Ngụy Hữu Tâm
Hè năm nay nóng dữ. Và những sự kiện thời sự như thể thao, văn hóa… đã nóng rồi mà các sự kiện chính trị-xã hội càng dữ dội hơn nữa. Hơi lan man nhưng xin lỗi bạn đọc, chuyện chính trị nó khác gì chuyện ngồi bán ‚dưa lê’ đâu cơ chứ! Nói theo ngôn ngữ ,Thuyết Tương đối’ của các nhà vật lý, vấn đề chỉ phụ thuộc ‚hệ quy chiếu’ mà thôi! Vấn đề là bạn muốn quy về hệ quy chiếu nào.
Cái nóng hầm hập cả trên thế giới lẫn trong nước, không chỉ về thời tiết vì sự nóng dần lên của hiệu ứng nhà kính của khí thải CO2 và ô nhiễm môi trường nói chung, và cả chính trị và những sự kiện khác nữa. Thế giới thì trước tiên phải kể sự kiện FIFA–Worldcup-Russia-2018 với những trận cầu nghẹt thở gây chóng mặt hay thậm chí nhồi máu cơ tim, nhất là trước tiên là trận đội nguyên vô địch thế giới CHLB Đức trước tiên thua Mehico 0-1 rồi tiếp tục sau đó thua Hàn Quốc 0-1 và như vậy theo lời nguyền, bị loại ngay từ vòng đầu. Vừa đi thăm Hàn Quốc về mà gây ấn tượng cho tôi không phải là cái hiện đại, hoành tráng của thủ đô Seoul mà là cái hiền hòa, thân thiện với môi trường của hòn đảo „đặc khu“ Jeju (người nước ngoài không cần visa). Phú Quốc của Việt Nam có nằm mơ cũng chẳng thấy! Và khoảng cách địa lý, văn hóa, lịch sử… không cho phép so sánh… Rồi tiếp theo là sự ra đi sớm sủa, đầy cay đắng nhưng cũng hết sức đúng quy luật của những đội tuy có bề dày lịch sử nhưng già cỗi là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha của châu Âu và Brazil, Urugoay và Arhentina của Mỹ-Latin và sự lên ngôi của những đội rất trẻ và thuộc diện „chiếu dưới“, nhưng rồi hụt hẫng ngay, vì chưa đủ tầm như Nhật Bản, Nam Hàn và các đội khác của châu Á và châu Phi. Và rồi cuối cùng còn lại ở bán kết là 4 đội (nói chung là) trẻ của Châu Âu (Nhớ lại bài trước trên Bauxite Việt Nam, liệu “Der Untergang des Westens” của Oswald Spengler có đúng chăng, chắc là ngược lại cơ, nhưng sự đời có theo ý muốn con người đâu cơ chứ?), theo đúng qui luật vì họ vừa kịp trẻ hóa dàn cầu thủ: Anh, Pháp, Bỉ và Croatia. Và để chung kết với cái FIFA-Worldcup-Russia-2018 dành cho Pháp, và Croatia, rất tiếc cho Bỉ và Anh, liệu họ có quá trẻ nên thiếu kinh nghiệm chăng? Dẫu cho tôi rất khâm phục sự ngoan cường, tài năng và kinh nghiệm của những MandzukiÇ, RakitiÇ và ModriÇ, tôi vẫn luôn ủng hộ và dĩ nhiên hoan hỉ với chiến thắng vang dội 4-2 mang lại danh hiệu vô địch Worldcup của đội Pháp.
Về kết quả của cuộc gặp mặt Trump-Putin tại Helsinki, có lẽ cũng tích cực, nhưng ở chừng mức thôi, bởi lẽ tình hình thế giới đang còn biến động nhiều và cả hai nguyên thủ quốc gia này đều là những người rất rắn, khó lường, hệt như cuộc gặp mặt Trump-Ủn trước đây một tháng mà như số Spiegel mới có nhắc: Ủn không dễ gì từ bỏ vũ khí hạt nhân đến thế đâu, cho nên chắc chắn chúng ta còn phải chờ xem.
