Thuật nhào lộn ngoại giao của Việt Nam thời hậu chiến

Phương Thảo dịch

Sau cuộc bầu cử năm 2016, Hà Nội vẫn hy vọng rằng Tổng thống Trump một khi nhậm chức sẽ chấp nhận giá trị của thương mại tự do một nguyên nhân mà Chính phủ Việt Nam đã đầu tư rất nhiều để chuẩn bị cho việc gia nhập TPP Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. Những hy vọng này đã bị thay thế bằng sự hoài nghi.

Bây giờ rõ ràng là Trump sẽ lãnh đạo như khi ông ta vận động: không có chiến lược dài hạn và ít quan tâm đến việc lường trước một hậu quả nào. Không có gì đáng ngạc nhiên, khoảng 60% các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã từ chức và các vị trí chính sách đối ngoại quan trọng vẫn chưa được xếp đặt xong. Rõ ràng Washington chưa có chính sách rõ ràng về các mối quan hệ quan trọng của Hoa Kỳ trên thế giới.

Chính sách không liên kết được lập một cách cẩn thận của Việt Nam giờ đây cần được cập nhật nhiều – theo đó, Hà Nội đã khai thác khéo léo các cuộc cạnh tranh của các cường quốc để cân bằng lợi ích kinh tế và chính trị. Trong hội nghị thượng đỉnh APEC ở Đà Nẵng, trước các nhà lãnh đạo của các tổ chức đa phương quan trọng nhất trong khu vực, Trump hào hứng nói về việc khu vực Ấn độ-Thái Bình Dương tự do và mở rộng, đồng thời nhấn mạnh những chỉ trích về chủ nghĩa đa phương. Trump đề nghị giao dịch song phương với bất kỳ ai nhưng với cảnh báo rằng muốn nhìn thấy Hoa Kỳ “có lợi” trong những gì ông cho là một trò chơi được mất như nhau. Loại thỏa thuận này dường như không mấy ai muốn.

Không giống như Trump, Tập Cận Bình có dự định làm cho Trung Quốc trở nên vĩ đại trở lại. Phát biểu tại APEC sau Trump, Chủ tịch Trung Quốc đã đưa ra một cái nhìn về những lợi ích chung của một khu vực thương mại tự do. Các quan chức Việt Nam đã mê mẩn ý tưởng của Tập Cận Bình trong khuôn khổ diễn đàn APEC. Làm như không để ý tới Hoa Kỳ, trong bài phát biểu của mình Tập Cận Bình đã đưa ra một thoả thuận có lợi cho cả đôi bên, trong đó thương mại và đầu tư không phải là trò chơi được mất như nhau, và đã đảm nhận vai trò lãnh đạo nền kinh tế mở ở Châu Á. Trong khi Trump chấp nhận cách tiếp cận của Trung Quốc trước đây và không thành công trong việc thương lượng song phương với từng thị trường nhỏ hơn thì Tập Cận Bình lại đưa ra một chương trình nghị sự đa phương đầy cuốn hút.

Trong khi Trung Quốc đang rõ ràng trở thành quốc gia dẫn đầu “khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, Việt Nam có thể là một điểm sáng dành cho Trump. Các nhà ngoại giao Việt Nam nhanh chóng nói rằng Hà Nội sẽ theo đuổi hợp đồng song phương với Washington, không vì lợi ích kinh tế mà là giá trị tượng trưng. Thặng dư thương mại trị giá 32 tỷ USD của Việt Nam với Hoa Kỳ khiến cho Việt nam dễ bị ảnh hưởng trong cuộc chiến thương mại của Trump. Tuy nhiên, Hà Nội hy vọng có thể thu hút được sự tự tôn của Trump: nếu Việt Nam là một trong số rất ít nước nhận lời đề nghị của Trump, thì Việt nam có thể được tưởng thưởng chỉ vì ra mặt và trao cho Trump một cái gì đó để Trump có thể hả hê. Và sau đó là biểu tượng của việc hợp tác với Washington cùng lúc với Bắc Kinh nhằm mục đích lãnh đạo khu vực.

Nhưng chiến lược này đầy rủi ro. Bất kỳ thỏa thuận nào với Trump chắc chắn sẽ không thay đổi. Nếu Đảng Cộng hòa bị thua trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 năm 2018, các nhà lãnh đạo Nghị viện và chính quyền Trump có thể đưa ra các chính sách rất khác nhau. Hơn nữa, khi không có chiến lược dài hạn, bất cứ sự thay đổi nào về tình hình trong nước – hoặc tâm trạng cá nhân của Trump – có thể khiến cho ông ta quay ra chống lại Việt Nam ngay lập tức.

Thông thường, Việt Nam thích các thoả thuận đa phương mà không có một bên nào quyết định. Đó là lý do tại sao bất kỳ cuộc đàm phán song phương nào với Washington cũng phải được xem như là những mặc cả cho RCEP và TPP-11, mà Việt Nam vẫn cam kết mạnh mẽ. Có càng nhiều bạn bè càng tốt là một sự mặc cả quan trọng cho một quốc gia như Việt Nam, theo cách truyền thống của họ, đặc biệt là sự tôn trọng đối với nước láng giềng lớn phía Bắc với những xung đột về bá quyền và các tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển của Việt Nam vốn gây ra nhiều lo ngại.

TPP sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi quỹ đạo của Trung Quốc dễ dàng hơn. Thoả thuận đó đã bị lỡ, ít ra là cho đến bây giờ. Trong thời gian chờ đợi, Việt Nam đang cố gắng cải thiện khả năng mặc cả cho một vị trí trong quỹ đạo Trung Quốc. Cho dù bất kỳ thoả thuận nào với Trump có hữu ích hay đáng tin cậy thì đây là một sự đánh cuộc nguy hiểm mà Hà Nội bây giờ buộc phải thực hiện.

Theo Eastasiaforum

VNTB gửi BVN

This entry was posted in Đảng CSVN, Quốc Tế. Bookmark the permalink.