Chùm bài cả nước xuống đường 10-6-2018

Bauxite Việt Nam tổng hợp

Lần đầu tiên sau 43 năm có một sự kiện Sài Gòn, Bình Dương, Mỹ Tho, Đà Nẵng, Nha Trang, Cam Ranh, Hà Nội, Nghệ An… đều đồng loạt cất vang “Không Trung Quốc, Không đặc khu!”, “An ninh mạng, Bịt miệng dân!”. Đây mới thật sự là ngày “thống nhất đất nước” và ngày mà người dân thật sự được “giải phóng” bằng sự giải phóng chính mình khỏi nỗi sợ hãi chế ngự bám chặt trong trí não hàng chục năm. Đây cũng là ngày mà chế độ phải sửng sốt trước những hô vang “Đả đảo bọn bán nước”, “Đả đảo cộng sản bán nước”, “Đả đảo Việt gian”. Lần đầu tiên, người dân đã đàng hoàng và đầy dũng khí gọi đích danh những kẻ rắp tâm luồn cúi ngoại bang và manh nha đưa voi về dày mả tổ. Đây sẽ là ngày mà chế độ nhận ra một thực tế: họ bị mất niềm tin nhiều như thế nào. Họ cũng phải thừa nhận một “thách thức” mà họ vĩnh viễn không bao giờ đạt được: “Bán nước” không dễ chút nào. Xin cám ơn tất cả cô bác và anh chị đã xuống đường ngày hôm nay. Xin cám ơn những giọt mồ hôi, và cả máu, đã đổ xuống ngày hôm nay. Xin nghiêng mình cám ơn tất cả!

Mạnh Kim

1. Từ biểu tình trên mạng đến biểu tình

trên đường

(Cảm nghĩ về cuộc Tổng Biểu Tình toàn quốc ngày 10/6/2018 phản đối thông qua Dự luật Đặc khu và Dự luật An ninh Mạng)

Hoàng Hưng

Suốt từ chiều thứ Bảy 9/6 cho đến trước 8 giờ 30 sáng 10/6/2018, trên con ngựa sắt già rảo nhiều vòng quanh các khu vực trung tâm Sài Gòn, nhìn lực lượng an ninh dày đặc hàng ngàn người cùng hàng trăm xe bắt người, hàng trăm rào thép gai lưu động rải khắp các ngã tư trong vòng bán kính hàng cây số quanh trung tâm, những quảng trường và nhà hàng vắng ngắt, những bãi gửi xe đóng cửa… tôi không tin là có thể nổ ra biểu tình, dù là nhỏ!

Vậy mà, khoảng 8:30, phép lạ xảy ra! Các nhóm bắt đầu tập họp theo một mật lệnh nào đó! Nhóm trên đường Nguyễn Du bắt đầu di chuyển và lực lượng trấn áp lao vào xô đẩy trong tiếng còi rít điên cuồng! Trong khi đó, nhóm đứng trước tượng Đức Bà bắt đầu giơ lên những khẩu hiệu, bích chương nhỏ trong tiếng hô “Get out, China!”, “KHÔNG đặc khu, KHÔNG an ninh mạng!”, “Cho thuê đất là bán nước!”… Chạy ra vòng ngoài, thấy ngay nhóm đứng trước Diamond Plaza trên đường Lê Duẩn giơ biểu ngữ và hô khẩu hiệu còn khí thế hơn nữa, giọng một phụ nữ xướng lên rất hùng tráng!

Tôi càng không thể ngờ từ những nhóm nhỏ ấy, đã hình thành các đoàn biểu tình lớn kéo đi dọc nhiều đại lộ, qua Dinh Độc Lập, Lãnh sự quán Mỹ… và chỉ chịu bị chặn gần Lãnh sự quán Tàu Cộng trước hàng rào kiên cố của cảnh sát và luỹ thép gai.

Lên mạng, càng bất ngờ khi biết ở nhiều nơi khác trong thành phố như công viên Hoàng Văn Thụ kẹt cứng đường vào sân bay, và rất nhiều tỉnh thành: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang… cả những nơi chưa từng biết đến biểu tình như Phan Rí… đều nổ ra biểu tình. Mãi cho đến… bảy giờ tối, trong khi tôi viết những lời này, tiếng hô vẫn vang lừng trên mạng từ Phan Thiết, Phan Rí, Sài Gòn! Vậy là lần đầu tiên sau 1975, có cuộc TỔNG BIỂU TÌNH TOÀN QUỐC kéo dài suốt ngày, gồm hàng vạn người!

Mừng khôn tả!

– Vì đây là cuộc biểu tình không cần “lãnh tụ”, không cần “nhân sĩ trí thức” dẫn dắt (các cụ đều bị canh giữ tại nhà như lâu nay an ninh vẫn ngang ngược chơi võ bẩn để phá biểu tình), hầu hết là các bạn trẻ và những người lao động bình dân! (Hôm qua nhà thơ Đỗ Trung Quân đã đoán trúng trên FB khi nói với tay Cảnh sát đến thăm dò: Tôi không đi biểu tình (vì ốm yếu và bị chặn) nhưng sẽ có hàng triệu người đi!).

