đối với hàng hóa Trung Cộng trị giá 267 tỷ USD, điều này có nghĩa là tất cả các hàng hóa của Trung Cộng xuất khẩu sang Mỹ đều sẽ bị ảnh hưởng. Ông còn nhấn mạnh, hành vi thương mại của chính quyền Trung Cộng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lành mạnh lâu dài của nền kinh tế Mỹ, ông cũng kêu gọi Bắc Kinh có biện pháp hành động để chấm dứt chính sách thương mại không công bằng.

Ngày 18/9, Bắc Kinh đã đáp trả lại và cho biết, sẽ thu thuế quan 10% hoặc 5% đối với 5207 sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ trong danh mục thuế, tổng trị giá khoảng 60 tỷ USD, bắt đầu thực thi từ ngày 24/9.

Đài Á châu Tự do (RFA) dẫn quan điểm của một chuyên gia Nga cho biết, Bắc Kinh sẽ tổn thất nặng nề trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ.

Bản tin cho biết, ông Alexei Piric – Giám đốc “Trung tâm liên lạc Âu – Á” của Nga cho rằng, từ lợi ích quốc gia của Mỹ mà xét, cách làm của ông Trump là vô cùng chính xác, có hiệu quả và thiết thực, “nhưng từ góc độ của Trung Cộng mà xét, thì Trung Cộng sẽ phải chịu tổn thất, hơn nữa lại là tổn thất nặng nề. Bởi vì chiến tranh thương mại đã bùng nổ trên mọi phương diện, trong khi thực lực kinh tế của Bắc Kinh vẫn không cách nào sánh ngang với Washington.”

Alexei Piric giải thích rằng, nguyên nhân trực tiếp là kinh tế Trung Cộng tăng trưởng dựa vào xuất khẩu, và xuất khẩu lại dựa nhiều vào thị trường Mỹ.

Bắc Kinh muốn tìm một thị trường có quy mô tương đương Mỹ để thay thế nhưng là điều cực kỳ khó. Mặc dù các sản phẩm của Mỹ xuất khẩu vào thị trường Trung Cộng cũng bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Trung Cộng, nhưng mức độ tổn hại là nhỏ hơn rất nhiều so với tổn hại của Trung Cộng.

Còn có chuyên gia Nga cho rằng, trong cuộc chiến thương mại này, Trung Cộng vẫn luôn giữ tư thế đối kháng có nguyên nhân là do Trung Cộng đã không còn đường lui, cho dù Trung Cộng không suy xét đến tổn thất kinh tế quốc gia, nhưng chấp nhận quá nhiều điều kiện ví dụ như mở cửa tự do internet, thì sẽ đe dọa trực tiếp đến sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Cộng.

Bản tin cho biết, hiện nay, chính sách của Bắc Kinh là kéo dài đến kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ, với kỳ vọng Đảng Dân chủ cản trở ông Trump có thể vượt lên, đồng thời thông qua sức mạnh của giới doanh nghiệp tài chính ở Phố Wall thân Cộng Sản để gây áp lực cho ông Trump, buộc ông phải thay đổi kế hoạch.

Tuy nhiên,  tỉ lệ người dân ủng hộ ông Trump hiện tại đang lên cao, do đó kỳ vọng này của Đảng Cộng sản Trung Cộng là rất mong mạnh.

Bên cạnh đó, theo CNBC đưa tin, Bộ trưởng Bộ Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết, biện pháp tăng thu thuế quan không phải là “hành động lỗ mãng”, mục đích là để thay đổi cho ngay chính lại hành vi của Bắc Kinh, để các công ty Mỹ đang cạnh tranh tại Trung Cộng có một sân chơi công bằng. Đối với hành động trả đũa của Bắc Kinh, Bộ trưởng Ross cho rằng, “đạn của Trung Cộng đã dùng hết rồi”, bởi vì kim ngạch xuất khẩu của Trung Cộng sang Mỹ gấp gần 4 lần so với kim ngạch xuất khẩu của Mỹ vào Trung Cộng.

