David Hutt
Phương Thảo dịch (VNTB)
Việc tái tập trung quyền lực tại Việt nam được David Hutt cho là đảo chiều quá trình đổi mới trước đây.
Việc xử lý vụ bất tuân dân sự hiếm hoi gần đây nhất ở trạm thu phí Cai lậy là một ví dụ. Sau khi tình trạng trả liền phí bằng tiền lẻ ở gây ra sự ùn tắc lớn ở trạm thu phí trong nhiều ngày buộc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải trực tiếp chỉ đạo khi ra lệnh tạm ngừng thu phí BOT trong một tháng để tìm phương án giải quyết.
Một số người đánh giá cao việc xử lý nhanh hiếm có của Chính phủ đối với một vụ việc ở tỉnh lẻ tuy nhiên những người khác lại đặt ra câu hỏi tại sao chính quyền trung ương phải giải quyết phần việc của địa phương thay vì để cho cơ quan tư pháp hay chính quyền địa phương trực tiếp xử lý theo theo yêu cầu nhiệm vụ.
Sự can thiệp của ông Phúc được đưa ra trong bối cảnh chính quyền trung ương đang cố giành lại quyền lực vốn đã bị phân cấp từ thời kỳ đổi mới năm 1986 nhằm chuyển đổi kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế tự do. Trong đó hội đồng nhân dân các cấp là các cơ quan giám sát việc điều hành hành chính của ủy ban nhân dân tương ứng.
Trong tháng 11, Đảng ủy thành phố Hà nội cũng đã cân nhắc việc nhất thể hoá khi cho biết ý định hợp nhất hội đồng nhân dân các cấp về lại một mối là Hội đồng nhân dân Thành phố. Quảng Ninh hiện đang thực hiện dự án thí điểm nhất thể hoá chức vụ bí thư huyện ủy và chủ tịch UBND trước khi cho áp dụng trên cả nước. Điều này nhằm đảm bảo cán bộ cấp trung ương kiểm soát được cả ở cấp địa phương.
Mục đích của việc phân quyền trước đây là làm cho chính quyền địa phương “dân chủ” hơn khi thục hiện các cuộc bầu cử thường kỳ hội đồng nhân dân. Tuy nhiên thật sự lại sự phân bổ nhân sự từ trên xuống dưới ở các thành phố trực thuộc trung ương như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng khi Ban Thư ký Trung ương chọn ra chủ tịch hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân; chủ tịch HĐND huyện và UBND huyện thì do đảng bộ tỉnh quyết định.
Những năm 2000 đã có hiện tượng bãi bỏ các hội đồng nhân dân địa phương mà các nhà quan sát cho rằng đó là một nỗ lực nhằm tái khẳng định quyền lực của trung ương ở địa phương. Chương trình được đưa ra thí nghiệm ở mười tỉnh. Luồng ý kiến ủng hộ cho rằng có sự cải thiện đáng kể trong hoạt động của UBND nhất là các dịch vụ công như đường xá, y tế và truyền thông. Luồng ý kiến phản đối cho rằng đây là việc làm không dân chủ khi HĐND bị bãi bỏ thì “chính quyền địa phương không còn là của nhân dân và vì nhân dân nữa”. Hiến pháp 2013 đã tái khẳng định vị thế của HĐND và một phiên họp Quốc hội năm 2015 cũng khẳng định tất cả các quận huyên đều phải có HĐND và UBND.
Câu hỏi đặt ra là tại sao chính quyền trung ương hiện tại muốn nắm bắt nhiều quyền lực hơn.
Chính quyền trung ương dưới sự điều khiển của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiện đang tham gia vào một cuộc chiến chống tham nhũng sâu rộng thể hiện qua hàng loạt vụ xử các quan chức doanh nghiệp nhà nước kể cả áp dụng án tử hình đối với cựu Chủ tịch PetroVietnam Nguyễn Xuân Sơn. Năm 2018 còn hứa hẹn sẽ các vụ xử cao cấp hơn sẽ diễn ra.
Theo một số nhà phân tích, chiến dịch này đơn giản là để hạn chế tham nhũng vốn làm xấu danh tiếng của Đảng trong mắt nhiều người Việt Nam bình thường. Ở một mức độ nào đó, việc phân quyền đã tạo điều kiện cho các quan chức tham nhũng.
Phân cấp, ở mức độ nào đó, đã cho phép các quan chức địa phương tham gia vào tham nhũng khi không có sự giám sát của chính quyền trung ương.
Ông Vũ Thanh Tú Anh, Giám đốc Nghiên cứu tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh, đã viết trong một bài báo năm 2016: “Gia tăng sự tự quản ở cấp địa phương không tự bảo đảm trách nhiệm giải trình”.
Tuy nhiên, lại có những nghi ngờ cho rằng chiến dịch thanh trừng chống tham nhũng có liên quan nhiều hơn tới việc ông Trọng đang cố gắng triệt đồng minh của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Theo một bài báo của Lê Hồng Hiệp thuộc Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, ông Dũng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phân bổ ngân sách nhà nước cho chính quyền địa phương cùng với mối quan hệ tốt với doanh nghiệp đã đem lại cho ông Dũng mức độ trung thành chính trị đáng kể.