– Vì đây là cuộc biểu tình lớn xem ra tự phát, nhưng rất trật tự, ôn hoà (nhiều khẩu hiệu được hô lên nhắc nhở: HÃY ÔN HOÀ, KHÔNG KÍCH ĐỘNG!), chứng tỏ người dân đã có khả năng tự tổ chức với những thủ lãnh tức thời, tức lòng dân đã trăm người như một.

– Vì đây là cuộc biểu tình đầy ý thức: không vì lời hứa “lui thông qua luật đặc khu” mà thoả mãn, không vì quá tập trung vào luật đặc khu mà quên cái dự luật nguy hiểm cận kề: Luật an ninh mạng! ĐỘC LẬP phải đi với TỰ DO! Chủ quyền quốc gia chỉ được đảm bảo khi người dân có quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận!

– Vì đây không còn chỉ là phản ứng về những điều thiết thân đến một nhóm người, một địa phương, phản ứng về quyền lợi kinh tế như đất đai, trạm thu phí… mà là phản ứng chính trị về vận mệnh cả quốc gia, cả dân tộc. Tức là, nói theo ngôn ngữ của những người Cộng sản trước khi giành được chính quyền, phong trào đấu tranh đã chuyển từ “tự phát” sang “tự giác”!

Ngày hôm nay sẽ là ngày ghi một dấu ấn lịch sử trên con đường lấy lại QUYỀN DÂN của người Việt Nam. Sau ngày này, sẽ chẳng còn ai dám mở miệng nói: “Đã có đảng và nhà nước lo!”, “Không bàn chính trị!”. Sau ngày này, sẽ chẳng ai dám bĩu môi “Ích gì? Có thay đổi được gì đâu?”.

Ngày hôm nay dánh dấu sự trưởng thành của lớp trẻ Việt Nam. Họ đã đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm để tự mình phất cờ tranh đấu cho chính nghĩa theo đúng với nhận thức của mình! Mới đây thôi, không ít người trong đó có tôi buồn nản thấy sự vô cảm, bạc nhược, hèn yếu, ích kỷ, hưởng lạc như bao trùm thế giới tinh thần của lớp trẻ! Nhưng không! Không ít tinh hoa trong đó vẫn miệt mài hoạt động cho tiến bộ xã hội, và khi Tổ quốc lâm nguy, với cái lay cái lắc của họ, những bạn bè mơ ngủ vẫn kịp tỉnh thức!

Vậy thì vai trò trí thức, nhân sĩ ở đâu?

Nếu ở những cuộc biểu tình đầu tiên chống Tàu Cộng, nhân sĩ trí thức là những người đi đầu, thì hiện nay vì sức khỏe, vì bị ngăn ngay tại nhà, hầu như không thấy mặt họ trên đường. Nhưng họ chính là những người khởi xướng các cuộc “biểu tình trên mạng”, tiền đề của biểu tình trên đường. Suốt mươi ngày trước, FB tràn ngập các bài phản biện phân tích sắc sảo thuyết phục của các chuyên gia về hai Dự luật, những Tuyên bố, Thư ngỏ, Kiến nghị… lấy được chữ ký của hàng ngàn người theo cách “thủ công” truyền thống và hàng chục ngàn người trên change.org; hầu như không còn chỗ cho những status “ăn chơi nhảy múa” khoe “hàng”, khoe mèo khoe váy… Và lần đầu tiên, ta nghe được tiếng nói trung thực, mạnh dạn của không ít quan chức, trí thức, văn nghệ sĩ lâu nay gắn bó với chính quyền, lần đầu tiên có những hội đoàn chính thống cất lời ngược với chủ trương của “Đảng ta”.

Với gần 50 triệu tài khoản mạng của người Việt Nam, những thông tin và tri thức đúng đắn ấy đã lan truyền khắp dân chúng, vô hiệu hoá hoàn toàn mạng lưới tuyên truyền lừa bịp dày đặc! Để kiểm chứng, trong những ngày này, bạn hãy hỏi bất cứ anh lái taxi, chị cắt tóc… nào về hai đề tài: Đặc khu và An ninh mạng!

FB đã trở thành quảng trường vĩ đại không thể ngăn chặn cho các cuộc biểu tình quần chúng trong thời đại 4.0!

Cũng chính vì biết rõ điều ấy, người ta cố kết thông qua Luật An Ninh mạng, với những điều khoản trắng trợn bóp nghẹt tự do thông tin, bất chấp mối nguy sụt giảm gần 2% tổng thu nhập quốc dân nếu được thực hiện, bất chấp sự tẩy chay của giới đầu tư quốc tế và những hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam khao khát gia nhập!