H.A.

Nguồn: https://trithucvn.net/the-gioi/chuyen-gia-nga-ong-trump-lam-dung-bac-kinh-se-ton-that-nang-ne.html

Mỹ Khai Tử Viện Khổng Tử

Vi Anh

Quảng cáo về khóa học tiếng Trung được tài trợ bởi Viện Khổng Tử tại Trường đại học Iowa, Hoa Kỳ.

Quảng cáo về khóa học tiếng Trung được tài trợ bởi Viện Khổng Tử tại Trường đại học Iowa, Hoa Kỳ.

Không những chiến tranh thương mại quyết liệt với TC, Mỹ còn thực hiện chiến dịch khai tử Viện Khổng Tử của TC lâu nay đã đặt tại các đại học lớn trên đất Mỹ.

Nếu Hành pháp Mỹ thực hiện chiến tranh thương mại chống TC thì Lập pháp Mỹ thực hiện cuộc chiến tranh văn hoá chống Viện Khổng Tử của TC. Viện Khổng Tử là một vũ khí của quyền lực mềm của TC nhằm phổ biến ý thức hệ và chữ Tàu để chuyển biến hoà bình một số khoa bảng thiên tả và sinh viên còn trẻ người non dạ ở các đại học Mỹ.

Sử dụng sáng quyền lập pháp của Quốc hội, Quốc hội đã thông qua đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho tài khóa 2019 hồi tháng 8 năm 2018. Quốc hội kèm vào luật này một điều khoản cấm các trường đại học ở Mỹ sử dụng kinh phí của ngân sách của Bộ Quốc phòng Mỹ để phục vụ cho bất kỳ chương trình nào có liên quan đến Viện Khổng Tử hoặc trường Hoa ngữ do chính quyền Trung Quốc tài trợ. Bộ QP Mỹ  hiện có chương trình đào tạo Hoa ngữ riêng, giao cho các trường đại học thực hiện nhằm tạo nguồn cho nhân sự phụ trách an ninh quốc gia liên quan đến Trung Quốc trong tương lai. Với điều luật mới này, các trường đại học nếu muốn mở cả chương trình Hoa ngữ được chính quyền Trung Quốc tài trợ sẽ phải xin phép Bộ QP Mỹ, đồng thời bảo đảm hai khóa đào tạo hoàn toàn tách biệt, theo tờ báo The Washington Post cho biết.

Sở dĩ Quốc hội kèm điều khoản này vào đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho tài khóa 2019 là vì có nhiều giới chức đại học thiên tả, phóng túng nhập nhằng đánh lận cơ quan lấy kinh phí của Bô Quốc phòng tài trợ cho Viện Khổng Tử của TC đặt trong trường. Tiêu biểu như Chủ tịch Đại học tiểu bang Arizona (ASU) Matt Salmon khi tham dự hội thảo tại Câu lạc bộ Báo chí quốc gia hồi tháng 4 đưa ra tuyên bố sai sự thật, cho rằng Bộ QP đang tài trợ cho Viện Khổng Tử đặt trong ASU. Ông Salmon nói “Tôi nghĩ rằng Viện Khổng Tử không nên được xem là mối đe dọa an ninh quốc gia. Nếu là mối đe dọa an ninh quốc gia thì rõ ràng Bộ Quốc phòng đã sai lầm khi rót kinh phí cho chương trình của Viện Khổng Tử tại trường chúng tôi”. Tờ China Daily của TC khai thác cơ hội và lời nói này, ngay lập tức đăng tải nguyên văn tuyên bố của ông Salmon.

Vì thế, Bộ Quốc phòng Mỹ gửi công văn cho ASU, yêu cầu Ban lãnh đạo trường phải tách biệt hoàn toàn chương trình dạy tiếng Hoa của Bộ QP Mỹ và Viện Khổng Tử. Các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết tuyên bố của ông Salmon là đáng lo ngại và thể hiện sự hợp tác với Trung Quốc đã đi quá xa. Mặc dù ASU sau đó ra thông báo đính chính và khẳng định tuân thủ đạo luật NDAA, nhưng Bộ QP Mỹ vẫn quyết định gạt bỏ trường này khỏi danh sách tài trợ thực hiện chương trình tiếng Hoa trong năm học tới, theo tờ South China Morning Post.

