Thông tin về ông Trần Huỳnh Duy Thức

 

1. Gia đình: Trần Huỳnh Duy Thức

ngưng tuyệt thực ở ngày thứ 34

2018-09-16

clip_image002

Hình minh hoạ phong trào tiếp sức cùng Trần Huỳnh Duy Thức. Courtesy FB Trần Huỳnh Duy Thức

Sau cuộc gặp ngắn ngủi vào ngày 15 tháng 9 sau đó bị cưỡng bức ra khỏi nhà tù, gia đình tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức trở lại trại giam số 6 Thanh Chương, Nghệ An vào ngày hôm sau và được ông này cho biết sẽ ngưng tuyệt thực ở ngày thứ 34.

Bà Trần Thị Diệu Liên, chị gái ông Thức nói cho Đài Á Châu Tự Do biết vào trưa 16 tháng 9 như sau:

Hôm nay cũng đi thăm anh Thức, họ (cán bộ trại giam – PV) cũng không muốn mình đưa tin cho anh Thức biết.

Trên tinh thần ngày hôm nay gia đình lên khuyên anh Thức ngưng tuyệt thực, họ cũng nói những việc mà thực hiện nội quy, quy định không được nói chuyện gì hết ngoài chuyện gia đình.

Tuy nhiên khi vào thì gia đình cũng làm được điều đó, hôm nay là anh Thức cũng nói là bắt đầu nhận đồ ăn của trại”.

Ông Trần Huỳnh Duy Thức bắt đầu tuyệt thực từ ngày 13 tháng 8 để phản đối những áp bức của cán bộ trại giam mà ông này cho là trái quy định của pháp luật.

Ông đồng thời cũng yêu cầu nhà nước phải thượng tôn pháp luật trả tự do cho ông theo Bộ luật hình sự mới có hiệu lực từ đầu năm 2018.

Bà Diệu Liên tiết lộ, qua cuộc gọi điện thoại giữa 2 bên ngăn cách bởi tấm kính dày, ông Thức đề nghị gia đình đừng lo về những việc khiếu nại trại giam chèn ép mà để chính ông lo, ngoài ra ông này cũng nói sẽ tiếp tục tranh đấu để đòi tự do.

Anh Thức vẫn đấu tranh để đòi tự do, sử dụng khoản 3 điều 109 Bộ luật hình sự mới 2015, sau đó anh Thức cũng nói là chúng ta cũng sử dụng điều 7 và điều 14.

Điều 7 là sử dụng hình phạt có lợi cho người phạm tội.

Anh cũng nhắc nhở là chúng ta đừng đi theo lối mòn mà hãy tiếp cận cách nhìn mới trong luật pháp”.

Ông Trần Huỳnh Duy Thức, 51 tuổi, nguyên là Tổng giám đốc công ty Internet – One Connection có trụ sở tại Singapore.

Ông bị bắt vào năm 2009 với cáo buộc trộm cước viễn thông, tuy nhiên một năm sau đó ông Thức bị tuyên phạt 16 năm tù giam với một cáo buộc khác là “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Hôm 13 tháng 9, ba Dân biểu Liên bang Úc cũng gửi thư kêu gọi Đại sứ nước này tại Việt Nam quan tâm và theo dõi tình trạng sức khỏe của ông Thức, vì tội của ông Thức chỉ là cố gắng bênh vực cải cách tiến bộ về công lý và cải thiện nhân quyền ở VN.

Cuộc tuyệt thực của ông Thức trong hơn 30 ngày tạo nên sự xúc động mạnh mẽ của người dân, gây nên các cuộc đồng hành tuyệt thực, thắp nến cầu nguyện của các nhân sĩ trí thức, người dân trong và ngoài nước.

Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/thdt-stops-hunger-strike-09162018075615.html

2. Gia đình ‘vui mừng vì Trần Huỳnh

Duy Thức ngưng tuyệt thực’

clip_image004

Trong tù, ông Trần Huỳnh Duy Thức từng viết rằng ‘đấu tranh này là trận cuối cùng’. Bản quyền hình ảnh TRAN HUYNH DUY TAN

Trưa 16/9, em trai của ông Trần Huỳnh Duy Thức xác nhận với BBC về tin nhà bất đồng ngưng tuyệt thực sau 34 ngày.

Trả lời BBC qua điện thoại, ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của ông Trần Huỳnh Duy Thức, nói: “Anh tôi đã quyết định ngưng tuyệt thực hôm nay, sau chuyến thăm của hai chị gái và hai con gái”.

“Có thể là vì anh Thức tiếp nhận ý nguyện của gia đình cũng như được truyền tải mong muốn của nhiều người rằng muốn anh Thức bảo toàn mạng sống”.