Vậy, chúng ta đang đối mặt nguy cơ: Họ sẽ quyết thông qua Luật An ninh mạng vào ngày 12/6 tới đây, để bịt miệng dân, để ngăn chặn mọi khả năng biểu tình, để rồi sau đó… sẽ lại thông qua Luật Đặc khu mà không còn sợ làn sóng phản đối mạnh mẽ như hôm nay.

Trước nguy cơ đó, vì hai Luật trên là hết sức thiết yếu cho ĐỘC LẬP của quốc gia và TỰ DO của công dân, khẩu hiệu của chúng ta bây giờ không còn là HOÃN THÔNG QUA mà là đòi:

TRƯNG CẦU Ý DÂN VỀ LUẬT ĐẶC KHU VÀ LUẬT AN NINH MẠNG. Đó là quyền Hiến định của dân ta! Đó là khẩu hiệu mới của tất cả chúng ta!

Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mÅ© và ngoài trời 

Trong hình ảnh có thể có: má»™t hoặc nhiều người, bầu trời, cây, ngoài trời và thiên nhiên 

Trong hình ảnh có thể có: má»™t hoặc nhiều người, đám đông và ngoài trời 

Ảnh dưới: Hoang Manh

2. Thấy gì qua biểu tình 10.6

Bạch Cúc

Thấy rằng:

Lòng dân đã oán ghét đến tận cùng và cũng cương quyết tới tận cùng. Rõ ràng, biểu tình là do dân chủ động và tự phát, không có sự kích động, không có sự lôi kéo, không có tổ chức nào đủ quy mô hay cá nhân “Lãnh tụ” nào đủ uy tín để hiệu triệu hàng chục ngàn đồng bào từ khắp mọi nơi đổ về Sài Gòn, chưa kể hàng chục cuộc biểu tình lớn – nhỏ đã và đang diễn ra khắp mọi tỉnh thành, chắc chắn sẽ tới một ngày biểu tình nổ ra khắp toàn đất nước nếu Quốc hội vẫn ngang nhiên bấm nút 1 hoặc cả 2 dự luật!

Tôi nhớ lời mấy cô, mấy bác trong chợ nói với tôi:” Lần này nhất định phải lên Sài Gòn biểu tình, bỏ một buổi chợ không sao cả. Tui bán ngày được có hơn trăm bạc nhưng tui sẽ lấy tiền góp của tui để đi, tụi tui thuê xe 50 chỗ rồi cô, giờ giấc khởi hành đã định. Ai cũng nghèo nhưng không thể ngồi yên nhìn bọn chúng bán nước, đời mình xem như thua rồi nhưng còn đời con mình, đời cháu chắt mình, phải đi thôi, không thể chịu đựng được hơn nữa”!

Nước mắt tôi chảy tràn trên má, thương thay những bà má, bà mẹ dân quê chân chất, tay lấm chân bùn, những người mẹ ấy không cần ai xúi bảo, không nhận của ai 1 xu, họ chỉ có ít tiền gom góp với duy nhất một tấm lòng với non sông và thế hệ mai sau để túm tụm khăn gói lên Sài gòn. Họ đã khiến chúng ta, những người cho rằng mình học cao hiểu rộng, hiểu biết chính trị xã hội, tiền bạc dư thừa phải cúi đầu hổ thẹn!

Rồi tôi nhớ tới đám trẻ “choai choai” đầu húi cua ngổ ngáo. Trong mắt tôi những đứa trẻ ấy chỉ biết ham chơi hơn là lo việc nước, ấy vậy mà, chúng nói với tôi: “Tụi em gom tiền và chuẩn bị hết rồi chị, tụi em sẽ đi xe máy, ngủ một đêm ở nhà bạn, sẽ đi theo nhóm không để lạc nhau. Nếu có bị đánh hay đàn áp thì còn nhào vô mà cứu nhau”. Tôi hỏi tụi em không sợ bị bắt ư? Cả đám lắc đầu rồi nói: “Bi giờ không đi, tới lúc mất nước thì chỉ còn nước tự tử chứ sống chi cho nhục chị!”…

Sài Gòn 10.6: chưa bao giờ người ta thấy lòng dân kiên định với khí thế hiên ngang ngợp trời như vậy. Họ ùn ùn kéo nhau đi, các ngả đường chỉ thấy người là người, thanh niên, phụ nữ, người già, trẻ em cầm băng rôn biểu ngữ với khí thế vang dội. Đám đông anh dũng bất chấp hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bất chấp hàng rào kẽm gai bủa giăng khắp chốn, đám đông cứ đi, vừa đi vừa hô vang khẩu hiệu:

– “Đả đảo Trung Quốc; Đả đảo bọn bán nước; Đả đảo Quốc hội phê chuẩn Luật Đặc Khu “bán đất” cho Tàu Cộng”

– ” Đả đảo Luật An Ninh Mạng, Luật Bịt Miệng dân”

Sài Gòn – biểu tượng của “Tự do”, của “Lòng ái quốc” nóng dần lên khi những bài hát cấm “Trả lại cho dân”, “Việt Nam tôi đâu” vang lên khắp nơi… Có những người dân vừa hát vừa khóc. Họ xúc động, họ chịu đựng quá lâu rồi, bao dồn nén nay chỉ chờ dịp bung xả. Và thời khắc này, ngày 10.6: đây là lúc lòng dân đồng loạt tuyên bố: DÂN ĐÃ SẴN SÀNG! Việc còn lại là việc của Nhà nước, quyết định quay lưng lại với nhân dân hay đồng thuận với nhân dân? TỒN TẠI HAY KHÔNG TỒN TẠI?!!