Bộ QP Mỹ có hành động khẳng khái như trên giữa lúc ngày càng nhiều nhà lập pháp Mỹ lên tiếng cảnh báo Viện Khổng Tử là nỗ lực của nhà cầm quyền TC nhằm tăng cường sức ảnh hưởng chính trị, gieo thông tin lệch lạc “tẩy não” giới trẻ để can dự vào chính trường Mỹ.

Thượng nghị sĩ Ted Cruz quả quyết cho rằng Viện Khổng Tử là mối đe dọa nền tự do học thuật và an ninh quốc gia Mỹ. Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ – Trung thuộc Quốc hội Mỹ mới đây cũng công bố báo cáo cho thấy Viện Khổng Tử cùng mạng lưới Hội Sinh viên và học giả Trung Quốc tại Mỹ là “những cơ sở hoạt động tình báo”.

Quốc hội Mỹ cũng đang cân nhắc dự luật buộc tất cả tổ chức được chính phủ nước khác tài trợ (bao gồm Viện Khổng Tử) phải đăng bộ là cơ quan nước ngoài, đồng thời các trường đại học phải công khai ngân sách và quà tặng có nguồn gốc bên ngoài nước Mỹ. Trung Quốc chưa có phản ứng về báo cáo này.

Sơ khảo cho biết, Trung Cộng hiện đang điều hành hơn 513 Viện Khổng Tử khắp thế giới, cộng thêm 1.074 Lớp học Khổng Tử đặt trong các trường tiểu học và trung học. Trong đó có 90 Viện Khổng Tử đặt tại các trường đại học khắp cả nước Mỹ hay ngoài đại học. Chính phủ Trung Quốc điều hành các viện này. Các Website của trung tâm cho biết nhiệm vụ của họ là tạo điều kiện cho “giao lưu văn hoá phong phú giữa Mỹ và Trung Quốc trong sự hợp tác với các đối tác giáo dục ở Bắc Kinh”.

Đã có nhiều tranh cãi, phản đối liên quan đến các Viện Khổng Tử của TC. Giáo sư và sinh viên và cựu sinh viên đại học Mỹ đã từng chống những viện này của TC. Tiêu biểu, Giáo sư và sinh viên cùng cựu sinh viên Đại học Massachussetts ở thành phố Boston chỉ trích Viện Khổng học của Trung Quốc đặt tại đây, cáo buộc viện này đẩy mạnh kiểm duyệt và làm suy yếu những chương trình về nhân quyền. Phản đối hoạt động của các trung tâm của Viện Khổng Tử trong khuôn viên của Đại học Massachussetts  đang tiếp diễn. Đa số lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc kiểm soát các cơ sở của Viện Khổng Tử đang hoạt động trong khuôn viên của trường và họ “sử dụng chỗ đứng của họ trong các cơ sở giáo dục có tiếng này để gây ảnh hưởng và định hướng luận đàm học thuật”. Báo The Boston Globe cho biết Đại học Massachussetts nói rằng Viện Khổng Tử định hướng dư luận về những vấn đề gây tranh cãi như sự độc lập của Tây Tạng, mối quan hệ của Trung Quốc với Đài Loan, và vụ thảm sát Thiên An Môn. Tờ báo này đưa tin người tổ chức tập hợp những người chống đối nói rằng bà hy vọng sẽ thuyết phục được các trường đại học đóng cửa các Viện Khổng Tử này.

