Ngụy Hữu Tâm
Sắp tới 7.11 kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười, nói chuyện tư tưởng, ý thức hệ mãi cũng chán, xin góp một đôi chuyện nhỏ.
Nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười, hãy học tập người Nga, làm cuộc Cách mạng không bạo lực như Nga đã làm cách nay suýt soát thế cũng đã là 30 năm rồi, nửa đời người chứ ít gì? Còn Cách mạng Tháng Mười, cách nay thế là đã cả trăm năm!
Thế nhưng sao nói Cách mạng Tháng Mười, mà lại là 7.11? Xin mở ngoặc cho bạn đọc, để hiểu vấn đề lịch học này, xin tra mạng google, xem mục Lịch Gregorius.
Độc tài và dân chủ
Quay trở lại vấn đề Cách mạng, đừng đánh chuột để vỡ bình, nhưng cái bình nó hỏng rồi, đi đánh con chuột Trịnh Xuân Thanh và những con chuột nhỏ thế làm gì? Phải thay bình mới thôi!
Hay học người Myanmar, thực hiện cuộc chuyển đổi „mềm“. Hay những cuộc cách mạng hoa nhài hay hoa gì gì nữa ở các nước Ả Rập mà mọi người tránh nhắc lại vì nó diễn ra quá sớm, chưa đủ chín muồi để chính quần chúng nhân dân (chứ chẳng phải „đầy tớ nhân dân“ phải lãnh đủ, để cho kẻ chiến thắng lại trở thành kẻ bại trận, và mục đích là lập các thể chế dân chủ, nhưng rồi lại rơi vào độc tài. Nhưng không phải vì thế mà không làm. Ngay các nước hết sức dân chủ, văn hóa phương Tây nghiêm chỉnh đông Âu như Ba Lan, Hunggary cũng sa vào dân túy, ai dám bảo rồi các thế lực độc tài sẽ không lên nắm quyền? Bài toán chính trị không đơn giàn như chúng ta vẫn nghĩ.
Ngay ông bạn lớn là nước Nga vĩ đại mà ở bài này tôi đang cổ súy đây, ai dám bảo Tổng thống Putin là không độc tài? Và nước Mỹ với Tổng thống Trump lên cầm quyền thế là cũng trên cả nửa năm rồi, bao nhiêu phần trăm là độc tài?
Nói thế không có nghĩa là chúng ta không thực hiện cuộc Cách mạng Dân chủ. Đó là con đường tất yếu phải đi tới, bằng bất cứ cách gì đi nữa, trừ đổ máu! Chỉ có vấn đề khi nào thời gian là chín muồi? Biến cố chính trị là khó đoán trước. Thế nhưng chẳng phải là không thể!
Câu chuyện làm tôi liên tưởng tới một phim Nga hồi đó được chiếu rộng rãi.
Các bạn cuối cùng lứa tuổi tôi, nghĩa là cùng tuổi „xưa nay hiếm hay U 80“ hay gần năm sinh với TBT, nhưng chắc chắn chẳng nhất thiết cùng „tư tưởng“ với „đồng chí“ ấy, hãy nhớ lại…
Hồi đó có chiếu nhiều phim, cả phim Nga lẫn phim Tàu, nhất là những phim ca ngợi chiến tranh, bạo lực cách mạng. Phim Tàu thì tôi chỉ nhớ mỗi „Bạch mao nữ“, mà cũng chẳng ấn tượng gì nên… xin lỗi quên mất rồi. Còn những phim… với cảnh lấy thân mình lấp lỗ châu mai hay đại loại thì xin cố quên nhanh cho! Hay kiểu ít bạo lực hơn như „Lôi Phong nguyện làm cái đinh gỉ cho Mao Chủ tịch“, cũng không còn lại chút gì trong ký ức, chắc không phải mình tôi mà là tất cả đồng lứa U80 người Việt hôm nay, ngoại trừ trong đầu họ Tập và cả cái đám đang tung hô Tập ở Đại hội 19 ngay trên quê hương ngài Mao Trú Xỉ may ra có còn lưu lại ít nhiều pha mùi mẫn nào đó để khi cần thì „tái bản lại“, nhất là trong những ngày sắp tới sau khi Tập đã leo lên được chiếc ngai mà lâu nay Mao vẫn chễm chệ chăng.