Biểu tình 10.6

Không ai lường trước được hậu quả sẽ thế nào nếu Quốc hội vẫn bù nhìn, bịt tai, bịt mắt thông qua Luật An Ninh Mạng và Luật Đặc Khu!

Biểu tình 10.6

Lòng dân đã quyết, đừng đùa với dân nữa! Lửa đã lan khắp nơi rồi nhưng… sẽ là không bao giờ là muộn để quay đầu lại:

VỀ VỚI NHÂN DÂN!

Trong hình ảnh có thể có: đám đông và ngoài trời 

Trong hình ảnh có thể có: má»™t hoặc nhiều người, đám đông và ngoài trời 

Trong hình ảnh có thể có: đám đông, bầu trời và ngoài trời Trong hình ảnh có thể có: 6 người, mọi người Ä‘ang đứng, đám đông và ngoài trời 

Trong hình ảnh có thể có: 10 người, đám đông và ngoài trời 

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người Ä‘ang cười, mọi người Ä‘ang đứng, mÅ© và ngoài trời 

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người Ä‘ang đứng, đám đông và ngoài trời 

3. Cảm ơn Sài Gòn

Trương Duy Nhất

Cảm ơn Sài Gòn đã cho tôi làm một ngọn sóng nhỏ, hoà cùng biển sóng cuồn cuộn sục sôi ấy. Đến giờ, vẫn nguyên cảm xúc ấy. Vẫn như đang bơi giữa biển người Sài Gòn mênh mông ào ạt ấy.

Chưa bao giờ xuống đường biểu tình. Là một nhà báo, trước nay, tôi luôn chọn cho riêng mình một phương cách khác. Nhưng lần này thì không thể không. Máu như sôi chảy hừng hực trong người.

Nhập đoàn biểu tình trước Tổng lãnh sự Mỹ. Kéo qua phía Nhà thờ Đức Bà. Đạp bung dãy rào thép gai trước trụ sở Uỷ ban nhân dân thành phố. Tràn sang phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Nhiều người đẩy tôi lên phía trước. Người dúi vào tay tôi chai nước, chiếc khăn. Có mẹ già nào đó đưa tay lau mặt giúp tôi.

Trời nắng quá. Nhưng cái nóng như lửa cháy trong lòng lại là điều đẩy thúc bước chân chúng tôi đi.

“Vì độc lập, phản đối đặc khu”!

“Vì tự do, phản đối luật an ninh mạng”!

Tôi hô đến khản giọng. Hàng trăm, nghìn tiếng hô đáp lại.

Sài Gòn ơi. Cảm ơn người đã cho tôi được cháy, được thét gào đến khản giọng giữa biển trời này. Cảm ơn hàng trăm, hàng vạn đồng bào đã cho tôi thấy thế nào là sức mạnh và sự thôi thúc, sục sôi của lòng yêu nước.

Hoà trong biển người ấy, tôi không thấy “bọn phản động, phe nhóm xúi giục, kích động” nào. Tôi không tin bất kỳ ai, hay một tổ chức phe nhóm nào có thể kích động nên những cuộc biểu tình hùng dũng, hiên ngang ngợp trời Sài Gòn thế.
Tôi chỉ thấy quanh mình, giữa biển người mênh mông ấy, trong những tiếng thét gào ấy là lửa lòng yêu nước đến sục sôi, bỏng cháy.

Chính những người dân, hàng trăm hàng vạn đồng bào quanh tôi đã tạo nên một Sài Gòn cháy bỏng thế, hôm nay.

“Vì độc lập, phản đối đặc khu”!

“Vì tự do, phản đối luật an ninh mạng”!

Không chỉ là tiếng tôi nữa. Không còn nhận ra tiếng một ai nữa. Cả biển người. Dội vang như sóng. Cuồn cuộn mọi ngả đường.

Rồi tiến về Dinh Độc Lập. Vâng, đoàn người sùng sục như sóng biển khơi tiến thẳng hướng Dinh.

Nó khiến tôi liên tưởng đến cảnh đoàn xe tăng húc đổ cánh cổng Dinh, trong sự kiện Sài Gòn 30/4/1975.

“Những làn sóng khủng khiếp”. Đó là câu ông Phúc Thủ tướng thốt lên sau cơn phản ứng tức tối từ dư luận về hai dự luật “đặc khu” và “an ninh mạng”.
Không biết, khi thốt câu đó, Thủ tướng Phúc đã nhìn đoán trước cảnh này?
Không biết, nhìn cảnh Sài Gòn hôm nay, thấy trông những biển sóng người như thác thế, có ai liên tưởng đến một ngày nào, rất có thể cánh cổng Dinh Độc Lập kia lại một lần sụp đổ.