Còn Đại học Tiểu bang North Carolina vào năm 2009 hủy một buổi nói chuyện của Đức Dalai Lama, được cho là để tránh làm mất lòng Trung Quốc vì áp lực của Viện Khổng Tử. Và Đại học Bắc Florida đã đóng cửa Viện Khổng Tử sau 4 năm đặt tại trường này vì cho rằng các lớp học, hoạt động và sự kiện của Viện không phù hợp. Thượng nghị sĩ Marco Rubio hoan nghênh quyết định trên, đồng thời kêu gọi các đại học khác làm theo. Một số trường lớn như Đại học bang Pennsylvania và Chicago đã cắt đứt quan hệ với Viện Khổng Tử sau khi nhiều Giáo sư lên tiếng phản đối, theo Reuters.

Tuy nhiên, vẫn còn hơn 100 cơ sở như vậy khắp nước Mỹ. Trung Quốc dùng tiền tài trợ cho các trường Đại học để thu hút sự đồng ý trên tiêu chuẩn hai bên cùng có lợi. Thế nhưng đối với giới học thuật Tây phương thì cái lợi lớn nhất là tự do trao đổi tư tưởng. Trung Quốc không thể dùng tiền để khuynh loát các trường cho phép họ mở Viện Khổng Tử cho nên sau khi bị tố cáo nhiều đại học đã đóng cửa các Viện Khổng Tử trong khuôn viên trường của họ.

Các đại học McMaster, Waterloo, Manitoba của Canada hay Chicago, Pennsylvania của Mỹ đã mời Viện ra khỏi trường trong khi các đại học khác đang chuẩn bị để trả lời dư luận về những điều kiện mà Viện Khổng Tử đặt ra cho nhà trường trong các hợp đồng được ký kết. Những điều khoản ấy trước đây được xem là bí mật nhưng với luật pháp của Mỹ và nhiều nước Tây phương khác không có gì được gọi là bí mật trong giáo dục ngoại trừ sự bí mật ấy là các thỏa thuận bất chính.

V.A.

Nguồn: https://vietbao.com/a285611/my-khai-tu-vien

Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì mua vũ khí của Nga

clip_image002

Một chiếc Su-35 của Nga bay thử trước một triển lãm hàng không ở Quảng Đông, Trung Quốc, năm 2014

Chính quyền của Tổng thống Trump hôm 20/9 áp đặt lệnh trừng phạt đối với quân đội Trung Quốc vì họ mua chiến đấu cơ và các hệ thống tên lửa của Nga, vi phạm các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ nhắm vào Moscow vì đã can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 ở Hoa Kỳ.

Tại Bắc Kinh, Chính phủ Trung Quốc bày tỏ sự phẫn nộ và yêu cầu các lệnh trừng phạt phải bị rút lại.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ sẽ áp đặt ngay các biện pháp trừng phạt đối với Cục Phát triển Quân cụ của Trung Quốc (EDD), là cục thuộc quân đội chịu trách nhiệm về vũ khí, khí tài; và Cục trưởng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu) vì đã tham gia vào các giao dịch quan trọng với Rosoboronexport, hãng xuất khẩu vũ khí chính của Nga.

Các biện pháp trừng phạt liên quan đến việc Trung Quốc mua 10 máy bay chiến đấu SU-35 vào năm 2017, và các thiết bị liên quan đến hệ thống tên lửa địa đối không S-400 vào năm 2018, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay.

Họ cấm Cục nói trên của Trung Quốc và ông Lý xin giấy phép xuất khẩu và tham gia vào hệ thống tài chính của Hoa Kỳ.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng bổ sung Cục và ông Lý vào danh sách đặc biệt của Bộ Tài chính nêu tên các cá nhân bị người Mỹ cấm làm ăn, kinh doanh cùng.

Hoa Kỳ cũng đã đưa vào danh sách đen thêm 33 người và tổ chức liên quan đến quân đội và tình báo Nga, bổ sung họ vào một danh sách theo luật năm 2017, có tên là Đạo luật Chống các đối thủ của Mỹ Thông qua Các biện pháp trừng phạt, gọi tắt là CAATSA.

CAATSA cũng tìm cách trừng phạt Nga vì hành động xâm lược của nước này ở Ukraine và dính líu vào cuộc nội chiến Syria.