Nhưng phim Nga thì ê hề và rất ân tượng vì cốt truyện hay mà… mùi mẫn, diễn viên đẹp mê hồn… Chuyển thể tác phẩm cổ điển, thì „Thép đã tôi thế đấy“, „Chiến tranh và hòa bình“, „Con đường đau khổ“… Phim đề tài mới rất hay thì có „Số phận con người“, „Khi đàn sếu bay qua“…
Thế nhưng ấn tượng nhất với tôi lại là „Người thứ bốn mốt“. Chỉ cần nhắc lại sơ lược thì các bạn trẻ đã có thể tưởng tượng ra ngay. Một cô du kích đẹp hệt như người mẫu chân dài có nhiệm vụ cùng tổ du kích của mình đưa một toán tù binh Bạch vệ về hậu phương. Giữa đường sau bao biễn cố, họ lạc lên hoang đảo và chỉ còn hai người sống sót, một nam một nữ. Tình cờ trong toán tù binh đó có một anh Bạch vệ điển trai hết cỡ lại có cùng cái may mắn được sống sót như cô. Chuyện phải đến tất nhiên đã đến…
Đôi trai tài gái sắc đó yêu nhau…
Rồi trên đường tiếp tục trở về, bỗng họ bắt gặp một toán Bạch vệ đang trên đường thoái lui về phương Tây. Dĩ nhiên anh này chạy ngay sang với người bên mình, phía „thế lực thù địch“. Và cô du kích, đã được „giáo dục“ miễn chê về ý thức trung thành với „cách mạn“, chẳng ngần ngại gì mà không giương súng hạ thủ người yêu của mình!
Hết phim!
Một đất nước trăm thứ bà dằn như Việt Nam cần làm gì
… Trở lại vấn đề của hôm nay, nếu như Đảng Cộng sản Việt Nam – Đ+SVN – thật sự muốn đặt quyền lợi dân tộc lên trên hết, hãy hòa hợp – hòa giải với những người dân Việt Nam đang bị đày đọa. Hãy thực hiện đúng nhà nước pháp quyền. xã hội dân sự thật sự chứ không lèo lái cái đuôi „định hướng xã hội chủ nghĩa“ vớ vẩn bắt chước Tàu khựa tiếp tục – hay mãi mãi? – với cái „chủ nghĩa cộng sản“ mà toàn thể nhân loại đã đồng loạt lên án là đầy dẫy bạo lực và hoang tưởng.
Hãy bỏ cái trò đấm đá nội bộ… „dưới gầm b“ và những vụ như các ngân hàng, thuốc ung thư giả… Mà xin quan tâm tới vụ lớn hơn nhiều. Đấy là vụ Đồng Tâm, một sự trở mặt vô tiền khoáng hậu vì nó liên hệ với những vấn đề cơ bản của chính sự tồn vong của chế độ, vấn đề sở hữu. Qua báo mạng nhân dân đã biết hết cả rồi, xin các vị đừng bày trò „lấy vải thưa che mắt Thánh“!
Ý thức hệ vẫn tồn tại nhưng để đất nước Việt Nam phát triển thì không thể tiếp tục như thế này mãi mãi được. Tôi xin được phép nói rằng, chúng ta đã thắng Mỹ (nếu gọi theo cách của chúng ta) thế nhưng đang thua vì thằng Tàu khựa đang lấn từng mảnh đất của nước Việt Nam thân yêu của ta vì chúng ta sau cả 42 năm nay chưa hòa giải được. Xem người Đức họ hùng mạnh được vì hòa giải, Merkel của Đông Đức là thủ tướng 12 năm nay mà vẫn được tín nhiệm làm tiếp nữa!
Trước tiên xin hãy giải bài toán nội bộ đã. Khi trong nước chưa yên thì tất cả nước ngoài nào, dù lớn hay bé, vẫn có thể nhòm ngó. Mà làm sao yên được khi các vị cứ „một mình một ngựa“ ung dung dạo chơi như trong đầu thế kỷ trước?
Chỉ có dân chủ thật sự thì mới có nhân tài lên lãnh đạo đất nước và qua đó mới đi lên được!
Chỉ cách duy nhất phát huy dân chủ tôn trọng trí thức thì mới có nhân tài phụng sự Tổ quốc, vấn đề chính vẫn là vấn đề nhân quyền mà thế giới lên án mà các nhà lãnh đạo Đ+SVN vẫn „mũ ni che tai“, chỉ vì quyền lợi ích kỷ của họ là „bảo vệ chế độ“ cùng với „người anh em phương Bắc“.
Về lý thuyết, chủ nghĩa +S cũng muốn đưa nhân loại tới thiên đường hệt như các tôn giáo khác, nhưng như Goethe từng nói „Tất cả mọi lý thuyết đều xám ngoét, chỉ có cây đời mới xanh tươi“. Để tiến tới thiên đường, nó dùng biện pháp tiêu diệt giai cấp, nghĩa là bạo lực-máu, thế thì cuốn phim „Người thứ bốn mốt“ của Nga, được giới trẻ thời gian xưa yêu thích như trên, đã lột tả tất cả rồi còn gì!