Không bởi một chiến xa nào, mà bởi chính những ngọn sóng biển người kia, bởi chính bàn tay không tấc sắt của hàng vạn, hàng triệu đồng bào – những biển người đang đứng bên tôi, quanh tôi hôm nay.

Chưa bao giờ cho tôi cảm xúc kỳ diệu thế.

Tôi yêu họ, yêu những người quanh tôi hôm nay. Những người dân bình thường đã làm nên một Sài Gòn dậy sóng, hôm nay.


https://scontent.fbed1-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/34909174_623214571346027_1531615110466895872_n.jpg?_nc_cat=0&oh=f7b469a659257f9297789e9dfbddb4a9&oe=5BAFEAF1

Trong hình ảnh có thể có: má»™t hoặc nhiều người, đám đông và ngoài trời 

4. Vài dòng về ngày biểu tình 10/6 và

câu chuyện Phan Rí – Vĩnh Tân

Trịnh Anh Tuấn

Video đập phá ở Bình Thuận và tình trạng đối đầu căng thẳng ở Phan Rí – điều không ai mong muốn: https://www.facebook.com/namquocsonhavietnam/videos/238352390273290/

https://youtu.be/9JxiZpwhpGY

https://youtu.be/4ylvZ8Mmz50

Bình Thuận và Phan Rí là hai địa điểm nổ ra bạo loạn. Dân ném gạch đá vào cảnh sát cơ động sau khi bị đàn áp và xông vào chiếm trụ sở UBND. Hãy nghe thêm bình luận của Đỗ Minh Tuấn:

Trung Quốc chưa vào mà lòng dân đã tột cùng căm phẫn! Đảng cần sáng suốt trong cách ứng xử với lòng yêu nước và lòng căm hận bị dồn nén bao năm nay. đừng cho công an đàn áp nhân dân vì càng đàn áp càng làm cho lòng căm thù bùng lên và lan rộng. và càng không nên cho mấy người vô văn hoá vô danh lên tivi úp úp mở mở quy kết và dạy dỗ nhân dân những điều ngu xuẩn, chỉ kích động thêm lòng căm thù uất hận.

Đỗ Minh Tuấn

1. Về sự sút giảm uy tín nghiêm trọng của ĐCSVN

Không thể phủ nhận 43 năm từ khi ĐCS nắm quyền cai trị toàn bộ đất nước, ngày 10/6/2018 là lần đâu tiên có một sự phản ứng mạnh mẽ và rộng khắp của người dân đối với một chính sách đầy nguy hại được đưa ra từ Bộ Chính trị ĐCSVN. Mục tiêu phản ứng của người dân không chỉ nhằm vào sự an nguy, chủ quyền của một quốc gia mà còn nhắm thẳng vào sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng. Cùng với mối nghi ngại về khả năng giữ vững chủ quyền, khi xuất hiện một dự luật mà người dân đều thấy mối lo vô cùng lớn về sự vẹn toàn của Tổ quốc, tính chính danh và uy tín của ĐCS VN đã xuống thấp nhất từ khi họ nắm được chính quyền; dù trước đó đã phục hồi chút ít sau cuộc chiến đốt lò của TBT Nguyễn Phú Trọng. Những chính sách kinh tế vô cùng yếu kém và tình trạng tham nhũng không thể tệ hơn, rồi sau đó đổ mọi hệ quả lên đầu nhân dânvới những món nợ công khổng lồ, những khoản thuế phí phi mã. Người dân, cùng với sự thức tỉnh bằng internet, đã nhận thấy rằng họ cần một sự thay đổi và họ cần và có thể làm gì đó để thay đổi; thay vì chờ đợi một sự thay đổi mang tính ban ơn từ chính quyền độc tài, với những người lãnh đạo có lẽ chỉ quan tâm đến quyền lực và túi tiền của họ nhiều hơn là lợi ích của người dân hay lợi ích đất nước.

2. Về hành động từ chính quyền

Điều chúng ta dễ dàng nhận ra là so với những lần biểu tình trước, sự đàn áp của lực lượng công quyền đã giảm đi chút ít. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, không tính đến Hà Nội khi số lượng người tham dự biểu tình quá ít ỏi, thì với số lượng người tham gia tại nhiều địa điểm của Sài Gòn khiến những người chỉ huy an ninh vô cùng bối rối trong phương án xử lý. Đàn áp được một số lượng người dân xuống đường rất đông là không dễ, chưa tính đến khả năng nhận lại hiệu ứng ngược tồi tệ.

