KHI CÁI BÁNH VẼ “SIÊU ỦY BAN” QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC ĐÃ CÓ CHỦ

Blogger Phương Thơ

Trong động thái mới đây, Bộ Chính trị đã công bố Quyết định 648 (25/12) bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Anh đang giữ chức Bí thư tỉnh uỷ Cao Bằng được phân công giữ chức tại siêu Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước.

Về hồ sơ khá chuyên môn này mà Bộ Chính trị VN bổ nhiệm một nhân vật Nguyễn Hoàng Anh sinh năm 1963, quê Hải Phòng. Ông Hoàng Anh có trình độ Thạc sỹ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế; Cử nhân lý luận chính trị. (Nguồn dẫn: http://cafef.vn/ghe-nong-sieu-uy-ban-quan-ly-von-nha-nuoc-da-co-nguoi-dam-trach-20171226200213989.chn) thì quả là bất hạnh cho VN, vì quốc gia này lại đẻ ra thêm một siêu tổng công ty quản lý vốn to hơn cả Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC),…

Đối với hồ sơ này tôi hay nhắc lại rằng, ở VN bây giờ đã có quá nhiều “siêu bộ”, rồi “siêu tổng công ty”, rồi “siêu Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội”, rồi “siêu ủy ban Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng gồm 16 thành viên”, rồi “siêu Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia”,…

Tổng cộng lại thì quốc gia này có một bộ máy đồ sộ về “siêu ủy ban tài chính, kinh tế” là cực lớn, và quy tụ hàng ngàn giáo sư tiến sĩ nếu lấy hết các cơ quan chuyên trách là những nhánh rễ khác, còn đi vào các siêu tổng công ty nhà nước, hay siêu bộ như Bộ Công thương, Bộ Tài chính,… thì con số giáo sư tiến sĩ, đông như quân Nguyên, thạc sĩ thì đông không kém.

Tôi nghiệm ra rằng, hình như quốc gia này ưa chuộng văn bằng tiến sĩ kinh tế, hay thấp hơn là thạc sĩ kinh tế, đó một ông hiệu trưởng trường đại học liên quan tới kỹ thuật thì cũng có văn bằng tiến sĩ, mà tiến sĩ rởm đạo văn mà báo chí VN đang phẫn nộ, thí dụ như Ông Trần Hoàng Long, đang là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (thuộc quyền quản lý của Bộ Công Thương), ông này bị cáo buộc làm luận án tiến sĩ đã “ăn cắp” bài của luận án tiến sĩ người Lào, và đạo văn, sao chép cả văn bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mà ông Phúc vốn dĩ cũng không phải là tiến sĩ kinh tế gì cả. Đúng là đảo ngược. (http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Pho-Hieu-truong-chep-ca-van-ban-cua-Thu-tuong-de-tro-thanh-tien-si-post182321.gd)

Trở lại hồ sơ Bộ Chính trị đã công bố Quyết bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Anh đang giữ chức Bí thư tỉnh uỷ Cao Bằng được phân công giữ chức tại siêu Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước. Đó là sự trùng hợp lạ kỳ là ông này có văn bằng rất lạ là Thạc sỹ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế.

Chuyện quái đản hơn nữa là ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam Phùng Xuân Nhạ cũng có văn bằng Tiến sĩ Chuyên ngành là Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế.

Vì xưa nay tôi rất ít nghe người ta có chuyên ngành nghe có vẻ rộng lớn tới mức “thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế” mà chỉ có chuyên môn Kinh tế học Keynes, Kinh tế học vĩ mô quốc tế (có thể kinh tế vĩ mô hiện đại, hay tân kinh tế học Keynes),… còn về tài chính thì chỉ có tiến sĩ độc lập về một số chuyên môn trung lập về tài chính rất chuyên sâu chứ không có cái tên rất lạ kỳ như ở VN.

