Đối thoại Nhân quyền EU – Việt Nam: Tờ trình của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền

Tháng Mười mt Năm 2017

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đánh giá cao cơ hội được đóng góp vào công tác chuẩn bị đang xúc tiến, hướng tới cuộc đối thoại nhân quyền sắp tới giữa EU và Việt Nam, dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào tháng Mười hai năm 2017.

Tình hình nhân quyền Việt Nam xấu đi đáng kể trong năm 2017. Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục độc chiếm quyền lực và trừng phạt những người dám thách thức vị trí của mình. Tất cả các quyền chính trị cơ bản, trong đó có quyền tự do chính kiến, lập hội, nhóm họp và đi lại đều bị hạn chế. Các nhóm tôn giáo chỉ được hoạt động dưới sự quản lý của chính quyền. Nhà cầm quyền dùng nhiều cách để cản trở các nhà hoạt động chính trị và nhân quyền, kể cả sách nhiễu tâm lý và cơ thể, theo dõi, quản chế trái pháp luật, ngăn cấm đi ra nước ngoài một cách tùy tiện, gây sức ép với nơi làm việc, chủ nhà hay người thân của các nhà hoạt động. Công an thường buộc các nhà vận động nhân quyền phải chịu những cuộc thẩm vấn kéo dài, đầy tính dọa dẫm. Nhà cầm quyền tùy tiện giam giữ biệt lập những người lên tiếng phê bình trong thời gian dài mà không cho tiếp xúc với luật sư hay gia đình thăm gặp. Nhiều người đã bị kết các bản án nhiều năm tù theo các tội danh an ninh quốc gia mơ hồ hoặc các điều luật hà khắc khác. Công an thường xuyên tra tấn các nghi can để ép nhận tội và đôi lúc sử dụng vũ lực quá mức để đối phó với các cuộc biểu tình đông người.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền khuyến nghị EU cần tập trung vào nhng người b giam gi do chính tr; và xem xét ba ni dung ưu tiên về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam: tình trng đàn áp quyn t do ngôn lun, lp hi, nhóm hp và đi li; tình trng đàn áp quyn t do thc hành tôn giáo; và nn công an bo hành.

1. Nhng người b giam gi do chính tr

Việt Nam thường sử dụng các điều luật có ngôn ngữ mơ hồ và có thể diễn giải tùy tiện trong bộ luật hình sự và các bộ luật khác để xử tù những người bất đồng chính kiến ôn hòa về chính trị và tôn giáo. Trong đó bao gồm: “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”; “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc”; “tuyên truyền chống Nhà nước”; và “phá rối an ninh.” Việt Nam cũng sử dụng các điều khoản khác trong bộ luật hình sự để đối phó với những người phản đối chính quyền một cách ôn hòa, như “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”; “gây rối trật tự công cộng” và các tội danh khác như trốn thuế.

Tháng Sáu năm 2017, Quốc hội Việt Nam thông qua Bộ luật Hình sự sửa đổi, sẽ có hiệu lực từ ngày mồng 1 tháng Giêng năm 2018. Đáng lẽ phải hủy bỏ các điều luật không phù hợp với các tiêu chuẩn về nhân quyền, các nhà làm luật lại đưa ra những điều khoản hà khắc hơn, như bổ sung một hình phạt mới vào một số tội danh với nội dung “người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ một đến năm năm”. Bộ luật hình sự sửa đổi cũng buộc luật sư phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không tố cáo một số hành vi phạm tội của thân chủ mình với chính quyền, trong đó có các tội về an ninh quốc gia.

Trong năm 2017, nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ ít nhất 22 nhà hoạt động và blogger nhân quyền trong đó có các cựu tù nhân chính trị Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Trung TônPhạm Văn Trội vì bị cho là có các hành vi vi phạm an ninh quốc gia. Nhà vận động nhân quyền Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà bị bắt giam từ thời điểm có Cuộc Đối thoại Nhân quyền EU- Việt Nam tại Hà Nội vào tháng Mười hai năm 2015 mà chưa đưa ra xét xử.