“Gia đình tôi vui mừng vì chuyện này. Theo tôi, cho dù chuyện gì có xảy ra thì anh tôi phải ngưng tuyệt thực trước đã”.

‘Cảm kích’

Ông Tân cũng cho biết thêm: “Gia đình tôi rất cảm kích trước tin nhiều người loan báo tiếp tục tuyệt thực đồng hành cùng Trần Huỳnh Duy Thức, dù anh tôi đã ngưng tuyệt thực, cho đến khi anh tôi được trả tự do”.

“Việc đấu tranh của anh tôi yêu cầu chính quyền thượng tôn pháp luật là công cuộc lâu dài”.

“Do vậy, tôi mong là công luận cũng như các tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng về Trần Huỳnh Duy Thức”.

clip_image006

Giáo xứ Song Ngọc, Vinh, Nghệ An cầu nguyện cho ông Trần Huỳnh Duy Thức. Bản quyền hình ảnh NGUYEN DINH THUC

Hôm 9/9, gia đình ông Thức đã có thư khẩn gửi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế về nguy cơ với tính mạng của ông. Thời điểm đó ông Thức đã tuyệt thực 27 ngày.

Thư có đoạn: “Điều này là quá sức chịu đựng của một cơ thể thông thường. Và như vậy, tính mạng của con tôi có thể bị cướp bất cứ lúc nào”.

Qua thư, gia đình ông Thức đưa ra hai yêu cầu: trại giam cho biết ngay lập tức tình trạng của ông Thức và cho ông gọi điện về gia đình; các cơ quan pháp luật xem xét ngay yêu cầu của ông Thức [về việc được trả tự do] và trả lời ngay theo quy định của pháp luật.

Gia đình ông Thức cũng kêu gọi các tổ chức quốc tế quan tâm tới trường hợp của ông – “về khát vọng một Việt Nam dân chủ và thịnh vượng”, để “cùng lên tiếng giữ tính mạng của ông”.

Lần gần đây nhất gia đình ông Thức thăm ông trong tù là hôm 31/8.

Ông Tân nói trong buổi gặp kéo dài 40 phút, ông Thức cho biết đã sụt hơn 4 kg. Ông Thức cũng từ chối không nhận khẩu phần ăn của trại giam và của nhà gửi vào.

“Anh Thức trông yếu và ốm đi nhiều, da mặt xạm đen,” ông Tân nói. “Nhưng anh vẫn động viên gia đình và nói “Anh không sao”.

“Lý do anh Thức tiếp tục tuyệt thực là yêu cầu nhà nước phải thượng tôn pháp luật, trả tự do cho anh theo Bộ luật Hình sự sửa đổi. Nếu sử dụng hình thức đặc xá thì chưa phải là công lý”.

clip_image008

‘Bị cô lập’

Ông Tân cho hay được ông Thức thông báo về việc giám thị trại giam là ông Trần Bá Toan ra văn bản số 224 với nhiều quy định mới, trong đó có việc thư tố cáo khiếu nại của tù nhân phải gửi cho cán bộ trại kiểm tra trước, không được viết thư gửi lãnh đạo nhà nước, không được gửi các sáng tác văn, thơ, nhạc về nhà.

“Văn bản này mục đích để nhắm vào cá nhân anh Thức, nhằm cách ly và cô lập anh,” ông Tân cáo buộc.

Từ Hoa Kỳ, cựu tù nhân chính trị Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), người từng có kinh nghiệm tuyệt thực trong tù, cho BBC hay:

“Tôi từng ở trại giam số 6 Nghệ An, từng tuyệt thực, nên tôi hiểu những khó khăn mà Thức phải chiu đựng”.

“Thức vừa tuyệt thực mấy ngày thì trại giam số 6 đã chuyển 4 người đang ở cùng anh ấy sang phân trại K2 cách đó khoảng 2 km, nhằm cách ly những anh em này khỏi anh Thức và cô lập thông tin của anh ấy”.

“Trong bốn người bị chuyển đi có anh Trương Minh Đức mới vào trại 6. Anh Đức có vợ lên thăm hàng tháng nên có thể đưa tin giúp anh Thức”.

“Cho nên Thức đang bị cô lập và biệt giam tại một buồng giam có camera kiểm soát. Phòng số 5, phân trại K1, Trại giam số 6 ở xã Hạnh Lâm, Huyện Thanh Chương Nghệ An”.

