De retour de Lorient / Trở về từ Lorient

 

André MENRAS  Hồ Cương Quyết

Cuốn phim Những hiệp sĩ Cát Vàng nhận giải thưởng của khán giả học sinh trung học.

https://www.hoangsa-vietnam.com/viet

TRỞ VỀ TỪ LIÊN HOAN PHIM LORIENT


Tôi vừa từ Lorient trở về, sau khi được mời tới giới thiệu 
Những hiệp sĩ Cát Vàng, cuốn phim thứ nhì của tôi, nói về ngư dân Trung Bộ. Xin chia sẻ một vài cảm nghĩ với những ai quan tâm.

Trước hết phải nói tôi rất ấn tượng trước quy mô của Liên hoan phim Lorient, tổ chức hoàn hảo, nội dung phong phú, chất lượng tác nghiệp của các cuốn phim tham gia, cũng như thông điệp mạnh mẽ của khá nhiều phim, kêu gọi cứu biển, kêu gọi ủng hộ các cộng đồng cư dân sống hài hoà với biển cả. Toàn bộ các cuốn phim ấy là một cuộc du hành trên biển cả – người mẹ nuôi dưỡng nhân loại – vòng quanh trái đất, nói lên cái đẹp của biển, cũng như những khổ ải và dũng khí của biển. Những cuộc kháng chiến đã rơi vào quên lãng, những cuộc giao chiến ngư nghiệp, cá lớn nuốt cá bé trong thời đại hoàn cầu hoá khá tác hại. Vạch rõ bộ mặt của những tên hải tặc công nghiệp, những tên côn đồ gây ô nhiễm trên biển cả, và bọn hoạt đầu chính trị phục vụ chúng. Có những phim tố cáo một số tổ chức nhân danh hoạt động đoàn kết để làm giàu, thậm chí còn «hú theo đàn sói», nhân danh bảo vệ động vật để triệt hạ phương tiện sinh tồn của những cộng đồng cư dân, dọn đường cho những công ti khổng lồ chiếm đoạt khoáng sản và dầu khí…. Đó cũng là những cuốn phim phản ánh một cách tinh tế tâm lý người ngư dân đi khơi đi lộng, nói lên nỗi khổ đau sâu kín của những người phụ nữ vò võ chăm lo việc nhà. Đơn độc.

Từ Louisiana đến Ấn Độ, qua vịnh Guinée, Mauritanie, Casamance ở miền Nam Sénégal, Ireland, Na Uy, đảo Terre-Neuve (Canada), quần đảo Nicobar sau vụ Sóng Thần, đảo Fogo (thuộc Canada), hồ Chapala bên Mexico, vùng biển Bretagne phía tây nước Pháp, biển Địa Trung Hải, những phụ nữ Nhật Bản lặn đáy biển mò trai, những người Inuit bị bóp nghẹt nhân danh cuộc đấu tranh bảo vệ hải cẩu sơ sinh… và những ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc cấm đánh cá ở vùng biển Hoàng Sa. Trung Quốc là nước bị nhiều cuốn phim vạch mặt chỉ tên, là kẻ đánh bắt hải sản tham lam vô độ và bất chấp mọi luật pháp.

Những Hiệp sĩ Cát Vàng được trình chiếu ở Lorient nhưng không dự thi. Nó được thực hiện trong vòng bí mật, người quay không chuyên nghiệp, quay bằng máy ảnh đơn giản, thường bấm máy vào ban đêm, không có chuyên viên ánh sáng và âm thanh, chơi vơi sóng gió trên một chiếc thuyền đánh cá nhỏ bé, tất nhiên không đáp ứng những tiêu chuẩn kĩ thuật và thẩm mỹ của phần đông những tác phẩm được trình chiếu ở Liên hoan phim. Không kỹ xảo, không diễn viên, không đạo diễn, không một xu tài trợ. Lời bình được biên soạn trong hai ngày, ghi âm ba giờ. Hiện thực ở dạng «thô» nhất, «cây nhà lá vườn». Nhưng nó đã được các em học sinh trung học bỏ phiếu trao giải.