Tháng Mười năm 2017, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã đăng một trang mạng mới nêu bật 15 trường hợp trong số 105 người đang bị giam giữ chỉ vì thực thi các quyền tôn giáo hoặc chính trị. Các vụ kết án gần đây nhất là các trường hợp của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút danh Mẹ Nấm), bị xử 10 năm tù vào tháng Sáu; nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động Trần Thị Nga bị xử 9 năm tù vào tháng Bảy; Nguyễn Văn Oai 5 năm tù vào tháng Chín và Phan Kim Khánh 6 năm tù vào tháng Mười.

Khuyến ngh

EU cn kêu gi chính quyn Vit Nam:

  • Ngay lập tức phóng thích tất cả những người đang bị giam, giữ vì lý do chính trị, bao gồm những người bị cầm tù hoặc tạm giam vì đã thực thi các quyền tự do ngôn luận, nhóm họp, đi lại, hay tham gia các hội nhóm chính trị hoặc tôn giáo, đồng thời chấm dứt việc bắt giữ, tạm giữ những người khác vì các hành vi nêu trên.
  • Sửa đổi hoặc hủy bỏ các điều khoản trong bộ luật hình sự và các bộ luật khác có nội dung hình sự hóa các hành vi bất đồng chính kiến ôn hòa bằng cách quy kết lệch lạc thành các tội danh về “an ninh quốc gia.”
  • Với mục đích tạo dựng lòng tin ngay lập tức, cho phép gia đình, những người trợ giúp pháp lý, và những quan sát viên của EU và các tổ chức nhân quyền và nhân đạo quốc tế tiếp xúc với những người đang bị bỏ tù hoặc tạm giam.

EU cũng nên kêu gọi Việt Nam phóng thích ngay lập tức những người bị cầm tù hoặc tạm giam vì lý do chính trị có vấn đề sức khỏe để họ được khám chữa bệnh đầy đủ. Những trường hợp khẩn cấp nhất cần phóng thích ngay lập tức là nhà vận động quyền lợi đất đai Trần Thị Thúy, nhà hoạt động dân chủ Hồ Đức Hòa, và nhà hoạt động tôn giáo Ngô Hào.

2. Tình trng đàn áp quyn t do ngôn lun, lp hi, nhóm hp và đi li

Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động ôn hòa, và trừng phạt họ về việc thành lập các tổ chức bị chính quyền cho là đi ngược lại lợi ích của mình. Chính quyền cấm mọi đảng phái chính trị, công đoàn và tổ chức nhân quyền độc lập với chính phủ hay Đảng Cộng sản.

Nạn hành hung các nhà vận động và blogger tiếp tục xảy ra thường xuyên. Tháng Sáu năm 2017, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố một bản phúc trình, “Không chốn dung thân cho các nhà hoạt động nhân quyền: Các nhà vận động dân chủ và blogger ở Việt Nam bị hành hung,” nêu bật 36 vụ các blogger và các nhà vận động dân chủ ở Việt Nam bị những người lạ mặc thường phục đánh đập trong thời gian từ tháng Giêng năm 2015 đến tháng Tư năm 2017, thường gây thương tích nghiêm trọng. Nhiều nạn nhân cho biết việc đánh đập xảy ra ngay trước mặt cảnh sát mặc sắc phục mà họ không làm gì để can thiệp.

Chính quyền áp dụng những biện pháp cản trở việc đi lại trong nước nhằm ngăn cản các blogger và các nhà hoạt động không cho tham dự các sự kiện công cộng như biểu tình bảo vệ môi trường, hội luận nhân quyền hoặc tham dự các phiên tòa xử các nhà hoạt động khác. Tháng Hai, Linh mục Phan Văn Lợi bị cấm rời nhà đi dự một buổi thánh lễ. Tháng Năm, các nhà hoạt động nổi tiếng Phạm Đoan Trang, Nguyễn Quang ANguyễn Đan Quế bị ngăn cản không được rời khỏi nhà để đi gặp gỡ các nhà ngoại giao nước ngoài.