Thứ hai, Dự thảo Luật đặc khu chứa đựng nhiều vấn đề cực kỳ nguy hại, mà nhiều người công khai chỉ trích là “bán nước”, thêm uy tín xuống quá thấp của Chính quyền cộng sản trong thời gian gần đây, họ sẽ rất liều lĩnh nếu đàn áp thẳng tay những người biểu tình. Điều đó làm củng cố hơn luận điểm “bán nước” mà nhiều người đã công khai lên án họ. Người dân Việt Nam, với lịch sử vệ quốc ngàn năm với kẻ thù phương Bắc, tinh thần đối kháng với sự xâm lấn của Trung Quốc được tạo nên từ trong lời ru, trong câu ca dao đầu đời, không dễ gì mất đi được. Vì thế, họ có thể quen với một chính thể tham nhũng, vơ vét hay độc tài, nhưng họ sẽ chẳng bao giờ tha thứ cho kẻ bán nước. Đặc biệt, đối với kẻ thù ngàn năm đô hộ từ thủa chân đất hồng hoang.

Thứ ba, có thể là thuyết âm mưu, nhưng dựa trên những cơ sở hợp lý là phe công an đang phản công lại TBT Nguyễn Phú Trọng. Cuộc chiến chống tham nhũng của ông Trọng thời gian qua nhắm vào lực lượng vũ trang nhiều, đặc biệt là công an. Những lùm xùm về việc Bộ trưởng Tô Lâm liên quan đến vụ AVG hay vụ án Vũ Nhôm có dính dáng đến Cựu Bộ trưởng Công an, hiện giờ là Chủ tịch nước Trần Đại Quang, vụ án đánh bạc do các tướng công an bảo kê hay đề án quy hoạch Bộ Công an, rõ ràng, phe cánh công an trong nội bộ ĐCS đang yếu thế. Vấn đề Trung Quốc, mà mối quan hệ nồng ấm của TBT Nguyễn Phú Trọng với Tập Cận Bình, hay việc Phạm Minh Chính, cánh tay phải của ông Trọng, có những mối liên hệ khá đặc biệt với Trung Quốc. Một ví dụ cụ thể là diễn giả chính trong các cuộc hội thảo về đặc khu Vân Đồn thời ông Chính làm Bí thư Quảng Ninh, chính là bà Đào Hiếu Đào, một người làm chính sách lâu năm tại ĐH Thâm Quyến. Điều bất ngờ ít người biết, bà Đào Hiếu Đào, chính là kiến trúc sư trưởng của Tập Cận Bình trong chính sách “Một vành đai – Một con đường” với ý đồ bành trướng qua nhiều khu vực mà Việt Nam là địa điểm quan trong (bạn có thể tự kiểm chứng điều này nếu search trên mạng từ khóa “Prof Tao YiTao One Belt One Road” hoặc “Prof Tao Yitao Road Initiative”). Tạo ra làn sóng phản đối Trung Quốc trong dân, đồng thời đưa ra những mối liên hệ khăng khít giữa ông Trọng và những người thân tín của ông, là một cách để cảnh cáo đối thủ trong cuộc chiến phe nhóm trong nội bộ ĐCSVN. Còn nữa, công an cũng muốn chứng tỏ rằng với tình hình phức tạp như thế, vai trò của họ phải được Đảng thừa nhận đúng mực và thay vì “còn Đảng – còn mình” thì họ thể hiện rằng, “không có công an thì không còn đảng”.

3. Về các nhóm lợi ích và cá nhân hưởng lợi từ đặc khu

Rõ ràng, các tập đoàn như Sun Group, FLC, VinGroup,… đã đầu tư rất nhiều tiền bạc và công sức vào 3 đặc khu trên giấy này. Ngoài ra, nhiều cá nhân có mối quan hệ trong chính quyền do biết trước chính sách đã dồn tiền mua đất đai tại 3 đặc khu này với mong muốn khi thông qua Luật đặc khu, họ sẽ vớ bẫm. Tuy nhiên, khi gặp phải sự phản ứng khủng khiếp từ người dân như thế, các nhóm và cá nhân lợi ích này là kẻ lo lắng còn hơn cả Bộ Chính trị. Và rõ ràng, với nguồn lực tài chính cùng mối quan hệ khăng khít với thế lực cầm quyền, họ sẽ không từ bỏ tham vọng của mình. Họ sẽ trở lại, và dùng nhiều chiêu trò, bùa phép khác nhau để tìm mọi cách thông qua Luật đặc khu và nhận những món lợi khổng lồ.

Tuy nhiên, điều đó sẽ không dễ như họ tưởng, khi đối mặt với họ là sức mạnh và quyền lực đã dần hình thành từ phía nhân dân khi chứng kiến cuộc biểu tình lần này. Nếu quá liều lĩnh và tham lam, không khéo, cả chính những nhóm lợi ích và cả đảng cộng sản nơi các nhóm lợi ích bám chân vào, sẽ mất cả chì lần chài. Và khi đó, tài sản của các nhóm lợi ích với phần lớn là đất đai, nhà cửa và tài sản trên đất, đâu thể bê sang nước ngoài như tiền đô la có thể chuyển dễ dàng qua các hệ thống ngân hàng và kinh doanh rửa tiền được.

