Dư luận trong ngoài nước xung quanh bản án sơ thẩm vừa được TAND Hà Nội tuyên sáng 22.1.

 

FB Lê Nguyễn Hương Trà

Báo Asia Times:

“Câu chuyện Đinh La Thăng bộc lộ rủi ro tiềm ẩn của việc nhà nước quản ly doanh nghiệp. Phán quyết bước ngoặt với ông Thăng là chỉ dấu đầu tiên rằng việc điều tra doanh nghiệp nhà nước đã mở rộng sang cả các chính khách, những người tạo điều kiện cho tham nhũng và quản lý kém gây hại cho kinh tế.”

Nhà bình luận chính trị Minh Hữu Quang (BBC):

“Chúng ta thấy ở đây là vụ án cán bộ nhà nước cố ý gây thiệt hại tài sản của đất nước, tức là tiền của nhân dân, vậy bồi hoàn trách nhiệm dân sự thế nào? Có công bố tài sản cá nhân của họ để đền bù lại cho ngân sách hay không?

Thứ hai là án này tôi cho là án bỏ túi, tức là dư luận đã biết trước và bàn tán về mức án, ông Thăng sẽ ở tù chừng 1/3 đến 1/2 mức án rồi sẽ được trả tự do theo chính sách giảm án của tư pháp Việt Nam.

Về Trịnh Xuân Thanh, mức án thế là phù hợp vì rõ ràng số tiền mà ông Thanh ký cho PVC chi xài sai mục đích là rất lớn so với thu nhập trung bình trong xã hội. Tuy nhiên tòa cho là ông Thanh chỉ tham ô 14 tỷ đồng là chưa thuyết phục.

Với mức án này ông Thanh phải ở ít nhất 12 năm tù cho dù sau đó có giảm xuống án tù có thời hạn.

Tôi cũng cho là ông Thanh biết trước mức án. Trong lời phát biểu sau cùng, ông Thanh xin lỗi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và bày tỏ nguyện vọng về lại Đức. Nội dung này cho thấy ông Thanh coi sai phạm của ông là sai với tổng bí thư, là cá nhân sai với cá nhân.

Nó cũng cho thấy ông không hề có ý định đầu thú, vì rõ ràng ông xin được về Đức nếu được tạm hoãn thi hành án, chứ ông có xin ở Việt Nam để đợi vợ con về đoàn tụ đâu.

Lời phát biểu sau cùng của ông Thăng và ông Thanh khác nhau về bản chất. Ông Thăng xin lỗi nhân dân và đảng, còn ông Thanh xin lỗi cá nhân tổng bí thư, cho thấy nhận thức về tính chính trị của vụ án giữa các bị cáo là khác nhau. Điều đó cho thấy dư luận cho là vụ này chưa hẳn để chống tham nhũng là có cơ sở”.

Tiến sĩ Jonathan London (Hà Lan):

Muốn đánh giá về ông Nguyễn Phú Trọng, thì phải thừa nhận ông ấy và những người “đồng minh” đã giành được lợi thế trên chính trường. Chiến dịch chống tham nhũng đã và còn đang tác động lớn, không chỉ hay chủ yếu đối với tham nhũng mà cả chính trị nữa. Khi tòa tuyên án TXT và ĐLT, thì nó sẽ không nên được xem là sự kết thúc của một quy trình pháp luật, mà là một hình thức tiêu biểu trong một quá trình chính trị còn đang tiếp diễn.”

Nhà báo Vinh Truong Quang:

Đây là phiên tòa đầu tiên không có vành móng ngựa; LS ngồi ngang hàng với Kiểm sát viên nhằm bảo đảm sự bình đẳng, dân chủ trong việc tranh tụng. Các báo, đài được mời dự khá đầy đủ (trong phòng riêng, qua màn hình vì cho rằng vào hết thì quá đông, cùng với sự tác nghiệp của nhà báo sẽ gây mất trật tự phiên tòa).

Nhưng tại sao lại phá sóng internet, phá sóng điện thoại trong khuôn viên tòa?

Việc phá sóng đã làm cho các nhà báo không thể tường thuật trực tiếp và liên tục phiên tòa. Và do vậy nhân dân cũng không thể theo dõi liên tục.

Nhưng để thông tin kịp thời trên báo điện tử, nhiều nhà báo buộc phải đối phó – phải chạy ra chạy vào để đưa thông tin về toà soạn. Phiên tòa kéo dài 11 ngày, nhiều anh em cũng hết sức chạy, và do vậy người dân chỉ được cung cấp thông tin lúc được lúc mất.