Trong khi đó, hàng trăm nghìn học sinh trung học cùng tuổi với họ ở Việt Nam vẫn chưa có dịp xem phim này, đa số các em cũng ít biết gì về biển đảo, lịch sử biển đảo. Còn ở đầu này của đại lục, những thiếu niên Pháp đã chọn lựa cuốn phim để trao «giải thưởng của trái tim». Không một gợn ô nhiễm chính trị, tôn giáo hay tư tưởng. Lá phiếu tươi mát ấy không biết dối trá: nó nói lên sự cảm phục đối với những ngư dân, những người thợ lặn trẻ tuổi dám đánh cuộc mạng sống của mình, mỗi lần xông pha vào vùng biển đảo hiểm nguy là một lần hao mòn sinh lực. Nó cũng biểu hiện sự ủng hộ đối với một cộng đồng mấy vạn gia đình sống tập trung trên một dải đất hẹp ven biển, sống vì biển và chỉ sống nhờ biển. Một vùng biển và những hải đảo bị cưỡng đoạt đã trở thành vùng cấm. Bằng sức mạnh của nòng súng.

Không có gì toàn mỹ và vĩnh viễn. Nhưng dẫu sao, những bạn trẻ người Pháp ấy có may mắn đến sau những thế hệ – nữ cũng như nam – đã liên tiếp đấu tranh để giành được quyền được nhìn đời, được xem xét hiện thực của Thế giới trong sự đa dạng và khác biệt của nó, quyền được nhận biết Lịch sử với những mâu thuẫn của nó, quyền được tìm kiếm, chọn lựa mà không bị thao túng, đe doạ… và quyền bỏ phiếu. Một thế giới rất khác thế giới của các bạn học sinh Việt Nam!

Khi tôi viết những dòng này, thì đội làm phim vừa cặp bến Sa Kỳ, với hai bàn tay trắng sau hai mươi ngày đi khơi đi lộng ở Hoàng Sa: chuyến đi phải bỏ dở nửa chừng, động cơ bị cháy xém, thiết bị và tôm cá bị Trung Quốc trấn lột. Nợ nần chồng chất, nhưng ít nhất là họ đã sống sót. Thật là xót xa.

Thảm kịch ấy, trách nhiệm thuộc về bè lũ diều hâu bành trướng Bắc Kinh, nhưng không chỉ có chúng. Liên hoan Lorient cũng là dịp biểu lộ sự phẫn nộ đối với những quan chức toàn quyền kiểm duyệt điện ảnh ở Việt Nam. Đầu tháng Ba, họ đã cho phép chiếu cuốn phim Trung Quốc Điệp vụ Biển Đỏ nhân dịp kỉ niệm 90 năm thành lập Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc – thực sự đã trở thành đội quân đàn áp nhân dân, trong phim nói tới «lãnh hải thuộc chủ quyền của Trung Quốc ở Nam Hải» mà có người Việt Nam lại dám thừa nhận yêu sách đó trong khi Toà trọng tài quốc tế La Haye của LHQ về quyền biển đã dứt khoát bác bỏ mọi chủ quyền trên không gian biển đảo này.  Như vậy là người ta bỏ mặc những ngư dân và goá phụ, cấm đoán những cuốn phim nói lên tiếng nói của họ, nhưng người ta đã cho chiếu cuốn phim tuyên truyền của Bắc Kinh. Thật là một sự xúc phạm sỉ nhục anh linh của 64 binh sĩ Việt Nam ở Gạc Ma, nước biển lên tới bụng, được lệnh giữ vững vị trí nhưng không được phép nổ súng, đã bị hải quân Trung Quốc xả liên thanh cấp tập. Đó là ngày 14 tháng Ba 1988.

Đối với điện ảnh Việt Nam, ở cấp lãnh đạo chính trị như vậy, không thể viện cớ là ngu dốt, là không biết. Rõ ràng có sự đồng loã, toa rập. Nó cho thấy ngư dân miền Trung Việt Nam đã bị phó mặc số phận cho kẻ cướp phương bắc. Sự phản bội này không có tính chất ý thức hệ, vì hai đảng độc quyền tự nhận là cộng sản ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam đang nắm trọn mọi quyền lực, thống trị một chế độ tư bản chủ nghĩa hoang dại, trong đó tham nhũng và móc ngoặc đang bóp nghẹt đời sống đất nước. Khốn nạn thay cho những con người mà thời trẻ cũng đã chiến đấu cho một nước Việt Nam độc lập và tự do. Chiến đấu, hy sinh để, một nửa thế kỷ sau, đi tới một chế độ nô dịch, trấn áp mới, ngày càng rõ nét.