4. Bạo lực và lò xo Phan Rí, Vĩnh Tân – Bình Thuận

Những cuộc biểu tình xảy ra đồng loạt trên cả nước đều diễn ra ôn hòa, êm ả ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, theo dõi thấy xuất hiện ở Phan Rí có hành động tấn công lại CSCĐ của người dân. Không rõ có sự việc dàn dựng hay khiêu khích của bên nào, nhưng nếu đem so sánh, thì một điều nghi ngại không nhỏ của cá nhân người viết là khả năng xảy ra va chạm, bạo động ở các địa phương tỉnh lẻ cao hơn ở các TP lớn rất nhiều. Điều này do nhiều nguyên nhân. Ở các TP lớn, những người dẫn dắt hoặc mật độ tham gia của tầng lớp trí thức nhiều hơn. Họ là những người đủ bình tĩnh can ngăn nếu có mâu thuẫn hoặc va chạm xảy ra. Và nếu có bị đánh, thì họ cũng chấp nhận và về tố cáo điều đó trên facebook, mạng xã hội thay vì tìm cách đáp trả. Nhưng ở các địa phương, nơi trình độ dân trí thấp hơn thì khả năng va chạm bạo lực với lực lượng công quyền là rất dễ. Ở nông thôn, nơi cộng đồng sống cùng có nhiều mối quan hệ gắn bó về gia đình dòng họ, họ không dễ đứng yên xem người thân mình bị công an đánh đập. Thêm một điều quan trọng nữa, là nghiệp vụ đối phó với các cuộc biểu tình của công an ở tỉnh lẻ là khá thấp. Phần nhiều trong số công an tỉnh lẻ trình độ hạn chế do nạn con ông cháu cha nhồi nhét vào. Quen với thói quen coi thường dân thiếu hiểu biết, chỉ quen dùng bạo lực thay vì tìm hiểu, nghiên cứu hiệu ứng đám đông một cách đầy đủ. Vì thế, ở những vùng dân trí chưa cao và thói quen đàn áp mạnh của công an, sẽ dễ dàng xảy ra chuyện bạo lực từ cả người dân và công an. Không như trước đây, nếu có đàn áp thì chỉ cùng lắm khu vưc đó biết. Bây giờ, chỉ trong tích tắc, những khoảnh khắc đàn áp đã lan tràn trên mạng xã hội và cả thế giới biết đến. Nếu thay vì sợ hãi, người dân lại càng bị ức chế hơn. Điều này là rất nguy hại. Vì có thể, chỉ 1 nơi bạo lực xảy ra là có thể ảnh hưởng đến cả một loạt cách cuộc biểu tình ôn hòa và đẹp đẽ khác.

Riêng vụ việc ở Phan Rí, thì có nhiều nguyên nhân khác nữa.

Nhà báo Lưu Trọng Văn đã đề cập một nguyên nhân tại bài viết này ( Vì sao lại là Phan Rí ?). Nhà báo Lưu Trọng Văn nói lên nỗi bức xúc của người dân khi tàu thuyền đánh cá của họ liên tục bị tàu Trung Quốc đâm chìm hay ngư dân bị bắt đòi tiền chuộc.

Và nguyên nhân quan trọng nhất, Phan Rí là trung tâm của huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, Nơi đây đặt nhà máy Vĩnh Tân 2. Nhà máy này gây ô nhiễm khủng khiếp. 3 năm trước người dân đã chặn đường và có xảy ra bạo lực với công an một lần. Tuy vậy, chính quyền Bình Thuận không coi đây là một bài học. Thay vì giải quyết bức xúc của dân, họ chọn cách bỏ tù dân và tiếp tục cho dân ăn bụi thay cơm. Những bức xúc dồn nén như một cái lò xo khủng khiếp, và đến ngày bung ra thì vô cùng tai hại.

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, đám mây và ngoài trời

Ảnh: Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 xả khói bụi. Bạn có thể tìm kiếm thông tin vê việc gây ô nhiễm của nhà máy này khủng khiếp như thế nào trên báo chí.

