Phạm Nguyên Trường
Như đã nói, những quy định rắc rối thậm chí là bất khả thi ngay từ đầu dẫn đến sự kiện là muốn làm bất cứ việc gì đều phải vi phạm pháp luật. Luôn luôn phạm luật, chỉ là mức độ mà thôi. Cho nên hồi ông Đinh La Thăng mới chuyển sang dầu khí, trước cơ quan cũ của mình xuất hiện khẩu hiệu to đùng, đại loại: ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, DÁM NGHĨ DÁM LÀM, DÁM CHỊU TRÁCH NHIỆM. Mà đổi mới sang tạo với CỐ Ý LÀM TRÁI CÁC QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC chỉ là một bước cực kì nhỏ. Và hôm qua ông Đinh La Thăng đã bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông # không phải là người đầu tiên và chắc chắn không phải là người cuối cùng mắc tội này.
Thế kỉ trước, ở Vĩnh Phú, ông Kim Ngọc chỉ vì thương dân và muốn kinh tế phát triển đã nghĩ ra khoán sản phẩm, thực chất là chia ruộng cho nông dân. Ông bị những kẻ giáo điều cách chức và bị hành hạ, phải sau khi chết mới được minh oan.
Ông Võ Văn Kiệt và những người xung quanh ông phải “xé rào”, mang gạo miền Tây về cứu đói dân Sài Gòn. May là lúc đó tình thế đã không cho người ta làm khác. Ông Kiệt trở thành người có công.
Đinh La Thăng và những người lãnh đạo ngành dầu khí đang bị truy tố không phải là Kim Ngọc hay Võ Văn Kiệt, nhưng tội của họ là do CƠ CHẾ MÀ RA.
Vì vậy, nói về # là không chỉ nói về # mà phải nói về cơ chế đã sinh ra #, nói về cơ chế đã sinh ra # là không chỉ nói về cơ chế đã sinh ra # mà phải nói về lý thuyết đã sinh ra cơ chế sinh ra #. Nói đến lý thuyết đã sinh ra cơ chế sinh ra # là không chỉ nói đến lý thuyết đã sinh ra cơ chế sinh ra # mà phải nói đến những kẻ đã mang mớ lý thuyết nhảm nhí đó về Việt Nam. Nói đến những kẻ đã mang mớ lý thuyết nhảm nhí đó về Việt Nam là không chỉ nói về những kẻ đã mang mớ lý thuyết nhảm nhí đó về Việt Nam mà phải nói đến những kẻ quyết tâm bảo vệ mớ lý thuyết và cơ chế đó để hàng ngày hàng giờ sinh ra những kẻ như #. Nói như thế mới đúng biện chứng pháp. Và mới nên nói!P.N.T.
Nguồn: FB Phạm Nguyên Trường
Đinh La Thăng bị truy tố quá gấp gáp vì tội gì?
Thiền Lâm
Bất ngờ nối tiếp bất ngờ trong bầu không khí không hề ăn ngon ngủ yên của chính giới Việt Nam. Ngày 20/12/2017, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đột ngột thông báo về bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng cùng các đồng phạm.
Có thể cho rằng kết luận điều tra và đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng đã được hoàn tất trong một thời gian kỷ lục là 12 ngày kể từ ngày ông Thăng bị bắt là 8/12.
Thông thường ở Việt Nam, một vụ án từ khâu khởi tố để điều tra cho đến khi cơ quan điều tra có kết luận điều tra kéo dài từ “một lệnh” (“lệnh” tương đương với thời hạn tạm giam từ 3 đến 4 tháng). Nhiều trường hợp kéo dài đến 3 – 4 “lệnh”. Cách đây vài năm giới quan chức Quốc hội mới phát hiện ra trường hợp có người bị công an tạm giam đến… 7 năm. Còn với nhiều nhà hoạt động nhân quyền bị công an bắt, thời gian từ khâu điều tra đến hoàn tất cáo trạng truy tố của Viện Kiểm sát kéo dài từ 1 – 2 năm. Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài là một trường hợp điển hình khi anh bị bắt vào tháng 12/2015 nhưng cho đến nay vẫn bị công an tạm giam mà chưa đưa ra tòa xét xử, bất chấp phản ứng của giới Luật sư cho rằng thời hạn tạm giam như thế là vượt quá giới hạn cho phép của Luật Tố tụng hình sự và về thực chất công an đã vi phạm pháp luật khi giam giữ quá lâu đối với Luật sư Đài.
Nhưng với trường hợp Đinh La Thăng thì lại được “đặc cách” hơn hẳn.
Cũng cần nhắc lại là tính từ ngày Bộ Công an thông báo khởi tố và bắt giam Đinh La Thăng, cho tới giờ vẫn chưa hiện ra một bức ảnh công khai nào về cảnh công an áp sát hay đọc lệnh bắt với sự có mặt của ông Thăng tại khu chung cư Sông Đà. Tất cả hình ảnh chỉ là… xe hơi công an.