Có lẽ quan trọng nhất là đơn giản hồ sơ cho người dân VN dễ truy cập nhằm chọn người thực tài ngay từ ban đầu, nhằm ngăn chặn những ông bà không có chuyên môn và lý lịch không rõ ràng, để tránh gây ra tổn thất cho người dân VN phải trả giá đắt về nợ công ngập đầu đều do những ông bà quan chức cao cấp người của đảng được bổ nhiệm có lý lịch rất mơ hồ trong bằng cấp. Cụ thể họ chỉ khai văn bằng cấp thạc sĩ, tiến sĩ rất sơ lược là nói chung chung là không nói rõ học ở giai đoạn nào, trường nào cấp bằng để giới phân tích truy cập hồ sơ nhằm hiểu rõ sự bổ nhiệm ấy có đúng người có chuyên môn hay không.

Thí dụ họ cần ghi lý lịch ngắn gọn như các nước Mỹ, Âu châu, Nhật Bản, và thậm chí là TQ họ cũng làm như vậy, đó là cần ghi như sau:

Thí dụ giáo dục (cái này rất quan trọng đặt trên hàng đầu, đối với những người làm việc chuyên về kinh tế, tài chính, hay thị trường vốn, vì cần hiểu thật sâu rộng các thuật ngữ nghiệp vụ tài chính là không cho phép người ta nhầm lẫn hay không hiểu).

Đối với hồ sơ giáo dục thì phải theo dõi hồ sơ như ngày sinh, tức là sinh ra lớn lên ở đâu, năm nào (để người ta lấy cái mốc chuẩn của thời gian đo theo sau này lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ năm bao nhiêu tuổi). Chẳng hạn nhận được bằng cử nhân từ Đại học Princeton (năm nào), bằng thạc sĩ từ Trường Quản trị Kinh doanh Đại học Harvard (năm nào). Rồi bằng tiến sỹ về kinh tế từ Viện Công nghệ Massachusetts (năm bao nhiêu). Sau ấy ghi nghề nghiệp chuyên môn, quá trình công tác, một vài kinh nghiệm mà người ghi cảm thấy hài lòng trong sự nghiệp của họ gắn liền với chuyên môn học thuật được đào tạo.

Đối với quan chức VN, họ lảng trách ghi như văn bằng Bachelor of Science (BA), Master of Science (MS), hay  PhD giai đoạn học hay làm giáo sư gảng dạy ở đâu, đại học nào,… Họ chỉ ghi ngắn gọn quen dùng là thạc sĩ quản trị kinh doanh, thạc sĩ, hay tiến sĩ kinh tế, tài chính gì đó rồi đánh đố người khác truy cập thông tin lý lịch họ, rốt cuộc khi bị vỡ lẽ là bị nghi ngờ năng lực yếu kém thì người ta lục hồ sơ bới tung lên, thậm chí người của đảng bổ nhiệm họ cũng không biết ông bà bị kỷ luật ấy có văn bằng tiến sĩ gì, học đâu, trường nào cấp mà chỉ biết là tiến sĩ gì đó ở đâu đó cấp, trường hợp dễ kiếm hơn là tiến sĩ cấp tốc học ở đại học ma bên Mỹ cấp,… thì người ta mới giật mình.

(*) Một số quốc gia có những nghiệp vụ quản lý vốn nhà nước như Na Uy, Singapore, Saudi Arabia, và một số nước Âu châu, việc bổ nhiệm bình chọn người lãnh đạo hay các cấp phó và những thành viên quản trị thì nó cần được bỏ phiếu bình chọn của các nhà kinh tế học hay các nhà phân tích tài chính thật xuất sắc được lựa chọn kỹ, kể cả mời những cố vấn chiến lược về kinh tế, tài chính của chính phủ hay mời các chiến lược gia phân tích kinh tế và tài chính suất sắc của các ngân hàng, kể cả mời những chiến lược gia của ngân hàng trung ương, những giáo sư kinh tế học cùng tham gia bình chọn nhận xét rồi người ta chốt hồ sơ cho chính phủ bình chọn người lãnh đạo. Ở VN thì tôi rất e ngại những ông bà ở Bộ Chính trị quyết định bổ nhiệm nhân sự này thì rất nguy hiểm là họ không có chuyên môn bình chọn và cũng không chịu trách nhiệm hậu quả sau nay như thường thấy. Vì ông bà nào đã là trong bộ chính trị thì bất khả xâm phạm.

P.T.

Nguồn: http://morganstanleyphuongtho.blogspot.jp/2017/12/khi-cai-banh-ve-sieu-uy-ban-quan-ly-von.html

This entry was posted in kinh tế. Bookmark the permalink.