Nguỵ Kinh Sinh
Lê Minh Nguyên dịch
Tình trạng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã rõ nét khi TT Mỹ Donald Trump công bố mức thuế đầu tiên trên trị giá 50 tỷ đôla nhập khẩu. Nhưng Tập Cận Bình đã không bận tâm và quyết định chiến đấu, đe dọa sử dụng “các vũ khí cao cấp". Khi Trump công bố áp thuế nhập khẩu 200 tỷ đôla lên TQ, người Âu châu kín đáo mỉm cười – TQ làm ra vẻ do dự, nhưng vẫn nhận các đơn đặt hàng lớn. Khi Trump nói rằng ông sẽ không ngần ngại đánh thuế tất cả 500 tỷ đôla hàng nhập khẩu từ TQ, thì hầu như mọi người trong lãnh đạo Đảng Cộng sản TQ không còn ngồi yên được nữa.
Đến lúc này, Tập Cận Bình đã thua cuộc chiến và không thể quay nguợc lại được. Liệu ông ta sẽ kết thúc sự lãnh đạo của mình theo mô hình Hoa Quốc Phong (bị hạ bệ) hay mô hình Tứ Nhân Bang (ở tù), hoặc thậm chí theo mô hình Lưu Thiếu Kỳ (bị bêu xấu và chết trong tù), đó là vấn đề mà hầu hết mọi người đang thảo luận và vẫn chưa rõ nét. Nếu Tập chịu tự phê và thừa nhận tội lỗi của mình ngay bây giờ, ông ta vẫn có thể cứu được mạng sống của mình và của gia đình. Nhưng nếu ông ta vẫn tiếp tục bất chấp đến cuối cùng, ông ta có thể chết mà không có chổ chôn.
Vậy ông ta thua chổ nào? Một số người cho rằng ông ta thua là do đánh giá tình hình một cách sai lầm. Một số người khác nói rằng ông đã đánh giá sai quyết tâm của Trump. Cả hai đều đúng nhưng đây không phải là gốc rễ của vấn đề. Sai lầm cơ bản của ông ta là ông ta phán xét chính mình một cách sai lầm. Ông ta quá tự tin và tự cho mình luôn luôn đúng, nhưng lại thiếu bản lãnh cần thiết. Nên từ buớc này sang bước khác, ông ta bước vào cái bẫy mà ông ta tự đặt ra.
Chắc ông ta không biết là cơ quan tuyên truyền của ông ta đang khoe khoang khoác lác? Có vẻ như ông ta không biết, cho nên ông ta khoe khoang cái gọi là "tự tin", và thậm chí nghĩ rằng thời gian đã chín muồi để ông ta trở thành hoàng đế. Ông thậm chí còn nghĩ rằng việc ông có kinh nghiệm đối phó với các chính trị gia Mỹ liên tục trong nhiều năm là một vũ khí nhiệm mầu, đủ để xem thuờng sự bất mãn của người Mỹ và nguời châu Âu. Ông ta thực sự nghĩ rằng dân chủ là giả tạo và tiền có thể giải quyết được mọi vấn đề. Kết quả là, niềm tự tin vào sự giàu có mới đã lừa dối chính ông và khiến TQ rơi vào một tình huống khó giải quyết.
Ông ta thích gần nguời xấu, xa lánh nguời tốt, với sự yếu đuối là thích được tâng bốc. Điều này làm cho ông ta tin vào những ý tưởng thối nát của những cố vấn mà đầu óc chậm phát triển, và cho rằng ông ta đủ sức trả đũa với “những vũ khí cao cấp", hoàn toàn tự tin để quyết tâm chiến đấu chống lại Trump. Chuyện gì xảy ra?
"Vũ khí cao cấp" đầu tiên của Tập là liên kết những người châu Âu để chống lại người Mỹ. Để làm điều này, Tập Cận Bình, Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường, và những chức sắc khác tung mua với các đơn đặt hàng lớn cho châu Âu, với cả hai cách là đe dọa và hứa hẹn về lợi nhuận. Tuy nhiên, một vài ngày trước đây, Liên minh châu Âu đã đồng ý làm việc với Trump để hướng thuế quan tới bằng 0, ngay cả với Nhật Bản và các nền kinh tế phương Tây lớn khác cũng vậy. Đây là một cú đấm lên đầu Tập.
"Vũ khí cao cấp" thứ hai của Tập là quy tụ lực lượng của ông vào các cử tri nông dân của Trump ở vùng Trung Tây, do đó buộc Trump phải tương nhượng. Tuy nhiên, hầu hết nông dân ở miền Trung Tây vẫn tiếp tục ủng hộ Trump, ngay cả khi họ có thể bị thiệt hại. Gần đây, Trump đã bồi thường cho họ 12 tỷ đôla. Mưu mẹo này của Tập hoàn toàn thất bại.
