Tâm Don
THU GIÁ: VẤN ĐỀ CỦA CẢ “HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ”
Phản ứng của cộng đồng về “thu giá” đã lác đác có từ hàng tháng trước (trong đó bản thân đã yêu cầu “trừng trị Bộ GTVT tội phá hoại tiếng Việt”), vài ngày nay bùng lên rầm rộ. Từ chỗ phê phán tội “phá hoại tiếng Việt”, phản ứng đột biến cao khi nghe tay Thể biện bạch (quá ngu hay quá trắng trợn?): đổi tên “phí” thành “giá” để “lách” việc phải thông qua Quốc hội điều chỉnh giá). Tưởng đã quá khốn nạn, hôm nay lại nghe ông Phó (Chủ nhiệm… Q hội) Kiên khẳng định: Từ này đã nằm trong Luật, được QH thông qua, nên ko thể thay.
Vậy: cái tội “phá hoại tiếng Việt” mấy trăm ông bà “đại biểu” đều gánh!
Kiến nghị: CỨ ĐỂ THẾ, CỨ ĐỂ CÁC BIỂN “THU GIÁ” CHÌNH ÌNH TRƯỚC MẮT QUỐC DÂN. “ĐỒNG HỒ CÀNG LAU CÀNG TỐT”, NHƯ MỘT BẰNG CHỨNG SỐNG KHÔNG THỂ CHỐI CÃI VỀ SỰ NGU XUẨN CỦA CẢ HỆ THỐNG!
THUẬT NGỮ CỦA LUẬT PHÁP
Cả một bộ luật lớn và quan trọng nhất cả nước mà còn sai đến gần 100 lỗi sau khi được thông qua. Trong vòng 10 tháng mà có đến gần 10.000 văn bản trái luật, vi hiến. Thế thì chỉ một từ “phí” được thay thành “giá” cũng đâu có gì khó hiểu.
Quốc hội là nơi lập hiến, lập pháp, là nhánh quyền lực quan trọng của chính thể, nhưng họ đã không có trình độ về chuyên môn luật pháp nên thành ra chất lượng các đạo luật quá sức tệ hại. Và cũng vì thế mà bắt buộc cần phải thiết lập một hệ thống toà án độc lập với các nhánh quyền lực để bảo vệ luật pháp, vì rằng, ban hành luật pháp không quan trọng bằng việc bảo vệ pháp luật.
Nhưng cũng từ các sự kiện pháp lý này mà tôi lại thấy rằng một góc nhìn có tính triết thuyết của tôi về việc cần một thiết chế thuộc về tư pháp để trực tiếp tham gia vào việc giám sát các cuộc họp của Quốc hội cũng như Chính phủ để nhằm ngăn chặn những sai lầm hoặc thiếu sót của các cơ quan này trước khi chúng được thành hình và được ấn định vào trong các thuật ngữ của các đạo luật – điều tôi tôi đã đề xuất và viết rất rõ ràng cũng như hết sức cụ thể trong cuốn DÂN TRỊ VÀ CHÍNH QUYỀN.
Mấy ngày nay, mạng xã hội nóng lên với câu chuyện THU GIÁ, và đó là câu chuyện của phẫn nộ. Từ THU PHÍ chuyển qua THU GIÁ, thực chất của câu chuyện là gì, nếu không nói đó là câu chuyện TĂNG GIÁ trong tương lai?
Những ngôn từ hơn cả phẫn nộ
Nhà văn Phạm Lưu Vũ viết trên trang cá nhân của mình: “THU GIÁ là chữ của bọn móc túi đại lưu manh, đại mất dạy và vô cùng thất đức ở Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính. Đó là sự ngang nhiên thách thức lương tri, trí tuệ của cả thời đại. Chúng thừa biết không đánh lừa được ai, mà vẫn ngang ngược đánh lừa, thì cổ kim không kẻ đại bịp nào dám làm điều tương tự. Đó là sự trắng trợn, hỗn láo với cả Trời, Người và Quỷ thần…
Thu giá hay tăng giá: câu chuyện của phẫn nộ!