Ông Hải cũng cho hay lần ông tuyệt thực lâu nhất là 33 ngày. Do có kinh nghiệm từ nhiều lần tuyệt thực, ông giữ được tỉnh táo nhưng đến giai đoạn 30 ngày thì hay chóng mặt và ù tai, thở cạn.

clip_image010

Một nhóm tăng sĩ Phật Giáo đồng hành tuyệt thực cùng ông Trần Huỳnh Duy Thức. Bản quyền hình ảnh FB THICH NGO CHANH

‘Tuyệt thực cùng Thức’

Hồi đầu tháng Chín, gia đình và những người ủng hộ ông Trần Huỳnh Duy Thức đã tung ra chiến dịch kêu gọi trả tự do cho ông.

Chiến dịch này được nhiều người tham gia. Nhiều Facebooker đồng loạt sử dụng hình đại diện là hình ảnh ông Thức. Nhiều người công khai tuyên bố tuyệt thực một ngày để đồng hành cùng ông.

Cộng đồng mạng cũng kêu gọi cầu nguyện cho ông ở nhiều địa điểm trong và ngoài nước.

Luật sư Lê Công Định chia sẻ trên trang cá nhân hôm 11/9:

“Buổi thắp nến cầu nguyện cho sức khoẻ và bình an của anh Trần Huỳnh Duy Thức đêm nay trên khắp các miền đất nước và hải ngoại đã thành công một cách đầy cảm động, bất kể những nỗ lực ngăn chặn, quấy phá và cả ganh ghét. Sự đồng lòng đêm nay cho thấy niềm tin và hy vọng của người dân Việt Nam không chỉ gửi vào anh Thức, mà còn cho tương lai dân tộc này”.

Giáo dân giáo xứ Song Ngọc, Mỹ Khánh tại Nghệ An, cùng cộng đồng giáo dân ở Sài Gòn và Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cùng tổ chức cầu an cho ông và những người trong lao tù.

Nhiều biểu ngữ khác nhau được sử dụng, gồm:

“Anh thực sự là nguyên khí quốc gia”

“Anh là niềm hi vọng của dân tộc Việt Nam”

“Anh phải sống”

Nhà hoạt động Lê Văn Sơn viết trên Facebook cá nhân: “Chúng tôi đồng hành, ủng hộ và tiếp bước cùng với Trần Huỳnh Duy Thức là cho chính chúng tôi, tương lai con cháu và cho sự trường tồn của dân tộc này”.

Cựu tù nhân chính trị Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày) đăng trên Facebook cá nhân hình ảnh ông và những người ủng hộ ông Thức cầm biểu ngữ “Tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức” tại trụ sở Tổ chức Ân xá Quốc tế tại New York.

clip_image012

Nhóm người Việt ở Úc kêu gọi Việt Nam trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức trước tiền đình quốc hội tại Canberra. Bản quyền hình ảnh FB XUAN LY

Đây không phải là lần đầu ông Thức dùng hình thức tuyệt thực để phản đối những chính sách ông cho là bất công, đồng thời yêu cầu ‘thượng tôn pháp luật’.

Gia đình ông Thức cho BBC hay ông từng tuyệt thực lần đầu tiên 15 ngày năm 2016.

“Thời điểm đó, Quốc Hội Việt Nam đang thông qua Hiến pháp mới. Anh Thức tuyên bố tuyệt thực vô thời thạn để yêu cầu nhà nước trả lại quyền tự quyết cho dân,” ông Tân nói với BBC.

Sau khi có sự vận động của gia đình và những người ủng hộ, ông Thức dừng tuyệt thực ở ngày thứ 15.

“Lúc chia tay gia đình để quay lại phòng giam, anh Thức quay lại, giơ nắm tay lên và nói: “Đấu tranh này là trận cuối cùng”. Anh muốn gửi thông điệp rằng anh sẽ cương quyết đi theo con đường đấu tranh cho công lý của Việt Nam,” ông Tân thuật lại với BBC.

Trần Huỳnh Duy Thức là ai?

Ông Trần Huỳnh Duy Thức, 56 tuổi, là một kỹ sư và doanh nhân theo đạo Phật, sống tại TP Hồ Chí Minh, theo hồ sơ của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Ông sáng lập ra EIS, một công ty chuyên về cung cấp dịch vụ internet cho điện thoại di động ở Việt Nam có chi nhánh ở Singapore và Mỹ.

Ông sau đó trở thành một nhà hoạt động và tập trung vào việc viết blog về tình hình chính trị xã hội ở Việt Nam và góp ý cho chính phủ về các hướng cải cách.

Ông cũng thành lập phong trào Con Đường Việt Nam, một tổ chức nhằm cổ xúy các giá trị của nhân quyền và dân chủ.

Năm 2009, ông Thức bị án tù 16 năm với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45538661

This entry was posted in Trần Huỳnh Duy Thức. Bookmark the permalink.