Công an cũng cản trở các nhà vận động nhân quyền không cho xuất cảnh, đôi khi nêu các lý do về an ninh quốc gia rất mơ hồ. Cựu tù nhân chính trị Phạm Thanh Nghiên bị cấm rời Việt Nam trong một chuyến đi vì việc riêng sang Thái Lan vào tháng Giêng. Tháng Tư, Vũ Minh Khánh bị cấm rời Việt Nam sang Đức, nơi bà dự định tới để thay mặt chồng, ông Nguyễn Văn Đài, nhận giải thưởng Nhân quyền của năm 2017 do Liên đoàn Thẩm phán Đức trao. Tháng Sáu, công an cấm cựu tù nhân chính trị Đỗ Thị Minh Hạnh rời Việt Nam đi Áo để thăm mẹ đang bị ốm. Tháng Năm, công an ngăn cản nhà hoạt động người Ba Lan gốc Việt Phan Châu Thành tại sân bay Tân Sơn Nhất, không cho nhập cảnh Việt Nam. Tháng Sáu, chính quyền tước quốc tịch Việt Nam của cựu tù nhân chính trị Phạm Minh Hoàng và trục xuất ông sang Pháp.

Khuyến ngh

EU cn kêu gi chính quyn Vit Nam:

  • Xây dựng luật báo chí cho phù hợp với điều 19 của công ước ICCPR.
  • Cho phép xuất bản các tờ báo và tạp chí tư nhân, độc lập và không bị kiểm duyệt.
  • Gỡ bỏ mọi hạn chế về sử dụng Internet, như chặn lọc, theo dõi, và trả tự do cho những người bị tù giam vì đã phát tán quan điểm của mình trên mạng Internet một cách ôn hòa.
  • Xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh việc tụ tập nơi công cộng và biểu tình cho phù hợp với các quyền tự do nhóm họp và lập hội nêu trong điều 21 và 22 của công ước ICCPR.
  • Giải quyết các khiếu kiện về đất đai và tham nhũng của quan chức địa phương mà không dùng đến bạo lực quá mức cần thiết hay vi phạm nhân quyền, bằng cách tăng cường hệ thống pháp luật và tính độc lập của ngành tư pháp và cung cấp các dịch vụ pháp lý đến tận người dân nghèo ở các vùng nông thôn.
  • Cho cá nhân người dân có quyền tự do và ôn hòa lập hội với những người khác có cùng quan điểm, dù những quan điểm của họ có đi ngược lại với các quan điểm chính trị và tư tưởng được Đảng và nhà nước chấp thuận.
  • Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện những người bị bắt giữ vì các hành động ôn hòa nhằm bảo vệ quyền tự do lập hội của người lao động, trong đó có quyền thành lập và gia nhập công đoàn theo sự lựa chọn riêng; nhóm họp ôn hòa để bảo vệ và thúc đẩy quyền của mình; và thực thi các quyền tự do ngôn luận đại diện cho người lao động và các mối quan tâm của họ.
  • Ngay lập tức công nhận các công đoàn độc lập.
  • Phê chuẩn các Công ước ILO số 87 (Tự do Lập hội và Bảo vệ Quyền được lập hội) và số 98 (Quyền Lập hội và Thương lượng Tập thể).
  • Chấm dứt ngay lập tức nạn côn đồ được chính quyền dung túng.
  • Ngay lập tức chấm dứt việc cản trở đi lại của các blogger và các nhà hoạt động nhân quyền cả ở trong nước, và khi xuất, nhập cảnh.

