Liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh

1. Trịnh Xuân Thanh bị đưa tới sứ quán Việt Nam ở Berlin trước khi về nước

clip_image001

Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin, ngày 3 tháng 8, 2017

Các công tố viên Liên bang Đức cho biết đã nhận trách nhiệm kiểm soát cuộc điều tra vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh và người đi cùng ông ta bởi bằng chứng mới cho thấy hai người này có nhiều phần chắc đã bị đưa đến Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin trước khi bị đưa về Việt Nam.

Hãng tin Reuters cho biết Văn phòng Trưởng công tố viên Liên bang hôm 10/8 cho biết cuộc điều tra tập trung vào nghi vấn về hoạt động tình báo nước ngoài và tước đoạt quyền tự do bất hợp pháp. Cuộc điều tra này trước đây nằm dưới quyền kiểm soát của các công tố viên vùng thủ đô Berlin.

Văn phòng Trưởng công tố viênLbang Đức nói Việt Nam đã rút lại yêu cầu dẫn độ ông Trịnh Xuân Thanh, người khi đó đang xin bảo hộ tị nạn ở Đức nhưng bị truy nã ở Việt Nam vì tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Đức ngày 10/8 loan báo đang cân nhắc thực hiện những bước nào tiếp theo sau khi Việt Nam không đáp ứng yêu cầu giao trả Trịnh Xuân Thanh về Đức.

Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/trinh-xuan-thanh-bi-dua-toi-su-quan-viet-nam-o-berlin-truoc-khi-ve-nuoc/3980363.html

2. Cảnh sát EU thu giữ xe hơi chợ Sapa, Czech để ‘điều tra’

clip_image002

Chiếc xe bị giới chức tạm thu để điều tra là một chiếc Multivan VW 7 chỗ ngồi (hình minh họa). JOHN MACDOUGALL/AFP/GETTY IMAGES

Trong vụ mà Đức nói là ông Trịnh Thanh Xuân ‘bị bắt cóc’ ở Berlin, giới chức nghi rằng chiếc xe dùng để bắt ông Trịnh Xuân Thanh hôm 23/7/2017 tại Berlin và có thể được dùng để chở ông ra khỏi Đức sang một nước châu Âu khác là xe thuê.

BBC Tiếng Việt hỏi chuyện ông Bùi Quang Hiếu, chủ doanh nghiệp Hieu Bui Travel chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê xe tại Prague, về việc công ty ông hiện có một xe hơi bị giới chức giữ và điều tra.

Công ty Hieu Bui Travel có trụ sở tại Trung tâm thương mại Sapa, là khu chợ nổi tiếng của cộng đồng người Việt ở ngoại ô Prague, thủ đô Czech.

Ông Hiếu hôm 10/8 nói với BBC rằng chiếc xe của công ty ông đã được cho mượn đúng vào thời điểm được cho là đã xảy ra vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin, và “Cảnh sát hình sự đã làm việc với tôi từ ngày 28/7, cho đến hôm nay vẫn tiếp tục”.

“Họ đến văn phòng lần đầu tiên vào lúc 11 giờ ngày 28/7, chìa thẻ cảnh sát Liên minh châu Âu, có hai người đeo súng đến, tìm tôi tại văn phòng”.

‘Người thuê là người ở Praha, người sử dụng là từ VN sang’

“Người mượn xe cũng làm ăn trong chợ trung tâm thương mại Sapa này, và họ mượn hộ cho ai đó. Văn phòng chúng tôi chỉ biết người đầu tiên mượn xe, còn cảnh sát họ làm việc tiếp với người đó”, ông Hiếu nói với BBC.

“Chúng tôi không biết người sử dụng xe là ai, dùng xe với mục đích gì. Nhưng câu hỏi đầu tiên mà các văn phòng cho thuê xe bao giờ cũng phải hỏi khi cho thuê, là “anh thuê xe với mục đích gì”, và người ta nói với tôi là để đi du lịch, cho một tốp khách từ Việt Nam sang”, ông Hiếu giải thích thêm.