Còn những sự kiện nhỏ lẻ khác, nhưng vẫn thu hút sự chú ý dư luận như vụ cứu 12 vận động viên đội bóng trẻ cùng với huấn luyện viên của các em khỏi hang bị ngập ở Thái Lan, hay lũ lụt ở Nhật Bản, và ngay trên Lai Châu của ta… thì quá nhiều xin miễn kể.
Thế nhưng với cá nhân tôi thì tờ Spiegel số ra ngày 19.5. vừa rồi nhân ‚kỷ niệm sinh nhật Bác’, mới về, với bài „Aufholen und Uberholen – Đuổi kịp rồi vượt“ viết về mối quan hệ Đức-Trung hết sức hay. Nước Đức với tiềm lực kinh tế và chính trị làm đầu tàu của cả khối EU mà còn bị Trung Quốc vượt qua mặt để rồi lúng túng và nay phải cẩn trọng đến thế, Việt Nam làm sao gỡ được mối rối này? Xin phép chỉ đưa ra đây hai sơ đồ về việc Trung Quốc thao túng nền kinh tế, mua các công ty nổi tiếng thế giới của Đức để minh chứng chứ không đi vào chi tiết.
Trung Quốc mua các Công ty Đức nổi tiếng. Giữa 2010 và 2017 Trung Quốc mua 213 hãng,
chỉ tính riêng 2017 đã là 43
Trung Quốc đầu tư trực tiếp vào châu Âu, tính theo tỷ EUR (đường vàng).
Châu Âu đầu tư vào Trung Quốc – Từ 2008 dến 2016 (đường đen)
Tiếp sau đó, số 23 ra ngày 2.6. ngoài những bài rất hay như bài về #MeToo: nam giới ngược lại bị chị em cưỡng hại; bài về kinh tế: đánh thuế nhôm và thép, TT Trump không chỉ khởi chiến với Trung Hoa mà cả với EU; bài về vụ tai tiếng khí thải làm mất uy tín nền công nghiệp xe hơi Đức, bài phỏng vấn phi công vũ trụ đầu tiên của Đức bay cùng các bạn bay Liên Xô Sigmund Jähn, hỏi ông muốn nhắn nhủ gì với phi công vũ trụ Đức thứ hai Alexander Gerst đang chuẩn bị lên đường; cũng như bài phỏng vấn thủ môn lừng danh Oliver Kahn, nay đã trở thành doanh nhân và cố vấn cho bóng đá Ả Rập Xê-út. Tôi còn rất ấn tượng với cách đánh giá của Ngân hàng Thụy Sĩ UBS về mức sống các thành phố thế giới và qua đó nền kinh tế các nước qua giá tách cà phê: Zurich 4,98, Copenhague, 6,24, New York 3,12, Frankfurt 2,82, Thượng Hải 4,98, các thế giới mới hay đang phát triển Istanbul 1,41, và New Dehli 1,52 Đô, không được nhắc tới nhưng Hà Nội và Sài Gòn của ta với giá 30.000 VNĐ chắc chắn cũng nằm trong số này.
Lại có bài „Apokalypse Merkel – Merkel tận thế“ nói về bước lùi của bà Merkel, nữ chính trị gia đầy kinh nghiệm và dĩ nhiên cũng đầy quyền uy, sau chuyến đi thăm Quảng Đông vừa qua. Tác giả René Pfister phân tích rằng, do Merkel cai trị quá lâu nên cỗi, ở thế lùi cả trước Trump và Tập. Đức của Merkel đang nhường bước ngay cả ở EU trước Macron trẻ trung, còn trên thế giới là đang kẹt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chính trị thế giới hoàn toàn chẳng dành cho những nước nhỏ. Còn nhỏ yếu như Việt Nam, nếu lại hèn nữa thì chỉ có… chết. Hãy xem Hàn Quốc chỉ có 30 triệu và Israel không tới 10 triệu dân! Thế cho nên mới cần những lãnh đạo tài ba.