Chỉ riêng phiên tuyên án hôm nay, hẵng ai quan tâm đều chờ đợi. Chờ đợi kết luận của Tòa về những lời khai, lời tự bào chữa của các bị cáo và đặc biệt phần tranh tụng giữa các luật sư và kiểm sát viên. Nhưng rất thất vọng vì rất nhiều báo chỉ đưa 200-300 từ gọi là “nhận định của HĐXX” và sau đó là bản án cho 22 bị cáo; nhiều báo đã “chuẩn bị trước nội dung” bằng cách bê luôn nhiều nội dung cáo trạng vào; chỉ có vài tờ báo đưa khá đầy đủ về nhận định của HĐXX (với tôi, nội dung bản tuyên án sáng nay, Zing là báo thông tin đầy đủ nhất!).

Tôi đã trao đổi trực tiếp với anh em, không phải do anh em lười hoặc không biết làm, mà do bị tước đi các ngòi bút điện tử và buộc phải chấp vá thông tin.

Ta có một đội ngũ báo chí hùng hậu đủ sức làm chủ dư luận nhưng đã bị bó tay để rồi ngày mai “binh đoàn tác chiến không gian mạng” phải đối phó. Hay phá sóng nhằm tạo công ăn việc làm cho “binh đoàn” mới ra đời?”.

Nguồn: https://www.facebook.com/cogaidolongvn/posts/10209129994561687

***

Blogger Phương Thơ

Đinh La Thăng là kẻ bất tài vô năng lực, nhưng thực tế vẫn khá hơn nhưng kẻ khác. Thực tế Đinh La Thăng chỉ là nạn nhân của triệu chứng “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” mà ra thôi. Chuyện này không có gì mới, nếu ai là một nhà phân tích kinh tế, tài chính giàu kinh nghiệm đều sẽ thấy ra mô hình kinh tế tai hại này, đó là những quả đấm thép, và bất cứ ai ở VN xưa kia còn lưu trữ báo giấy, nhất là tờ Tuổi Trẻ vào quãng những năm 2007 trở đi đều có hồ sơ của các giáo sư kinh tế Harvard University, và các nhà phân tích của các tổ hợp ngân hàng Mỹ xưa kia là Citigroup, JPMorgan Chase,  Merrill Lynch (Bank of America), Morgan Stanley,… họ đã khuyến cáo mô hình kinh tế bất cập cho chế độ CSVN khi VN mời họ để tham vấn, cũng như tham gia đào tạo cho quan chức điều hành kinh tế VN, kể cả hệ thống ngân hàng nhà nước của quốc gia này. Nó có từ thời ông cựu Thủ tướng Phan Văn Khải, và cũng là Thủ tướng đầu tiên của VN tới thăm Mỹ kể từ khi cuộc chiến tranh VN chấm dứt.

Khốn nỗi ông cựu Thủ tướng Phan Văn Khải dù được đánh gía là người cởi mở dễ hòa nhập, vì ông Khải là người có công rất lớn tìm kiếm vốn và sự đầu tư cũng như biết khôn khéo lấy lòng trợ giúp của quốc tế. Nhưng ông Khải cũng lại bị bó buộc Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Khốn nỗi cái Bộ Chính trị này là một tập thể lãnh đạo là nơi tập trung toàn những con người rất bảo thủ không am hiểu về kinh tế thị trường thị lại ra quyết định sai lầm mọi thứ. 

Thí dụ ta lấy thí dụ về Bộ Chính trị VN thời Đinh La Thăng lèo lái các chức vụ liên quan tới dầu khí thì có những ông bà như Nguyễn Phú Trọng (CT Quốc hội), rồi Lê Hồng Anh (Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương), Phùng Quang Thanh (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng), Tô Huy Rứa (Bí thư Trung ương, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương), Hồ Đức Việt (Bí thư Trung ương, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương), Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triết,… và sau đó cái Bộ Chính trị ấy kể từ năm 2011 kéo dài tới ngày nay thì vẫn có những nhân vật điều hành đất nước, là Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư, Tòng Thị Phóng, Phùng Quang Thanh, Trương Tấn Sang, Đinh Thế Huynh,… Đó là toàn những người chưa bao giờ tham gia ngoài xã hội làm kinh tế lần nào cả, nhưng quyết định mọi quyết sách đều do họ mà ra cả.