3. Tình trng đàn áp quyn t do thc hành tôn giáo

Chính quyền Việt Nam hạn chế các hoạt động thực hành tôn giáo bằng các quy phạm pháp luật, các quy định về đăng ký, sách nhiễu và theo dõi. Các tổ chức tôn giáo bị quy định phải được sự phê chuẩn và đăng ký với chính quyền, đồng thời phải hoạt động dưới các ban trị sự do nhà nước quản lý. Dù nhà cầm quyền cho phép nhiều nhà thờ, chùa chiền trong hệ thống kiểm soát của nhà nước được tổ chức thờ phượng, cúng lễ nhưng vẫn cấm các hoạt động tôn giáo bị tùy tiện cho là đi ngược với “lợi ích quốc gia,” “trật tự xã hội” hay “khối đại đoàn kết dân tộc”. Chính quyền thường xuyên can thiệp vào các hoạt động tôn giáo của các chi phái không được công nhận của đạo Cao Đài, của Phật giáo Hòa Hảo, của các nhà thờ tại gia Công Giáo và Tin Lành độc lập ở Tây Nguyên và các nơi khác, của các chùa Phật giáo Khmer Krom và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Những người Thượng bị theo dõi liên tục và chịu nhiều hình thức đe dọa, bắt giữ tùy tiện và ngược đãi khi bị lực lượng an ninh giam giữ. Trong lúc bị bắt giữ, họ bị chính quyền chất vấn về các hoạt động tôn giáo và chính trị, và có kế hoạch trốn khỏi Việt Nam hay không. Trong những năm qua, hàng trăm người đã trốn chạy sang Campuchia và các khu vực khác của Đông Nam Á. Chính quyền Việt Nam đã đối phó với việc người Thượng trốn sang Campuchia bằng cách gây sức ép với chính quyền Campuchia ngăn chặn những người trốn qua biên giới và từ chối không cho những người đã trốn qua được đăng ký tị nạn; đến lượt mình, chính quyền Campuchia từ chối nhiều người và chỉ cho rất ít người đăng ký tị nạn.

Trong năm 2017, Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai đã kết án ít nhất là năm người Thượng, trong số đó có Rơ Mah Đaih, Puih Bop, Ksor Kam, Rơ Lan Kly và Đinh Nông vì tham gia các nhóm tôn giáo độc lập không được chính quyền chuẩn thuận. Họ bị truy tố theo điều 87 và bị kết án từ tám đến 10 năm tù.

Một hình thức sách nhiễu phổ biến khác mà chính quyền thường áp dụng đối với các nhóm tôn giáo độc lập là cưỡng ép tuyên bố từ bỏ đức tin và kiểm điểm trước dân. Tháng Ba năm 2017, bảy người Thượng tham gia nhóm Tin Lành Đê ga bị cấm hoạt động bị đưa ra kiểm điểm trước cuộc họp có hàng trăm dân làng tham dự ở xã Ia Ake, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai.

Khuyến ngh

EU cn kêu gi chính quyn Vit Nam:

  • Cho phép tất cả các tổ chức tôn giáo độc lập được tự do tiến hành các hoạt động tôn giáo và tự quản lý. Các cơ sở thờ tự, dòng tu không muốn gia nhập một tổ chức tôn giáo chính thống với ban trị sự do chính quyền phê chuẩn phải được phép hoạt động độc lập.
  • Chấm dứt sách nhiễu, bắt bớ, xét xử, bỏ tù và ngược đãi người dân vì họ là tín đồ của các tôn giáo không vừa ý nhà nước, và phóng thích tất cả những người đang bị giam giữ vì đã ôn hòa thực thi quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, ngôn luận, nhóm họp và lập hội.
  • Chấm dứt mọi đối sách ngăn chặn người Thượng và những công dân Việt Nam khác rời khỏi đất nước và không trừng phạt những người hồi hương.
  • Bảo đảm rằng mọi quy phạm pháp luật trong nước liên quan tới tôn giáo phải phù hợp với luật pháp quốc tế về nhân quyền, trong đó có Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà cả Việt Nam và các quốc gia thành viên EU đều đã tham gia ký kết. Cần sửa đổi các điều luật trong nước có nội dung xâm phạm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa, đi ngược lại với nội dung ICCPR.
  • Cho phép những quan sát viên bên ngoài, bao gồm các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, các tổ chức phi chính phủ quan tâm tới nhân quyền, và các nhà ngoại giao nước ngoài, được tới thăm vùng Tây Nguyên mà không bị cản trở hay đi cùng, cụ thể là tới các thôn xã có người Thượng mới trốn đi tị nạn ở nước ngoài. Bảo đảm rằng những người nói chuyện hoặc giao tiếp với những quan sát viên bên ngoài đó không bị trả đũa hay trừng phạt dưới bất kỳ hình thức nào.