Trong nước thì nóng nhất, tuy có hơi lâu rồi, thế nhưng để lại một hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, đấy là kỳ họp „Cuốc hội“ mà những người tham gia nghị luận ở đó không do dân bầu ra, hầu hết đều do „Đảng cử“, cho nên họ chỉ có cách duy nhất là thi hành những gì cấp trên là cái gọi là „Bộ chính trị“ BCH TW Đảng gồm 15 cái đầu u tối nhất đất nước bởi lẽ trì trệ, bảo thủ nhất, vừa quyết định. Nên họ đã quyết định „bấm nút“ thông qua hai việc động trời, hoàn toàn học đàn anh họ Tập, là „luật an ninh mạng“ và „luật đặc khu“ mà may quá, do tác động của dư luận quần chúng đông đảo và những cuộc biểu tình vang dội, nên ít nhất „luật đặc khu“ cũng đã bị hoãn cho đến tháng 10 này.
Còn cái „luật an ninh mạng“ đã được thông qua. Về cái „luật an ninh mạng“ ngày 16.7. qua trên Bauxite Việt Nam, có bài rất hay của GS Tương Lai nói về ‚kẻ bất hảo’ TS Nguyễn Quang A và cách ứng xử của CA với ông này, nhất là cũng đã có giới thiệu bài viết “Phản đối Luật An ninh mạng” của ông này, một trong những chuyên gia hàng đầu nước ta về công nghệ thông tin, nên tôi xin phép được miễn nhắc lại ở đây, chỉ xin nói là luật này vi phạm nghiêm trọng quyền tự do của mọi người, cho nên nhất quyết phải hủy bỏ sớm nhất có thể.
Còn về „luật đặc khu“ xin được bình như sau. Những người +S bán đứt đất đai tổ tiên họ vốn đã bán linh hồn cho quỷ dữ rồi mà Tôi bỗng chợt nhớ lại bài nói của GS Hoàng Tụy ở Lễ kỷ niệm 60 năm Thành lập Khoa Toán ĐHTHHN ít năm trước, có nhắc tới „sự sám hối“. Nếu những người +S biết sám hối, họ đã không bán đứt ba điểm xung yếu của đất nước cho họ Tập cùng lũ Tàu khựa xâm lược! Mà việc đó xảy ra từ Hội nghị Thành Đô 1990 khi Nguyễn Văn Linh sang đó ký để „giữ chế độ“ tức mình giữ quyền lực cho bọn họ, mà cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã từng phải nhắc nhở: „Thời kỳ Bắc thuộc mới đã bắt đầu“. Nhớ câu xanh rờn trong „Quốc tế ca“: … “…bao nhiêu lợi quyền ắt về tay mình…“. Chỉ có nhờ ba điểm mà Tàu khựa đã chốt được đó, họ mới có thể giữ được chế độ, chứ cảnh sát và quân đội vẫn là con em nhân dân Việt Nam nhất thiết không bán nước, khi mà mỗi thước đất đều quý giá hơn hẳn ở các nước khác, vì đã có 4 triệu đồng bào của họ đổ ra trong cuộc chiến tranh giữ gìn và thống nhất đất nước vừa qua.
Để kết luận bài viết ngắn gọn này: Nhắc lại những việc đó để xin được phép cảnh tỉnh nhà cầm quyền, nhất là 15 vị trong Bộ chính trị BCHTW Đ+S VN: các vị làm sao để con cháu các vị sau này khỏi phải hổ thẹn – nếu như và chắc chắn họ sẽ sáng suốt hơn cha ông mình để còn biết thẹn – về những việc làm của cha ông mình trước đây. Nếu còn chút gì gọi là lương tâm, các vị hãy biết sám hối về những gì mà 73 năm qua, Đ+SVN đã gieo rắc trên mảnh đất hình chữ S này. Không chỉ nhiều tội lỗi mà, quá nhiều máu lửa.
N.H.T.
Tác giả gửi BVN