Một số người tin rằng ông Trọng không tin tưởng những lãnh đạo địa phương khi họ có thể duy trì mối quan hệ với đồng minh còn lại của ông Dũng trong Đảng.
Đinh La Thăng, người được cho là thân tín của ông Dũng, đã bị bãi nhiệm chức Bí thư Thành ủy TP HCM hồi tháng 8 (bị bắt vào đầu tháng 12), trong khi Nguyễn Xuân Anh bị đưa ra khỏi vị trí tương đương ở Đà Nẵng vào tháng 10. Cả hai đều bị cáo buộc tham nhũng.
Một cách giải thích khác là chính quyền trung ương hiểu rằng Đảng hiện đang trong tình trạng nguy hiểm. Ngân sách nhà nước đang giảm dần khi nợ xấu tăng và sự bất bình của công chúng cũng tăng lên. Nguồn thu chính của Đảng là nền kinh tế đang phát triển nhanh.
Để duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, một số người tin rằng đòi hỏi sự chỉ đạo lớn hơn của chính quyền trung ương. Do nguồn lực nhà nước còn hạn chế nên việc quyết định các dự án cơ sở hạ tầng nào sẽ nhận được tài trợ sẽ là điều vô cùng quan trọng.
Điều đó sẽ đòi hỏi những lựa chọn khắt khe, như tập trung đầu tư vào các khu vực giàu nhất của Việt Nam, như Thành phố Hồ Chí Minh nơi vốn có nhiều khả năng duy trì mức thu ngân sách cao và chi cho tỉnh nghèo hơn.
Những quyết định như vậy sẽ nhất thiết phải do chính quyền trung ương thực hiện chứ không phải quan chức địa phương. Thật vậy, sự phân quyền đã làm tăng sự cạnh tranh giữa các tỉnh và thành phố, và không phải lúc nào cũng vì lợi ích quốc gia.
Ông Vũ Thành Tú Anh đã viết năm ngoái, “Sự cạnh tranh đã trở nên khốc liệt đến nỗi mỗi tỉnh chỉ quan tâm đến các hoạt động kinh tế trong lãnh thổ của họ, và cho rằng” việc tăng trưởng GDP được chính quyền trung ương sử dụng như là thước đo duy nhất về hiệu suất của chính quyền cấp tỉnh”.
Một vấn đề lo ngại là để đạt vị ví dẫn đầu, chính quyền cấp tỉnh có thể vay mượn để tăng ngân sách và tạo ra nợ nần của trung ương.
Mặc dù báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ABD) công bố vào năm 2016 nhấn mạnh rằng việc vay mượn của chính quyền địa phương vẫn còn “rất thấp”, một báo cáo của Ngân hàng Thế giới trước đây đã phát hiện ra rằng nợ nần của nhiều tỉnh cao gấp đôi so với mức giới hạn của chính quyền trung ương.
So với quyền lực chính trị phân chia từ trung tâm sang ngoại vi, việc phân cấp tài chính đã được nhìn nhận phần lớn là thành công, đảm bảo các quỹ được phân chia giữa các tỉnh và phân phối lại từ những tỉnh giàu nhất cho những tỉnh nghèo nhất.
Báo cáo của ADB cho thấy tài chính được “cân bằng” giữa các vùng. Báo cáo cũng lưu ý rằng chi tiêu của chính quyền địa phương chiếm hơn một nửa tổng chi tiêu của Chính phủ, đó là “một phần đáng kể” cho chính quyền địa phương trong một nền kinh tế quy mô của Việt Nam.
Nhưng có những dấu hiệu cho thấy chính quyền trung ương hiện nay cũng đang cố gắng giành lại sự kiểm soát tài chính nhiều hơn. Trong tháng 10, Quốc hội đã yêu cầu các thành phố và các tỉnh giàu nộp nhiều ngân sách hơn cho kho bạc Chính phủ Trung ương. Hiện chưa rõ liệu chính sách này đã được thông qua hay ban hành.
Theo đề xuất này, Hà Nội sẽ mất gần một nửa nguồn thu, giảm từ 42% xuống còn 28%; thành phố Hồ Chí Minh sẽ giảm từ 23% xuống còn 17%, và có thể sẽ có “hậu quả nghiêm trọng”.
Một động lực cuối cùng cho việc di chuyển theo hướng phân cấp là Chính phủ cho rằng bất ổn xã hội đang vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Năm 2017 đã chứng kiến cuộc đàn áp công khai đối với các người đối lập Chính phủ và nhà hoạt động, đánh dấu một phản ứng khắt khe hơn mức độ sách nhiễu vào năm 2016.
Đáng chú ý là việc đàn áp đã xảy ra toàn quốc, một dấu hiệu cho thấy chiến dịch do chính quyền trung ương và không chỉ do các quan chức địa phương chỉ đạo như trước.
Điều này càng quan trọng hơn đối với chính quyền trung ương xem xét việc các nhóm ủng hộ dân chủ và các nhà hoạt động.
Nguồn: Atimes
VNTB gửi BVN.