4. Nn công an bo hành

Trên khắp các vùng miền, công an Việt Nam đã và đang bạo hành những người bị giam giữ, dẫn đến cái chết ở một số trường hợp. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân tử vong chỉ bị câu lưu vì những lỗi nhỏ. Một số người sống sót cho biết họ bị đánh đập để buộc nhận tội, đôi khi về những tội họ đã tuyên bố không hề thực hiện. Dù chính quyền có cam kết sẽ cải thiện tình trạng này sau khi Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố phúc trình về nạn công an bạo hành, dường như những cán bộ công an đã gây ra những sai phạm nghiêm trọng, thậm chí chết người, rất ít khi phải chịu những hậu quả tương xứng theo luật định.

Tháng Năm 2017, công an tỉnh Vĩnh Long bắt ông Nguyễn Hữu Tấn vì bị nghi có hành vi tuyên truyền chống nhà nước. Sau khi bắt giữ, công an thông báo với gia đình rằng ông đã tự tử bằng cách dùng dao cắt cổ. Theo thông báo, ông tìm được con dao trong túi một điều tra viên trong lúc người này ra ngoài. Gia đình ông phản đối cách giải thích nguyên nhân tử vong, và chỉ ra nhiều điểm mâu thuẫn giữa các dấu vết trên thi thể ông Nguyễn Hữu Tấn và một cuốn băng video không rõ hình do công an ghi lại.

Tháng Tám, công an thị xã Sơn Tây (Hà Nội) bắt Trần Anh Doanh vì tình nghi tội trộm cắp. Trong mấy tiếng bị tạm giữ, anh cho biết bị công an đánh dã man và ép cung buộc nhận tội. Vào tháng Chín, Võ Tấn Minh, người bị bắt từ tháng Tư năm 2017 vì sở hữu một lượng nhỏ heroin, bị chết trong khi tạm giam ở công an Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận). Theo gia đình nạn nhân, có nhiều vết bầm trên lưng, chân và tay. Ban đầu, công an cho rằng Võ Tấn Minh tham gia một vụ xô xát, nhưng sau đó đình chỉ công tác năm công an và mở vụ điều tra về hành vi “dùng nhục hình”.

Khuyến ngh

EU cn:

  • Thể hiện quan ngại mạnh mẽ với quan chức Việt Nam về nạn công an bạo hành, nhấn mạnh rằng các hành vi đó vi phạm pháp luật cả trong nước lẫn công pháp quốc tế, và những thủ phạm phải bị trừng trị, và nạn nhân phải được bồi thường và bù đắp.
  • Thúc đẩy chính quyền Việt Nam xây dựng một cơ chế trách nhiệm có hiệu quả. Ví dụ như, Việt Nam cần thành lập một ủy ban độc lập về khiếu tố đối với ngành công an để tiếp nhận những khiếu nại của người dân, và giám sát các cơ quan “thanh tra nội bộ” hay “giám sát trách nhiệm nghề nghiệp” của công an. Ủy ban này cần phải là pháp nhân có chức năng pháp lý có thể khởi tố hoặc áp đặt kỷ luật nếu cơ quan “thanh tra nội bộ” hay “giám sát trách nhiệm nghề nghiệp” không làm được việc đó trong các sự vụ đã có thông tin cáo buộc đáng tin cậy.
  • Gây sức ép với chính phủ Việt Nam sửa đổi Bộ Luật Tố tụng Hình sự để tạo điều kiện cho luật sư hay người trợ giúp pháp lý có mặt ngay sau khi bắt giữ, tạm giam để:
    • Luật sư hay người trợ giúp pháp lý chỉ cần xuất trình chứng minh thư và một bản photocopy có công chứng của giấy phép hành nghề là có thể gặp thân chủ.
    • Luật sư hay người trợ giúp pháp lý được phép gặp riêng thân chủ ở nơi kín đáo và không hạn chế thời gian.
    • Luật sư hay người trợ giúp pháp lý được phép có mặt tại tất cả các buổi lấy cung giữa công an và nghi can.

Bản pdf: Đối thoại Nhân quyền EU – Việt Nam 2017

Nguồn: https://www.hrw.org/vi/news/2017/11/27/311870

*********

Bản tiếng Anh:

EU – Vietnam Human Rights Dialogue

Human Rights Watch Submission

November 2017

Human Rights Watch appreciates the opportunity to contribute to the ongoing preparations for the forthcoming EU-Vietnam human rights dialogue, scheduled to be held in Hanoi in December 2017.