Dũng cảm, tự hào và nhân bản biết bao, cũng là bài học khán giả cuốn phim nhận được từ những ngư dân trẻ tuổi, lặn sâu dưới mấy chục mét, cách hòn đảo đã bị Trung Quốc quân sự hoá chưa đầy mấy ki lô mét, nơi mà vài tháng trước đây, họ đã bị tấn công. Chiếc loa trên boong tàu suốt đêm phát ra những làn điệu dân ca. «Không sợ», dường như đó là thông điệp mà họ muốn gửi tới những người đồng bào chỉ biết nghĩ tới vợ con, ngôi nhà và chiếc xe của mình, quên đi rằng mất biển, mất ngư dân là mất nước, là họ đang làm mất nước. Vâng, nước Việt Nam thực sự là nước Việt Nam đang kháng chiến như vậỵ đó. Cảm ơn Liên hoan Lorient đã thừa nhận sự thực đó và đã trao lời cho đất nước Việt Nam ấy. Cảm ơn các em học sinh trường trung học cơ sở Kerdurand de Riantec đã lắng nghe và nghe thấu điều đó!

André Menras – Hồ Cương Quyết

Bản gốc:

DE RETOUR DE LORIENT

André MENRAS Hồ Cương Quyết

De retour de Lorient où j’étais invité pour présenter mon deuxième film, Les chevaliers des Sables Jaunes, sur les pêcheurs vietnamiens du Centre du Vietnam, je livre à ceux que cela intéresse quelques réflexions. 

Tout d’abord j’ai été très impressionné par la dimension de ce festival, sa parfaite organisation, sa richesse en réalisations présentées, leurs qualités professionnelles et, souvent, la force des messages exprimés pour sauver la mer et les communautés qui vivent en harmonie avec elle.  Un tour du monde de la mer nourricière, de sa beauté, de ses misères et de ses courages.  Résistances oubliées, guerres de la pêche où le petit poisson est chassé par le gros dans une mondialisation souvent dévastatrice. Doigts pointés sur les pilleurs industriels, les pollueurs voyous, sur les trahisons des politiciens corrompus qui les servent. Voile levé sur certaines organisations qui s’engraissent des solidarités ou, plus navrant encore, qui hurlent avec les loups de la cause animale pour éradiquer des communautés humaines privées de leur seule économie et faire place nette aux prédateurs géants de minerais et de pétrole…Et aussi explorations fines de la psychologie des pêcheurs hauturiers, des tourments pudiquement cachés de celles qui attendent en gérant la famille. Seules. 

De la Louisiane à l’Inde, en passant par le golfe de Guinée, la Mauritanie, le sud du Sénégal en Casamance, l’Irlande, la Norvège, Terre-Neuve, l’archipel de Nicobar après le Tsunami, l’île canadienne de Fogo, le lac de Chapala au Mexique, les mers bretonne et méditerranéenne, les femmes plongeuses du japon, les Inuits étouffés au nom des bébés phoques …et les pêcheurs plongeurs vietnamiens dans l’archipel des Paracels interdit par la Chine. La Chine, souvent citée dans ces films, comme un des prédateurs les plus voraces et méprisant des lois.

Les chevaliers des Sables jaunes n’était pas en compétition. Réalisé clandestinement par un non professionnel, avec un simple appareil photographique, souvent de nuit sans éclairagiste ni preneur de son dans l’environnement toujours en mouvement d’un petit bateau de pêche en haute mer, il n’a pas les qualités techniques et esthétiques de la plupart des autres films présentés au festival. Aucune simulation, aucun jeu d’acteur, aucune mise en scène, aucune aide financière.  Le commentaire fait en deux jours, sa diction en trois heures. La réalité brute, le film «fait maison». Il a cependant été choisi par les collégiens pour recevoir leur prix.