5. Hà Nội chỉ mới bắt đầu cuộc tuần

hành đã bị bóp nghẹt

PV BVN

8 giờ sáng, tượng đài Lý Thái Tổ ở Hồ Gươm, ầm ỹ âm thanh của nhạc nhảy, một đám đông nam thanh nữ tú ăn mặc bảnh chọe đứng phía trước tượng chụp ảnh đùa cợt reo hò. Quanh đó rải rác từng tốp từng tốp người đứng ngồi nói chuyện. Thoáng nghe cũng biết họ là những người đang đợi cuộc biểu tình. Nhưng phải nói ngay là cuộc biểu tình sáng nay không được như ý vì số lượng người không đông do bị đàn áp ngay từ rất sớm. Có lẽ cũng vì dự kiến tập trung phân tán ở hai ba địa điểm khác nhau: trước Nhà hát Lớn, Vườn hoa Lý Thái Tổ và ở đâu đó nữa… nên lượng người ngẫu nhiên bị xẻ nhỏ ra, đã mỏng lại mỏng hơn. Và vì thế cũng dễ dàng trở thành bị động, bị đàn áp là co cụm lại. Giá như chỉ tập trung ở một điểm, lượng người đông đảo, tinh thần mọi người hẳn sẽ khí thế hơn. Một điểm bất lợi nữa là hình như những người thắp lửa dẫn dắt đoàn đều ít có kinh nghiệm so với những lần trước, những cái tên đã đi vào lịch sử biểu tình Hà Nội 5, 7 năm về trước. Trong khi cái bản mặt kẻ chỉ huy cuộc đàn áp vốn đã tich lũy được rất dày dặn các ngón đòn hội chợ đem ra thi thố từ hồi ấy đến giờ vẫn là nó – mặt mày lỳ lợm, tiếng gầm hét “bắt hết” to hơn, kinh tởm hơn. Cộng với lực lượng công an, cảnh sát, dân phòng, dư luận viên, côn đồ… lại còn đông chưa từng thấy, gấp 3-4 lần số lượng người biểu tình. Cái thế chênh lệch đã biết trước thế nào cũng bị giải tán sớm. Quả nhiên chừng 300 người kéo nhau xuống đường vừa đi vừa hô khẩu hiệu chống lại âm mưu bán đất 99 năm cho Tàu và bịt mỉệng người dân, nhưng chỉ mới đi được một quãng từ nhà bưu điện tới sát trụ sở UBND thì rất nhiều bạn trẻ hết lớp này đến lớp khác đã bị cảnh sát, hầu hết đều mặc thường phục – vì đang họp Quốc hội mà, thật khôn róc tổ – trà trộn trong hàng ngũ bỗng bất thần nhảy tới gô cổ khênh lên xe bus vừa trờ tới ngay bên cạnh. Ai nấy đứng ngây ra một tí rồi như tổ kiến vỡ, lo chạy dạt tứ phía, chạy không kịp thở, để khỏi đến lượt bị túm. Những ai có khẩu hiệu trong tay thì lo phi tang cho nhanh. Khi đã thoát khỏi nanh vuốt cả một đội quân đông như kiến mà bề ngoài trông không khác gì dân thường ấy, trong đoàn chạy tấp về phía bến tàu điện cũ, người này người khác quay lại bảo nhau: “Tiên sư chúng nó, cứ tưởng đằng mình chứ, có đâu ngờ”; “Đã bảo mà, đây là thủ đô ngàn năm văn vật. Hà Nội không vội được đâu”…


https://scontent.fbed1-2.fna.fbcdn.net/v/t1.15752-9/34881905_832850653577193_3988750640489693184_n.jpg?_nc_cat=0&oh=e5d7d60f5b57a647bc24faedfaa933e3&oe=5BB2AE13


https://scontent.fbed1-2.fna.fbcdn.net/v/t1.15752-9/34792131_832852530243672_435847611841249280_n.jpg?_nc_cat=0&oh=89804fa5ed4455adc8863a7f61d4ef1a&oe=5BAFD0FC


https://scontent.fbed1-2.fna.fbcdn.net/v/t1.15752-9/34794684_832850836910508_968152655778021376_n.jpg?_nc_cat=0&oh=269dabfcf61159d8e0193d1e5915dcc5&oe=5B78D709


https://scontent.fbed1-2.fna.fbcdn.net/v/t1.15752-9/35026786_833036980225227_2246211434167926784_n.jpg?_nc_cat=0&oh=3febca96cfb1084fb2915c76fec2bfe5&oe=5B78A56F

https://scontent.fbed1-2.fna.fbcdn.net/v/t1.15752-9/34881932_832850413577217_1916306973163257856_n.jpg?_nc_cat=0&oh=be4c78f2e6dd4f7449e82cd80a3af0ee&oe=5B790E17

Song dù có bị bóp nghẹt ngay từ sớm, có thể nói là từ trong trứng nước, thì tình thần phản kháng ý đồ thành lập 3 đặc khu kinh tế và Luật Đặc khu cùng cái Luật an ninh mạng độc ác của nhà cầm quyền cũng đã bị nhân dân Hà Nội trực diện đả đảo, góp một tiếng thét căm hờn hòa vào tiếng thét phản đối chung của toàn dân Việt khắp ba miền đất nước và trên khắp thế giới: Đả đảo đả đảo. Phản đối phản đối.

6. Tin thêm

Nguyễn Quang A

THEO NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC, lần đầu tiên có biểu tình ở Đà Nẵng với khoảng 200 người. Theo anh Ngọc, người dân tham gia biểu tình ý thức rất cao.

Trong hình ảnh có thể có: 7 người, bao gồm Trần Đình Sá»­, mọi người Ä‘ang cười, mọi người Ä‘ang đứng, mÅ©, đám đông và ngoài trời 

Trong hình ảnh có thể có: 7 người, bao gồm Trần Đình Sá»­, mọi người Ä‘ang cười, mọi người Ä‘ang đứng, đám đông và ngoài trời 

This entry was posted in Tản Mạn. Bookmark the permalink.