Những người nay vẫn còn mù quáng tin tưởng vào chủ nghĩa +S, hãy làm ơn nhớ rằng, khi chưa giành được quyền lực thì họ, Đ+SVN, thi hành chính sách lừa bịp và, còn khi giành được chính quyền thì họ khủng bố, muốn xem họ làm những gì, hãy xem cái „thiên đường“ mà học trò yêu quí của Mác, Lê Nin, Stalin, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh là Pol Pot mang lại ở Cămpuchia, một xã hội không giai cấp-những nô lệ, tù khổ sai, phải làm việc cật lực trong đói khát cho đến chết, hoặc nếu bất tuân sẽ bị dùng cuốc xẻng đánh chết ngay tức thì. Một xã hội như vậy là lý tưởng cho nhân loại ư?
Nhớ lại trước đây, khi chỉ được tiếp thu chủ nghĩa +S và chủ nghĩa xã hội, tôi cũng đã từng „mê“ chủ nghĩa xã hội, nhất là rất gần đây với Liên Hợp Quốc và sự phát triển như vũ bão của thị trường tự do và toàn cầu hóa, vào năm 2005 kỷ niệm 100 năm Thuyết Tương đối, tôi từng ái mộ, thậm chí sùng bái tư tưởng của Albert Einstein đến thế nào với ý tưởng nhà nước và chính phủ toàn thế giới của ông, thế nhưng ngày nay, nhất là gần đây với sự trỗi dậy của ly khai. tách biệt, ý tưởng dân tộc chủ nghĩa lại bùng nổ ở châu Âu, thể hiện ở vụ Brexit và Catalonia sắp tách Tây Ban Nha để thành một nhà nước độc lập, nhưng cũng gần như khắp thế giới và sự lên ngôi của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ mà đỉnh điểm là Trump trở thành Tổng thống và bộc lộ mới nhất của ông ta ở vụ Charlottesville mà ông ta công khai ủng hộ lũ phân biệt chủng tộc, mà trang bìa tờ báo Đức Spiegel số 34 gần đây phải đưa lên trang bìa bức biếm họa vẽ Trump đeo cái mặt nạ khủng khiếp của đảng KKK, thì trong suy nghĩ của tôi, ý tưởng tốt đẹp như mơ đó – Nhà nước và chính phủ toàn thế giới – xa vời hơn bao giờ hết. Có lẽ điều đẹp đẽ đó chỉ có trên thiên đường hay sao?
Làm bạn với ai
Trở lại với Việt Nam ta, mỗi nước, mỗi chính phủ phải lo cho dân mình trước tiên đã, đã có ai lo hộ được đâu, „anh bạn lớn“ lại càng không (Diễn văn khai mạc ĐH 19 của ngài Tập đã cho thấy diện mạo một chủ nghĩa xã hội-quốc gia, „Quốc xã“ đúng như Hitler, đang lộ diện một cách hết sức trơ tráo). Nói thế không có nghĩa là liên minh quân sự chẳng cần thiết, nhất là với một nước nhỏ như nước ta. „Làm bạn với tất cả các nước“ trong cái thế nước nhỏ đứng bên cạnh những ông „bạn vàng“ đang mưu mô ăn sống nuốt tươi mình nay mai thì quả là điều hết sức viển vông!
Còn các bạn trẻ, vào Đ+SVN chỉ để thăng quan tiến chức, kiếm chút bổng lộc thôi ư? Lý tưởng cho cuộc đời sao nghèo nàn, hạn hẹp đến thế?
Lý thuyết phương Tây hay thế: win-win, một cuộc chơi không có thắng thua mà mọi người cuối cùng đều cùng nhau thắng cả, vì đều cùng hưởng lợi từ đó! Mọi nỗ lực của con người đều hướng đến quyền lợi mà! Thế nhưng có lẽ nếu mục đích cuộc đời chỉ có vậy thì hơi chán đấy nhỉ?
Nếu đủ dũng cảm, chưa nói – và chắc sắp tới cũng chẳng có chuyện ấy đâu, ngay Mỹ với Bắc Hàn cũng chỉ hòa dụ nhau là chính – chuyện đánh Tàu, mà trước hết hãy xin lỗi dân tộc bằng cách mở cuộc trưng cầu dân ý có quốc tế tham gia xem ai đồng ý tiếp tục chủ nghĩa xã hội, ai muốn một xã hội dân chủ thật sự, nghĩa là xã hội có báo chí và hội đoàn độc lập, với nhà nước pháp quyền, tức là tam quyền phân lập…
Mọi chuyện rõ ràng lắm rồi. Chỉ có Ngài TBT có muốn hay không mà thôi!