Hai chữ THU GIÁ mãi mãi chỉ tồn tại trong những cái đầu bệnh hoạn, khốn kiếp của bọn chúng nó. Hai chữ ấy sẽ theo chúng xuống mồ, áp giải chúng đến địa ngục để đền tội Vô Gián trong vô lượng kiếp. Đền tội xong rồi còn phải trả quả DƯ BÁO, làm súc sinh trong vô lượng kiếp tiếp theo.
Đối với Nhân dân, những người bị chúng móc túi, thì hai chữ đó mãi mãi chỉ là hai chữ “ĂN CẮP” mà thôi. Những người hàng ngày, hàng giờ, bất cứ lúc nào phải móc túi bên dưới hai chữ THU GIÁ khốn nạn ấy, hãy NGUYỀN RỦA chúng, dù cất thành lời, dù trong ý nghĩ… Sự nguyền rủa của nghìn người, vạn người… sẽ kết thành trùng độc, thành bệnh ung thư… để phá hủy cái quả báo thối tha của chúng nó ngay từ kiếp này, để đục ruỗng từ xương tủy của chúng nó, cả ổ nhà chúng nó, cả quá khứ, hiện tại và vị lai, cả ba họ nhà chúng nó…
Tại sao như thế?
Bởi vì đó là tội ác tiêu diệt huệ mạng, chống lại trí tuệ của muôn vạn người. Tội này lớn hơn tội giết người, lớn hơn cả tội chống lại nhân loại, bởi vì mạng người xét đến cùng chỉ là mạng ảo. Chính “huệ mạng” kia, mới là mạng thật của mỗi mỗi chúng sinh. Thật vô phúc cho những ông bố, bà mẹ nào đã đẻ ra chúng nó. Thật đáng sợ cho những thế hệ đang và sẽ làm con cháu, truyền nhân… của chúng nó”.
Giảng viên đại học, nghiên cứu sinh ngôn ngữ học và và văn hóa học Tuệ Lãng cho rằng: “Câu chuyện “thu giá” nói lên được mấy điều: 1.Bọn chính quyền này chưa học hết tiếng Việt vỡ lòng. 2. Vì chúng nó ngu, nên cứ tự tiện mần, nói và “cải sửa” tuỳ tiện không theo một lý lẽ chi hết. 3. Nó biểu thị sự lưu manh, trí trá, bịp bợm của một đám khỉ lên làm quan. 4. Với đà “phát triển” ngu và dối trá như vũ bão hiện nay, sẽ có nhiều “cách mệnh” nữa. Nhưng trước tiên chắc sau “trạm thu giá” sẽ có Bộ Giao hợp…”.
Từ Hà Nội, GS TS Trần Ngọc Vương cho rằng: “Đã nhiều năm nay, trong ngôn từ chính thức của các cơ quan công quyền, kể cả các cơ quan quyền lực cao nhất, thấy xuất hiện nhiều những từ lạ và những cách diễn đạt lạ, gây hiệu ứng trái chiều nơi người tiếp nhận, chủ yếu là trong quần chúng, đích đến của những thông điệp nọ.
GS TS Trần Ngọc Vương
Có người bảo, đó là sự sáng tạo trong ngữ dụng của đời sống sinh động, là hiện tượng bình thường và tích cực. Cũng có người cho rằng đấy là sự vi phạm những chuẩn mực ngôn ngữ không được phép, nhất là trong các văn bản đòi hỏi một sự chính xác, mạch lạc nhất có thể từ phía nguồn phát thông tin đến phía nhận và xử lý thông tin.
Tôi nghiêng về khả năng đó là sự vi phạm chuẩn mực ngôn ngữ có chủ đích. Khi từ bên trong đã có một sự lúng túng rối rắm, thì lời phát ra thường khuất tất, quanh co, được khoả lấp bằng những thủ pháp tạm gọi là giả tu từ học (pseudo – retoric). Nói khác đi, đó là một thủ đoạn , gọi là “ngu” có chủ định.
Chủ định gì, đó là câu hỏi mà mọi người đều có thể tự tìm câu trả lời!”
Thu giá đồng nghĩa với tăng giá?