Vietnam’s human rights situation deteriorated significantly in 2017. The Communist Party of Vietnam continues to monopolize power and punish anyone who challenges its authority. All political rights including freedom of opinion, assembly, association and movement are restricted. Religious groups can only operate under government’s management. The authorities use various means to curb political and rights activism, including physical and psychological harassment, police surveillance, extra-judicial house arrest, arbitrary prohibitions on travel abroad and the application of pressure on employers, landlords and family members of activists. Police often subject rights campaigners to lengthy, bullying interrogation sessions. Authorities arbitrarily detain critics incommunicado for long periods without access to legal counsel or family visits. Many are sentenced to long terms in prison for violating vague national security or other draconian laws. Police frequently torture suspects to elicit confessions and sometimes respond to public protests with excessive use of force.

Human Rights Watch recommends that the EU focuses on political prisoners and detainees and examines three key priority areas regarding the human rights situation in Vietnam: repression of freedom of speech, association, assembly and movement; repression of the right to freely practice religion; and police brutality.

Related Content

· EU – Vietnam Human Rights Dialogue Human Rights Watch Submission November 2017

1. Political Prisoners and Detainees

Vietnam frequently uses vaguely worded and loosely interpreted provisions in its penal code and other laws to imprison peaceful political and religious dissidents. These include “activities aiming to overthrow the people’s administration”; “undermining national unity policy”; “conducting propaganda against the State”; and “disrupting security.” Vietnam also uses other articles in the penal code to target peaceful dissenters, including “abusing rights to democracy and freedom to infringe upon the interests of the State,” “causing public disorder,” and charges such as tax evasion.

In June 2017, the Vietnamese National Assembly passed revisions to the penal code that will come into effect on January 1, 2018. Instead of repealing articles contrary to human rights standards, lawmakers introduced even harsher provisions, such as adding a new punishment to several of these articles that state “the person who takes actions in preparation of committing” a so-called crime such as conducting propaganda against the state “shall be subject to between one and five years of imprisonment.” The revised penal code also holds lawyers criminally responsible for not reporting clients to the authorities for a number of crimes including national security violations.

During 2017, the authorities arrested at least 22 rights bloggers and activists including former political prisoners Nguyen Bac Truyen, Truong Minh Duc, Nguyen Van Tuc, Nguyen Trung Ton, and Pham Van Troi for alleged national security-related violations. Rights campaigners Nguyen Van Dai and his colleague Le Thu Ha were detained since the EU-Vietnam Human Rights Dialogue in Hanoi in December 2015 without trial.

In October 2017, Human Rights Watch established a new web page highlighting the cases of 15 of 105 people imprisoned for exercising their political or religious rights. The most recent convictions are of blogger Nguyen Ngoc Nhu Quynh (also known as Mother Mushroom), sentenced to 10 years in prison in June; labor activist Tran Thi Nga to nine years in July; Nguyen Van Oai to five years in September; and Phan Kim Khanh to six years in October.

Recommendations

The EU should call on the Vietnamese government to:

  • Immediately release all political prisoners and detainees, including those imprisoned or detained for exercising their rights to free expression, assembly, movement, or political or religious association and cease arresting and detaining others for such actions.
  • Amend or repeal provisions in the penal code and other laws that criminalize peaceful dissent on the basis of imprecisely defined “national security” crimes.
  • As an immediate confidence-building measure, allow access to prisoners and detainees by families, legal counsel, and outside observers from the EU and international humanitarian and human rights groups.

The EU should also call for the immediate release of political prisoners or detainees who have health problems so that they can receive proper medical treatment. Some of the most urgent cases for immediate release are land rights campaigner Tran Thi Thuy, pro-democracy activist Ho Duc Hoa, and religious activist Ngo Hao.

2. Repression of Freedom of Speech, Association, Assembly and Movement

Vietnam continues to suppress peaceful dissidents and activists and punishes them for forming organizations that the government views as hostile to its interests. The government bans all political parties, unions, and human rights organizations that are independent of the communist party.