“Vũ khí cao cấp” thứ ba của Tập là đưa các công ty Mỹ đầu tư ở Trung Quốc quay trở về Mỹ để vận động hành lang dân chúng và các chính trị gia Mỹ, để họ tuyên bố rằng thuế quan sẽ làm tổn hại người dân Mỹ. Một số lớn các học giả và chuyên gia được TQ trả tiền đã thực sự làm như vậy, nhưng không có hiệu quả. Những gì dân chúng Mỹ nhìn thấy là luơng thực được giảm giá, hàng tiêu dùng giá rẻ được bổ sung vào bởi các nước khác. Người Mỹ không bị quấy rầy và nền kinh tế của họ đang phát triển mạnh mẽ. Xã hội Hoa Kỳ thờ ơ, và độ tin cậy vào những học giả được trả tiền đã bị hạ thấp. Điều này làm cho Tập Cận Bình ném cán bỏ rìu.
"Vũ khí cao cấp" thứ tư của Tập là phá giá tiền tệ TQ để chống lại các mức thuế của Mỹ. Đây có lẽ là động thái thối tha nhất. Đầu tiên, sự lạm phát sẽ gây tổn hại cho người dân TQ, nó cũng dẫn đến dòng vốn đầu tư chạy bỏ TQ và đầu tư bị trì trệ. Điều này làm tổn thương nền kinh tế TQ đang gặp khó khăn và tăng thêm gánh nặng cho người dân TQ, những người đã gặp khó khăn trong cuộc sống. Đây là trường hợp điển hình thúc đẩy các quan chức vào thế chống đối dân sự.
Liệu các thủ thuật này có thực sự đáp trả được cuộc chiến thuế quan của Trump hay không? Nó giống như phản ứng của một người giữ con nít. Trump có thể tăng thuế quan cùng mức với TQ ở bất kỳ lúc nào, và thậm chí không cần sự chấp thuận của Quốc hội Hoa Kỳ. Người châu Âu tương đối khôn ngoan hơn và đã bao gồm tỷ lệ thao túng tiền tệ của TQ trong giá biểu của họ. Nói chung, họ đặt mức thuế trung bình khoảng 50% hàng nhập khẩu từ TQ, điều này giúp loại bỏ sự khó khăn trong việc tăng thuế quan mỗi lần. Vì vậy, thủ thuật của Tập giống như những gì bọn côn đồ ở Thiên Tân làm: đặt cục than cháy đỏ lên trên đùi, hy vọng hành động tự gây hại này sẽ đe dọa người khác. Thật đáng tiếc là người phương Tây không sợ sự chống báng của người TQ, vì nó không làm hại đến lợi ích của người phương Tây.
Cuối cùng, chúng ta dự đoán xem kết quả sẽ ra sao. Tại thời điểm ở mức áp thuế lên 50 tỷ đôla, nếu các điều kiện của hai bên đàm phán bằng nhau, những gì TQ thua sẽ là phần thặng dư thương mại. Nhưng bây giờ, nó cần thiết để cho chế độ Cộng sản TQ phải dẹp đi tính phi pháp của nó. Hay chúng ta có thể nói rằng cải cách hệ thống tư pháp là điều kiện tối thiểu. Nếu không, tất cả các điều khác đều không thể được bảo vệ.
Nguỵ Kinh Sinh 27/7/2018 (http://bit.ly/2LKy1VT)
L.M.N.
Nguồn: FB Vũ Thư Hiên
Tiểu sử tác giả do BVN bổ sung: Ngụy Kinh Sinh 魏京生 sinh 20-5-1950, nguyên quán ở Kim Trại, An Huy, là một nhà bất đồng chính kiến, từng viết bài “Hiên đại hóa lần thứ 5” trên bức tường đại tự báo ở Tây Đan, Bắc Kinh, năm 1978, thúc đẩy phong trào dân chủ. Bị khép tội âm mưu lật đổ nhà nước và kết án tử hình, sau 15 năm lưu đày lưu vong sang Hoa Kỳ. Từng được trao nhiều giải thưởng quốc tế lớn như giải thưởng Quỹ Glassman Hoa Kỳ chia sẻ với Nelson Maldela 1993, giải Olof Palme năm 1994, giải Nhân quyền Robert F. Kennedy năm 1996, giải Sakharov của Nghị viện Châu Âu năm 1996, giải National Endowment for Democracy năm 1997, năm 2008 được baafiu là một trong 15 chiến sĩ hòa bình thế giới, năm 2009 được đề cử ứng viên giải Nobel hòa bình thế giới. Hiện tại là Chủ tịch Liên minh Dân chủ Trung Quốc ở nước ngoài.