Có một cái gì đó chưa thật thuần thục, nhuần nhuyễn trong quá trình thao tác bắt giam Đinh La Thăng. Và đến việc truy tố ông Thăng chỉ 12 ngày sau khi ông bị bắt thì sự việc này phát lộ một tâm thế gấp gáp của các cơ quan tư pháp Việt Nam. Hoặc có thể chính xác hơn là tâm thế của nhân vật được cho là đã ban hành toàn bộ mệnh lệnh quan trọng về Đinh La Thăng: Tổng bí thư Trọng.
Một dấu hỏi lớn: vì sao phải truy tố Đinh La Thăng gấp gáp đến thế?
Theo thông báo của chính Tổng bí thư Trọng tại cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương vào ngày 25/11/2017 tại Hà Nội, tòa án sẽ đưa vụ Hà Văn Thắm giai đoạn 2 ra xét xử vào tháng 2/2018. Vụ này đặc biệt liên quan đến Đinh La Thăng khi ông Thăng còn là Chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN, cùng số tiền 800 tỷ đồng mà ông Thăng đã chỉ đạo PVN gửi vào Ngân hàng Đại Dương của Hà Văn Thắm nhưng sau đó đã không cánh mà bay.
Như vậy, có một lý do dễ hiểu là các cơ quan tư pháp nhận lệnh phải nhanh chóng truy tố Đinh La Thăng là để kịp “phục vụ” phiên tòa “Hà Văn Thắm và đồng phạm” vào tháng 2/2018.
Nhưng cũng có thể còn một nguồn cơn khác: trong một diễn biến liên quan đến Đinh La Thăng, vụ Trịnh Xuân Thanh sẽ được đưa ra xét xử vào tháng Giêng năm 2018. Bà Schlagenhauf – Luật sư ở Đức của Trịnh Xuân Thanh – còn cho biết phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh có lẽ sẽ diễn ra vào ngày 10/01/2018.
Trịnh Xuân Thanh lại được dư luận xem là là đầu mối dẫn đến các nhân vật Vũ Huy Hoàng – Bộ trưởng Công thương và là cơ quan chủ quản của PVN, Đinh La Thăng, kể cả… Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Đinh La Thăng (trái) và Trịnh Xuân Thanh.Ảnh: ĐatViet
Theo đó, kịch bản có thể diễn ra là hồ sơ truy tố Đinh La Thăng sẽ được “ghép” cùng vụ Trịnh Xuân Thanh tại tòa trong phiên xử vào tháng Giêng năm 2018 chứ không đợi đến tháng 2/2018 tại phiên tòa xử Hà Văn Thắm. Nếu kịch bản này xảy ra, chính Trịnh Xuân Thanh có thể vừa là bị cáo vừa là nhân chứng: bị cáo trong vụ án của mình, và là nhân chứng chống lại Đinh La Thăng. Khi đó, tội của ông Thăng càng nguy ngập hơn.
Những tội gì?
Trong nội dung kết luận điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, ông Đinh La Thăng và 6 bị can khác bị đề nghị truy tố các tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam.
Tội “cố ý làm trái…” gắn với vụ 800 tỷ đồng thì đã rõ. Nhưng tội “Lạm dụng chức vụ…” lại dường như không được Cơ quan cảnh sát điều tra cung cấp cho báo chí. Hoặc cơ quan này đã “quên”?
Nhiều dư luận cho rằng vụ 800 tỷ đồng chỉ là “chuyện nhỏ”.
Môt nhà phân tích chính trị là Bùi Quang Vơm nhắc lại là vào hồi tháng 3/2017, ông Trịnh Xuân Thanh có một thư tố cáo làm dân mạng xôn xao: “Chỉ tính trong 10 năm ông Nguyễn-Tấn-Dũng làm Thủ tướng, mỗi năm Việt-Nam xuất bán 20 triệu tấn dầu thô! Với lượng dầu thô ăn cắp khoảng 30% tức là khoảng 6 triệu tấn/năm! Mỗi tấn tính rẻ 600 đô, như vậy là băng đảng ông Nguyễn-Tấn-Dũng và Đinh-La-Thăng đã ăn gọn là 10 x 6 x 600 =36 tỷ đô-la” (ông Trịnh quên Bộ chủ quản của ông Thăng là ông Vũ Huy Hoàng. Ông Thăng có chủ quyền độc lập, nhưng mọi khoản di chuyển trên hạn ngạch, phải báo cáo và được đồng ý của Bộ chủ quản)” (xin xem trên Bauxite Việt Nam).
Phải chăng Đinh La Thăng liên đới vụ chiếm đoạt tài sản 36 tỷ đô la?
T.L.
Nguồn: http://www.baocalitoday.com/chinh-su-viet-nam/dinh-la-thang-bi-truy-qua-gap-gap-vi-toi-gi.html