Physical assaults against rights bloggers and campaigners continued to occur frequently. In June 2017, Human Rights Watch published a report, “No Country for Human Rights Activists: Assaults on Bloggers and Democracy Campaigners in Vietnam,” highlighting 36 incidents in which unknown men in civilian clothes beat rights campaigners and bloggers between January 2015 and April 2017, often resulting in serious injuries. Many victims reported that beatings occurred in the presence of uniformed police who did nothing to intervene.

Domestic restriction of movement is used to prevent bloggers and activists from participating in public events such as pro-environment protests, human rights discussions, or attending trials of fellow activists. In February, Father Phan Van Loi was prevented from leaving his house to attend a religious ceremony. In May, prominent activists Pham Doan Trang, Nguyen Quang A and Nguyen Dan Que were prevented from leaving their house to meet foreign diplomats.

Police also prevent rights campaigners from traveling abroad, sometimes citing vague national security reasons. Former political prisoner Pham Thanh Nghienwas prohibited from leaving the country for a personal trip to Thailand in January. In April, Vu Minh Khanh was prohibited from leaving Vietnam for Germany where she was going to receive the Human Rights Award 2017 of German Association of Judges on behalf of her husband Nguyen Van Dai. In June, police prohibited former political prisoner Do Thi Minh Hanh to leave for Austria to visit her ill mother. In May, police prevented Polish-Vietnamese activists Phan Chau Thanh at Tan Son Nhat from entering Vietnam. In June, the authorities stripped former political prisoner Pham Minh Hoang of his Vietnamese citizenship and deported him to France.

Recommendations

EU should call on the Vietnamese government to:

  • Bring press laws into compliance with article 19 of the ICCPR.
  • Allow the publication of uncensored, independent, privately-run newspapers and magazines.
  • Remove filtering, surveillance, and other restrictions on internet usage and release people imprisoned for peaceful dissemination of their views over the internet.
  • Bring legislation regulating public gatherings and demonstrations into conformity with the rights of free assembly and association in articles 21 and 22 of the ICCPR.
  • Address rural grievances about land rights and local corruption without resorting to excessive use of force or other human rights violations by strengthening the legal system and the independence of the judiciary, and making legal services available to the rural poor.
  • Permit individuals the right to associate freely and peacefully with others of similar views regardless of whether those views run counter to the political or ideological views approved by the Communist Party and state.
  • Immediately and unconditionally release all persons detained for peaceful activities to promote the rights of workers to freely associate, including the right to form and join trade unions of their own choice; to peacefully assemble to protect and advance their rights; and to exercise their right to freedom of expression on behalf of workers and their concerns.
  • Immediately recognize independent labor unions.
  • Ratify ILO Conventions No. 87 (Freedom of Association and Protection of the Right to Organize) and No. 98 (Right to Organize and Collective Bargaining).
  • Immediately end government-sponsored vigilantism.
  • Immediately end restriction of movement of rights bloggers and activists, both within, to and from Vietnam.

3. Repression of the Rights to Freely Practice Religion

The government restricts religious practice through legislation, registration requirements, harassment, and surveillance. Religious groups are required to gain approval from and register with the government as well as operate under government-controlled management boards. While authorities allow many government-affiliated churches and pagodas to hold worship services, they ban religious activities they arbitrarily deem contrary to the “national interest,” “public order,” or “national great unity.” Authorities frequently interfere with the religious activities of unrecognized branches of the Cao Dai church, the Hoa Hao Buddhist church, independent Protestant and Catholic house churches in the central highlands and elsewhere, Khmer Krom Buddhist temples, and the Unified Buddhist Church of Vietnam.

Montagnards are subjected to constant surveillance and other forms of intimidation, arbitrary arrest, and mistreatment in security force custody. In detention, the authorities question them about their religious and political activities and possible plans to flee Vietnam. Over the past years, hundreds have fled to Cambodia and other parts of Southeast Asia. The Vietnamese authorities have responded to the flight of Montagnards into Cambodia by pressuring Cambodian authorities to prevent border crossings and deny those who do cross the right to seek asylum. Cambodian authorities, in turn, refused to register more than a handful as asylum seekers.