"Trung Quốc bày tỏ sự phẫn nộ mạnh mẽ với những động thái phi lý của phía Mỹ và đã phản đối kịch liệt", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng phát biểu với các phóng viên ở Bắc Kinh. Ông nói thêm là động thái của Mỹ đã làm tổn hại nghiêm trọng tới các mối quan hệ song phương và quân sự.

"Chúng tôi mạnh mẽ thúc giục phía Hoa Kỳ sửa chữa sai lầm ngay lập tức và hủy bỏ các lệnh trừng phạt, nếu không phía Mỹ sẽ nhất thiết phải chịu trách nhiệm về hậu quả", ông nói, nhưng không đi vào chi tiết.

Trung Quốc trao đổi và hợp tác quân sự “bình thường” với Nga, nhằm bảo vệ hòa bình và ổn định ở khu vực, không trái với luật pháp quốc tế hoặc nhằm vào bất kỳ bên thứ ba nào, ông Cảnh nói thêm.

Trung Quốc sẽ tiếp tục hợp tác với Nga để thúc đẩy hợp tác chiến lược ở mức cao hơn nữa, ông nói.

Nga cũng phản ứng hôm 21/9, với việc Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov cảnh báo rằng Mỹ chớ có "chơi với lửa".

"Chúng tôi đề nghị những người vận hành bộ máy trừng phạt của Washington ít nhất cũng cần làm quen với lịch sử của chúng tôi để ngừng việc đi vào những vòng tròn luẩn quẩn", ông Ryabkov nói.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20/9 đã ban hành một sắc lệnh hành pháp nhằm tạo thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp trừng phạt.

Một công tố viên đặc biệt cấp liên bang đang lãnh đạo một cuộc điều tra hình sự về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ.

Một quan chức chính quyền Mỹ không muốn nêu tên đã cung cấp thêm thông tin với các phóng viên, cho biết rằng các biện pháp trừng phạt đối với Cục của Trung Quốc thực ra nhằm vào Moscow, chứ không phải Bắc Kinh hay quân đội Trung Quốc, cho dù đang có cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

“Mục tiêu tối thượng của những biện pháp trừng phạt này là Nga. Các biện pháp trừng phạt theo luật CAATSA trong bối cảnh này không nhằm mục đích làm suy yếu khả năng phòng thủ của bất kỳ quốc gia cụ thể nào”, quan chức này nói với các phóng viên trong một cuộc họp qua điện thoại.

"Thay vào đó, các biện pháp ấy nhằm mục đích bắt Nga phải trả giá cho những hành động xấu của họ", quan chức cho biết.

Tại Moscow, nghị sĩ Nga Franz Klintsevich nói các biện pháp trừng phạt sẽ không ảnh hưởng đến các thỏa thuận về S-400 và SU-35.

"Tôi chắc chắn rằng các hợp đồng này sẽ được thực hiện đúng lịch trình", ông Klintsevich được hãng tin Interfax của Nga trích lời cho hay. "Việc sở hữu các thiết bị quân sự này rất quan trọng đối với Trung Quốc", ông nói.

Các nhà phân tích an ninh ở châu Á cho biết động thái này chủ yếu có tính biểu tượng và sẽ chỉ càng đẩy Moscow và Bắc Kinh lại gần nhau hơn.

Ông Ian Storey, thuộc Viện ISEAS Yusof Ishak của Singapore, nói: “Việc Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt sẽ không ảnh hưởng đến việc bán vũ khí của Nga cho Trung Quốc”. Ông nói thêm rằng Moscow cần tiền của Trung Quốc, còn Bắc Kinh muốn có công nghệ quân sự tiên tiến.

Ông Collin Koh, một nhà phân tích an ninh tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam của Singapore, cho rằng các biện pháp trừng phạt sẽ không làm được gì nhiều để chống lại mối quan hệ về nghiên cứu và phát triển đang phát triển giữa Trung Quốc và Nga.

Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/my-trung-phat-tq-vi-mua-vu-khi-cua-nga/4581321.html

This entry was posted in Thương chiến Mỹ - Trung. Bookmark the permalink.