Alors que des centaines de milliers de collégiens vietnamiens de leur âge n’ont pas l’occasion de le voir, que la majorité d’entre eux ne connait même pas ses îles ni leur histoire, ces jeunes Français, à l’autre bout du monde, lui ont décerné le prix du cœur. Sans pollution politique, religieuse ou idéologique. Ce vote plein de fraîcheur ne ment pas : il exprime l’admiration envers les jeunes pêcheurs-plongeurs qui risquent leur vie et la consument un peu plus à chacune de leur sortie dans ces îles de tous les dangers. Il exprime aussi son soutien à une communauté de dizaines de milliers de familles concentrées dans étroite frange côtière qui ne peut vivre que par sa mer. Une mer et ses îles volées et interdites par la force du canon.

Même si rien n’est parfait ni définitivement acquis, loin s’en faut, ils ont de la chance ces jeunes Français d’arriver après des générations de femmes et d’hommes qui se sont battus pour le droit de voir les différents aspects de la réalité du Monde, le droit de connaître l’ Histoire dans ses contradictions, de chercher, de choisir sans être influencés, menacés… de voter. Un monde si différent de celui des collégiens du Vietnam !

Au moment où ces lignes sont écrites, l’équipage du film rentre au port de Sa Kỳ les mains vides après vingt jours de mer dans les Paracels : pêche écourtée : moteur grillé, les Chinois leur ont volé matériel et prises de pêche. Des dettes qui s’accumulent mais la vie sauve. Une pensée meurtrie pour eux. 

Les faucons expansionnistes de Pékin ne sont pas les seuls à blâmer dans cette tragédie. Ce festival fait aussi resurgir une pensée indignée pour les censeurs omnipotents du cinéma vietnamien qui viennent d’autoriser depuis début mars la projection au Vietnam du film chinois Operation red sea à l’occasion du 90ème anniversaire de la fondation de l’Armée populaire de libération chinoise, devenue armée populaire d’oppression, film où il est question « d’espace maritime souverain de la Chine en mer du Sud-Est asiatique » prétention souveraine ainsi légitimée au Vietnam, par des Vietnamiens, alors que le tribunal international de l’ONU sur le droit à la mer de La Hague l’a clairement rejetée dans cet espace maritime et insulaire. Tandis qu’on abandonne les pêcheurs et leurs veuves, qu‘on interdit les rares films qui leur donnent la parole, la projection de ce film de propagande chinois est une véritable insulte envers cette communauté victime. C’est aussi une insulte à la mémoire de plus aux 64 soldats vietnamiens de l’île Gạc Ma qui avaient l’ordre de tenir la position avec interdiction de tirer un seul coup de feu et qui, dans l’eau jusqu‘à la taille, furent froidement mitraillés par la marine chinoise. C’était le 14 mars 1988. 

A ce niveau des hautes instances très politiques du film vietnamien, l’ignorance ne peut être une excuse. La collaboration, la complicité sont flagrantes. Elles montrent à quel point les dizaines de milliers de pêcheurs de ce centre Vietnam sont abandonnés aux prédateurs chinois. La trahison n’est même pas idéologique car les deux partis qui se disent communistes dirigent sans partage un régime où capitalisme sauvage, corruption et réseaux familiaux étouffent le pays. Qu’ils sont malheureux ceux dont la jeunesse a défendu la cause d’un Vietnam indépendant et libre ! Quelle confiscation de tous ces combats, de tous ces sacrifices pour en arriver moins d’un demi-siècle plus tard à une nouvelle servitude, une nouvelle oppression qui se précise de jour en jour !

Mais quelle leçon de courage, de fierté et d’humanité nous donnent les jeunes pêcheurs plongeurs vietnamiens du film, travaillant par plusieurs dizaines de mètres de fond à quelques kilomètres à peine de l’île militarisée par Pékin où ils ont été agressés à peine quelques mois auparavant. Musique traditionnelle diffusée sur le pont toute la nuit. Sourires. Même pas peur, semblent-ils dire à leurs compatriotes qui ne pensent qu’à leur petite famille, leur petite maison, leur petite voiture et qui ne se rendent pas compte qu’en perdant la mer et ses pêcheurs, ils sont en train de perdre leur pays ! Le vrai Vietnam est là, en résistance ! Merci au festival de l’avoir reconnu et de lui avoir donné la parole ! Merci aux collégiens du collège de Kerdurand de Riantec de l’avoir écouté et entendu !

André Menras – Hồ Cương Quyết

Nguồn bản dịch: https://www.diendan.org/viet-nam/de-retour-de-lorient-tro-ve-tu-lorient

This entry was posted in văn hoá. Bookmark the permalink.