In 2017, the People’s Court of Gia Lai province convicted at least five Montagnards, including Ro Ma Daih, Puih Bop, Ksor Kam, Ro Lan Kly and Dinh Nong, for participating in independent religious groups not approved by the government. They were charged with article 87 and sentenced to between eight and 10 years in prison.

Another common form of harassment against independent religious groups employed by the authorities is forced denunciation of faith and public criticism. In March 2017, seven Montagnards who participated in the outlawed Dega Protestant religious group were put on public criticism in a meeting attended by hundreds of villagers of Ia Ake commune, Phu Thien district, Gia Lai province.

Recommendations

The EU should call on the Vietnamese government to:

  • Allow all independent religious organizations to freely conduct religious activities and govern themselves. Churches and denominations that do not choose to join one of the officially authorized religious organizations with government-sanctioned boards should be allowed to operate independently.
  • End harassment, arrests, prosecutions, imprisonment, and ill-treatment of people because they are followers of disfavored religions, and release anyone currently being held for peaceful exercise of the rights to freedom of religion, belief, expression, assembly and association.
  • Cease all measures to prevent Montagnards and other Vietnamese citizens from leaving the country and do not punish those who return.
  • Ensure all domestic legislation addressing religious affairs is brought into conformity with international human rights law, including the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) to which Vietnam and EU member states are parties. Amend provisions in domestic law that impinge on freedom of religion and belief, expression, association, or peaceful assembly in violation of the ICCPR.
  • Permit outside observers, including United Nation agencies, nongovernmental organizations concerned with human rights, and foreign diplomats, unhindered and unaccompanied access to the Central Highlands, including specifically to communes and villages from which Montagnards have recently departed to seek asylum abroad. Ensure there is no retribution or retaliation whatsoever against anyone who speaks to or otherwise communicates with such outside observers.

4. Police Brutality

Police throughout Vietnam have been abusing people in their custody, in some cases leading to death. In many of these cases, those killed were being held for minor infractions. A number of survivors said they were beaten to extract confessions, sometimes for crimes they maintained they did not commit. Although the government promised improvements after Human Rights Watch published its findings of police brutality, it appears that officers who have committed serious, even lethal, transgressions have only rarely faced the serious consequences the law requires.

In May 2017, police in Vinh Long arrested Nguyen Huu Tan for allegedly conducting propaganda against the state. After his arrest, the police informed his family that he committed suicide by using a knife to cut his own throat. He allegedly found that knife in the bag of an investigator who left the room momentarily. His family protested the cause of death, pointing out many discrepancies between what they saw on Nguyen Huu Tan’s body and a blurry police video recording.

In August, Tran Anh Doanh reported that the police of Son Tay town (Hanoi) arrested him for suspected theft. During several hours of detention, the police allegedly beat him severely and forced him to admit guilt. In September, Vo Tan Minh who was arrested in April 2017 for possessing a small amount of heroin, died in the custody of the police of Phan Rang-Thap Cham (Ninh Thuan province). According to his family, there were bruises on his back, legs, and arms. The police initially alleged that Vo Tan Minh was involved in a fight, but later suspended five police officers and opened a case of “using corporal punishment.”

Recommendations

The EU should:

  • Express strong concern to Vietnamese officials about police abuse, emphasizing that it violates both Vietnamese and international law, that perpetrators should be punished, and that victims should receive remedy and compensation.
  • Urge the government of Vietnam to establish effective accountability mechanisms. For instance, Vietnam should establish an independent police complaints commission to accept complaints from the public and to provide oversight over the “internal affairs” or “professional responsibility” unit of the police. The commission should be a statutory body with the legal authority to bring prosecutions or impose discipline if the internal affairs or professional responsibility unit fails to do so in cases in which credible allegations have been made.
  • Press the government to amend the Criminal Procedure Code to facilitate the presence of lawyers or legal counsel immediately after arrest or detention so that:
    • Lawyers or legal counsel only need to present their identity card and a certified copy of their license to meet their clients.
    • Lawyers or legal counsel may meet their clients in private and for as long as necessary.
    • Lawyers or legal counsel may be present at all interrogation sessions between police and detainees.

https://www.hrw.org/news/2017/11/28/hrw-submission-eu-bilateral-dialogue-vietnam

This entry was posted in Nhân Quyền. Bookmark the permalink.