“Tôi khẳng định là họ mượn cho người khác chứ không lái. Bởi vì trong những ngày đó họ vẫn ngồi làm việc tại Trung tâm Thương mại Sapa chứ không vắng mặt. Tôi vẫn gặp người trực tiếp mượn xe”.

clip_image003

Ông Trịnh Xuân Thanh bị đưa lên xe hơi hôm 23/7 rồi đem sang một quốc gia châu Âu láng giềng, báo Taz viết. TAZ.DE

Tạm thu xe hai tháng

Ông Bùi Quang Hiếu nói công ty ông có tổng số bảy chiếc xe cho thuê, tất cả đều kết nối dịch vụ vệ tinh.

Trong số này, chiếc mà ông cho thuê trong thời gian 20-24/7 hiện đang bị giới chức thu giữ.

“Cảnh sát không cho chúng tôi biết l‎ý do vì sao họ hỏi về chiếc xe này, chỉ nói là chiếc xe đã vi phạm pháp luật. Mà việc vi phạm pháp luật, theo tôi thì có thể là do dùng để chở thuốc phiện, hoặc chở người không có giấy tờ, hoặc việc gì đó khác”.

“Cảnh sát sẽ làm việc với hãng cung cấp dịch vụ vệ tinh để lấy thông tin về hành trình của tất cả bảy xe trong tháng Bảy và tháng Tám để kiểm tra”, ông nói.

clip_image004

Ông Bùi Quang Hiếu, Chủ xe, công ty Hieu Bui Travel, Praha: “Chiếc xe bị tạm thu là chiếc Multivan VW (Volkswagen) 7 chỗ ngồi, màu ánh bạc, biển số 2AB-3140. Xe được cho mượn vào ngày 20/7, họ đem trả vào ngày 24/7, trùng vào thời điểm xảy ra vụ ông Trịnh Xuân Thanh, cho nên giới chức đặt nghi vấn”. BUI QUANG HIEU

“Trong số đội xe của tôi, có một chiếc bị họ ngắt dịch vụ định vị vệ tinh. Tôi có khiếu nại thì họ nói đó là để phục vụ cho công tác điều tra nên họ tạm ngắt. Sáu chiếc còn lại tôi vẫn nhìn thấy [vị trí qua định vị vệ tinh], vẫn hoạt động bình thường”.

Ông cho biết chiếc xe bị tạm thu giữ “là chiếc Multivan VW (Volkswagen) 7 chỗ ngồi, màu ánh bạc, biển số 2AB-3140, được cho mượn vào ngày 20/7, họ đem trả vào ngày 24/7, trùng vào thời điểm xảy ra vụ ông Trịnh Xuân Thanh, cho nên giới chức đặt nghi vấn”.

“Cảnh sát lấy xe vào lúc 17 giờ 41 phút ngày 28/7/2017, tại một bãi gửi xe có người trông giữ 24/24. Khi thu xe, họ gọi tôi tới ký biên bản thu xe. Trong biên bản ghi rõ ‘tạm thu hai tháng để phục vụ điều tra công việc'”.

“Họ hỏi rất kỹ tuy vẫn chỉ trong phạm vi một số câu hỏi: hỏi ngày giờ cho thuê xe, người thuê là ai, có biết ai là người lái xe không, có biết họ dùng xe đó để làm gì không”.

Bộ Ngoại giao Đức hôm thứ Tư 9/8 tuyên bố đang cân nhắc các bước đi cần thiết sau khi Việt Nam không hồi đáp yêu cầu của Berlin, muốn Hà Nội trao trả ông Trịnh Xuân Thanh.

Berlin nói ông Trịnh Xuân Thanh ‘đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc’ hồi cuối tháng Bảy.

Hôm 4/8, Ngoại trưởng Đức cáo buộc Việt Nam đã thực hiện vụ việc theo cách thức “chỉ có trong các phim ly kỳ thời Chiến tranh Lạnh” và đó là hành vi mà Đức thấy là “không thể chấp nhận”.

Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-40881957

This entry was posted in Pháp Luật. Bookmark the permalink.