Nhiều người đổ lỗi do Đinh La Thăng gây ra về dầu khí thì quả là chuyện lạ, thậm chí việc tập đoàn dầu khí VN đầu tư sang xứ Venezuela thua lỗ mà người ta không thể dùng “tỷ VND” mà phải dùng cụm từ “tỷ USD” thì nó do cái Bộ Chính trị hay Quốc hội VN mà ra, vì quyết định đầu tư vào Venezuela thì nó phải do những kẻ mê muội chủ thuyết XHCN lắm mới có thẩm quyền quyết định chỉ định đầu tư vào đó, chứ cái hạng cò con tôm tép như Đinh La Thăng thời đó chỉ biết tuân chỉ là tuân lệnh thượng tầng thôi. 

Tôi rất thận trọng là việc PVN, là tập đoàn dầu khí VN đầu tư qua xứ Venezuela thua lỗ nặng nó do những nhân vật chóp bu cao cấp nhất của đảng CSVN quyết định thì hầu như báo chí VN không dám đăng, mà trước đó đăng vài bài, kể cả họ trích dẫn số liệu của tôi thì nó được âm thầm tháo xuống hay gỡ bỏ hoặc giấu nó đi.

Bởi vì người chịu trách nhiệm cao nhất có lẽ là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vì ông này trải qua 4 nhiệm kỳ làm trong Bộ Chính trị và có  vì ông Trọng từng giữ chức Chủ tịch Quốc hội Việt Nam(2006-2011), rồi chức danh Tổng bí thư từ năm 2011 cho tới nhiệm kỳ có thế xảy ra là tới năm 2021, thậm tệ hơn nữa là vào ngày 1/2/2013, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban chỉ đạo, nhưng khốn nỗi giai đoạn đó thì nạn tham nhũng và đầu tư thất thoát nó đều xảy ra thời Tổng Trọng kiêm nhiều chức vụ đó thì rất đáng ngại.

Đó là sự việc rất hài hước của những kẻ tham quyền, bất tài nhưng hay cầm đèn chạy trước ô tô là người ta cần chấm dứt chuyện này, vì không thể để chuyện đã rồi xảy ra để mà chống tham nhũng hay xử ai cả, vì mình làm chức vụ đó mà không ngăn nổi nó là cứ để chuyện đã xảy ra rồi lật đật làm chuyện diễn kịch là trò ngu ngốc nhất trong kinh tế. Tôi thì nghi ngờ rằng Nguyễn Phú Trọng không có khả năng theo kịp về biến đổi kinh tế thị trường và nghiệp vụ đầu tư, nên chả hiểu nó để ngăn chặn, và những kẻ tham nhũng thì biết được điều đó nên cứ bày vẽ ra các dự án kinh tế đầu tư để vét tiền, còn Tổng Trọng thì lật đật đi sau làm chuyện dư thừa.

Đó là bởi vì nếu một lãnh đạo tối cao của quốc gia họ biết được nghiệp vụ đầu tư và kinh tế thị trường thì tất nhiên họ sẽ biết những dự án đầu tư kém hiệu năng đó thì sẽ ngăn chặn được nó, là họ chỉ nhìn ra sự bất thường đó là sẽ tham vấn cố vấn thì sẽ biết trước mà ngăn chặn thay vì mù lòa để việc đã xảy ra rồi mới đi làm chuyện dư thừa đó thì hậu quả sau cùng chỉ là người dân gánh hết.

(*) Sau cùng tôi trích dẫn vài dòng kết luận là những kẻ tự xưng mình có đạo đức thì thực chất những kẻ đó còn vô đức hơn những kẻ tham nhũng hay đầu tư thất thoát. Đó là bởi vì những kẻ tự cho mình có đạo đức ấy mới là những kẻ ra quyết sách kinh tế cho kẻ khác thi hành, nó còn nguy hiểm triệu lần Đinh La Thăng, nó cũng giống như câu chuyện thầy tu mà được bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo quốc gia điều hành kinh tế vậy.

Nguồn: http://morganstanleyphuongtho.blogspot.sg

*

Mức án của ông Đinh La Thăng và các đồng phạm

(PLO)- Sau bốn ngày nghị án, sáng 22-1, HĐXX TAND TP Hà Nội đã tuyên mức án 13 năm tù đối với bị cáo Đinh La Thăng, bị cáo Trịnh Xuân Thanh tù chung thân.

Đồ họa: Đ.MINH-HỒ TRANG

Nguồn: http://plo.vn/phap-luat/muc-an-cua-ong-dinh-la-thang-va-cac-dong-pham-752007.html

This entry was posted in Pháp Luật. Bookmark the permalink.