Hành trình ra Trường Sa (Kỳ 3)

6. Đá Tây

Rời Cô Lin, 12 giờ ngày 9/5 tàu HQ 936 tiếp tục chạy, đến 5 giờ ngày 10/5 thì thả neo ở vùng biển đảo Đá Tây. Có ba đảo Đá Tây A, B, C. Trong các đảo chìm ở Trường Sa thì Đá Tây được coi như “thủ đô”. Đoàn lên thăm đảo Đá Tây A.

Nơi tôi đứng là đảo Đá Tây A. Phía sau lưng là trạm nuôi trồng thủy sản của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bãi cát có dáng hình bản đồ Việt Nam. Tôi và Đặng Đại (báo Tuổi Trẻ) đã xuống tắm ở đấy, lần tắm thứ hai ở quần đảo Trường Sa. Lần đầu là ở Song Tử Tây. Lần tiếp sau đây là ở Trường Sa Lớn.

Trên trạm nuôi trồng thủy sản này có một cái miếu khắc ghi bài thơ thần tương truyền của Lý Thường Kiệt. Ai lên đây cũng đều kính cẩn thắp hương, nguyện giữ vững bờ cõi giang sơn của cha ông để lại.

Ngạo với biển xanh một chỏm đầu.

7. Trường Sa Lớn

12 giờ ngày 10/5 tàu rời Đá Tây, đến 14 giờ thì cập bến đảo Trường Sa Lớn.

Tàu cập bến chứ không phải đi xuồng vào như ở các đảo khác. Trường Sa Lớn là thủ phủ của huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa). Đơn vị hành chính của đảo là thị trấn Trường Sa.



Đón quà đất liền lên đảo.

Trên đảo có đường băng sân bay, tuy chỉ mới dành cho máy bay trực thăng. Theo kế hoạch, đường băng này sẽ được kéo dài thêm để trong tương lai có thể đón được máy bay dân dụng ra đảo.

Khánh thành nhà khách Thủ đô. Tối ấy tàu và đảo chung vui một bữa tối, ngả thịt một con lợn nuôi trên đảo gần một tạ, các anh nuôi đánh hơn trăm rưỡi bát tiết canh.

Trẻ em trên đảo chơi ô ăn quan, một trò chơi dân gian tuổi nhỏ nay hầu như đã biến mất, ngay cả ở nông thôn. Tôi nhìn cảnh này rất xúc động thấy sự bình yên và hồn nhiên của cuộc sống. Mong sao hòa bình luôn được bền vững cho xứ sở chúng ta.

Hòa bình để bãi biển Trường Sa rồi cũng sẽ thành một điểm đến du lịch hấp dẫn cho mọi người.

Sau một đêm lưu lại đảo Trường Sa Lớn, tàu lại nhổ neo tiếp tục cuộc hành trình. Chia tay luôn là nỗi nhớ.

8. Đá Lát

10 giờ ngày 11/5/2010 tàu đến đảo Đá Lát. Đây cũng là một đảo chìm. Cách xây dựng cũng giống như ở Đá Nam, Đá Tây.

Súng ta canh giữ biển đảo của ta.

Đảo chật, nghệ sĩ và chiến sĩ ngồi dọc hành lang hẹp ca hát cùng nhau (“Thị Mầu” Thúy Hằng).

Ráng mây chiều trên biển.

PXN

Nguồn: http://phamxuannguyen.vnweblogs.com/

(Còn tiếp)

This entry was posted in Trường Sa. Bookmark the permalink.