Phí (tiếng Anh là fee, tiếng Pháp cũng là fee) là một thuật ngữ đã được Việt hóa từ lâu. Phí có nghĩa là khoản tiền mà ai đó chi trả cho ai đó để thụ hưởng hoặc sử dụng dịch vụ/sản phẩm. Từ phí, tiếng Việt mở rộng thêm, hình thành thêm hai từ mới kết hợp giữa tiếng tây và tiếng Việt là Chi Phí và Lệ Phí. Nếu Fee được Việt hóa thành Phí là một điều dễ hiểu vì bất cứ ngôn ngữ nào cũng đều có hiện tượng vay mượn và phiên âm tiếng nước ngoài nhằm mục đích bản địa hóa, thì sự kết hợp giữa tiếng tây và tiếng Việt để trở thành hai từ mới Chi Phí và Lệ Phí là một điều kỳ diệu đến lạ lùng trong tiếng Việt. Vì sao? Ngôn ngữ học cho biết, chỉ riêng một từ thuần Việt đã rất khó để kết hợp với một từ Hán-Việt nhằm tạo ra một từ mới, cho nên từ trong tiếng Việt hoặc là từ thuần Việt, hoặc là từ Hán-Việt. Thực tế ngôn ngữ này cho thấy, Phí đã trở thành quá quen thuộc trong tiếng Việt, và được hiểu là số tiền để trả cho một dịch vụ nào đó, chẳng hạn như viện phí, hội phí, phí thành viên và thậm chí là đảng phí…
Câu chuyện Thu Phí trở thành Thu Giá liên quan đến Luật phí và lệ phí có hiệu lực từ ngày 01-01-2017, theo đó, những gì do tư nhân cung cấp thì gọi là giá, điều này có nghĩa là doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có quyền quyết định việc tăng giá hay giảm giá đối với sản phẩm/dịch vụ, và những gì do nhà nước cung cấp thì gọi là phí. Luật này đã cố tình phân biệt một cách máy móc ý nghĩa của phí và giá, tạo nên một sân chơi không bình đẳng giữa nhà nước và tư nhân thông qua hai từ Giá và Phí. Rõ ràng là không cần phân biệt.
Nhưng điều nguy hiểm nhất của từ Thu Giá không nằm ở hình thức ngôn ngữ mà nằm ở nội hàm của từ ngữ. Chính Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể đã nói trên báo Tuổi Trẻ online rằng: “Giờ mình xem BOT là một sản phẩm của doanh nghiệp nên họ tự định giá, còn phí là mang tính chất của Nhà nước, liên quan tới HĐND, Quốc hội quyết định. Khi chuyển qua giá thì có thể giảm giá để cân đối phương án tài chính, còn phí muốn thay đổi sẽ phải thông qua các bộ nên rất chậm… Sản phẩm nào cũng phải đem lại hiệu quả kinh doanh, dự án BOT họ bỏ vốn toàn bộ thì cũng cần có phương án hoàn vốn, Nhà nước cố gắng điều chỉnh thấp nhất, tạo điều kiện cho xã hội. Hiện trạm thu giá nào có điều kiện đều giảm xuống mức thấp nhất để hỗ trợ chi phí cho người dân”. Ông Thể còn khẳng định rằng, khi các nhà đầu tư BOT giao thông được chủ động “thu giá” họ sẽ “linh động hơn”(https://tuoitre.vn/bo-truong-giao-thong-bot-la-san-pham-cua…. ). Không những Luật phí và lệ phí, mà còn chính Bộ trưởng Thể đã vẽ đường cho các nhà BOT giao thông đi đến những đích khác.
Với nội hàm GIÁ trong Luật phí và lệ phí cùng nhận định của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thì doanh nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ BOT giao thông có quyền điều chỉnh giá/ chủ động giá BOT theo hướng tăng lên hoặc theo hướng giảm xuống. Với thuộc tính cá mập, chắc chắn các nhà đầu tư tư nhân BOT giao thông sẽ điều chỉnh giá BOT giao thông theo hướng tăng lên. Và, Luật phí và lệ phí đã mở ra những tiền đề cần thiết để các BOT giao thông tăng giá theo kiểu ăn cướp mà không cần có ý kiến của các cấp các ngành.
Luật phí và lệ phí cùng Trạm Thu Giá không chỉ là câu chuyện của ngoa ngôn xảo ngữ, lập lờ đánh lận con đen, đánh tráo khái niệm mà còn là câu chuyện của tăng giá BOT giao thông trong tương lai gần và tương lai xa.
T.D.
VNTB gửi BVN