Nhà cầm quyền Việt Nam nên ngay lập tức trả tự do vô điều kiện cho nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một blogger dưới bút danh Mẹ Nấm, Ân xá Quốc tế (Amnesty International) và Người Bảo vệ Quyền Dân sự kêu gọi. Cô là một tù nhân lương tâm, đang bị giam giữ và bị xét xử chỉ vì những hoạt động ôn hoà của mình nhằm quảng bá và bảo vệ nhân quyền.
Mẹ và hai con cô Quỳnh. (Hình: Internet)
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sẽ bị đưa ra xét xử bởi Toà án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa trong phiên sơ thẩm dự kiến vào ngày 29/6/2017 với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự của Việt Nam và phải đối mặt với án tù từ ba đến 20 năm nếu bị kết án. Phiên xét xử của cô được tiến hành khi tình hình nhân quyền ở Việt Nam đang xấu đi, với số vụ bắt giữ gia tăng, hạn chế tự do đi lại, đe doạ và bạo lực chống lại các nhà bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động chính trị, cũng như đàn áp quyền tự do ngôn luận nói chung.
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đồng sáng lập Mạng lưới Blogger Việt Nam độc lập vào tháng 12/2013. Cô là một người mẹ có hai con, nhiều lần bị quấy nhiễu, bắt giữ và thẩm vấn về các hoạt động ôn hòa của cô, và đã bị ngăn cản không được xuất cảnh. Cô đã hoạt động nhân quyền và đấu tranh đòi công lý trong hơn 10 năm và là một blogger nổi tiếng. Các vấn đề mà cô viết nhằm yêu cầu Chính phủ minh bạch và giải trình về vi phạm nhân quyền, bảo vệ môi trường và thúc đẩy các quyền quy định trong Tuyên ngôn Quốc tế về Quyền con người (UDHR). Năm 2015, Người Bảo vệ Quyền Dân sự đã trao giải thưởng Người Bảo vệ Quyền Dân sự cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Năm 2017, cô được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh vắng mặt như một trong 13 người Phụ nữ Can đảm Quốc tế.
Sau khi bị bắt vào ngày 10/10/2016, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị biệt giam cho đến ngày 20/6/2017, khi cô được gặp luật sư của mình lần đầu tiên. Cô vẫn chưa được phép gặp các thành viên trong gia đình. Việc giam giữ trong trại giam có thể tạo điều kiện cho việc tra tấn và đối xử tàn nhẫn hoặc trừng phạt, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác. Ngoài ra, quyền liên lạc kịp thời với luật sư và chuẩn bị biện hộ là một phần thiết yếu của quyền được xét xử công bằng.
Bắt giữ: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị bắt vào lúc 10 giờ sáng ngày 10/10/2016 tại Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Cô đã bị bắt giữ bởi lực lượng an ninh trong khi đi cùng với một nhà hoạt động đã tìm cách đòi quyền được thăm con trai cô trong một nhà tù địa phương. Lực lượng an ninh đã còng tay cô và đưa cô đến nhà của cô, nơi họ lục soát và theo thông tin của các phương tiện truyền thông do Nhà nước kiểm soát, cảnh sát đã tịch thu nhiều khẩu hiệu phản đối vụ gây ô nhiễm môi trường của Formosa, một doanh nghiệp đã xả chất thải độc hại ra biển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi hải sản và sinh kế của người dân ở nhiều tỉnh miền trung của Việt Nam. Sau khi lục soát kết thúc, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị đưa đi và từ đó bị giam giữ.
Cáo buộc: Các cơ quan truyền thông do nhà nước kiểm soát cho biết vào tháng 10/2016 rằng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị bắt vì các hoạt động trên Facebook và các phương tiện truyền thông xã hội khác, bao gồm viết, post và chia sẻ bài viết và nội dung video phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước. Các báo cáo cũng đặc biệt trích dẫn một tài liệu mà cô đã chia sẻ trên Facebook với 31 người đã chết trong khi bị giữ và bị thẩm vấn trong đồn công an. Cảnh sát nói rằng tài liệu này “gây phương hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội”.
Hành vi phạm tội “tuyên truyền chống Nhà nước nằm trong Chương XI của Bộ luật Hình sự năm 1999 của Việt Nam, trong đó có nhiều điều khoản rộng và không rõ ràng về cáo buộc “xâm phạm an ninh quốc gia”. Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị bắt và buộc tội chỉ vì đã thực hiện một cách ôn hòa quyền tự do ngôn luận và bày tỏ quan điểm của mình, như quy định tại Điều 19 của UDHR và Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam là một quốc gia thành viên.
Điều 19 của ICCPR cho phép hạn chế một số hạn chế về tự do biểu đạt vì những lý do cụ thể bao gồm cả bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, tuy nhiên việc hạn chế cẩn phải cân xứng với mục đích hợp pháp và theo luật định.
Các hoạt động của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không thuộc hạn chế quyền tự do ngôn luận quy định tại Điều 19, cũng không phải là các hoạt động thuộc cáo buộc cần thiết hoặc tương xứng với mục tiêu bảo vệ an ninh quốc gia. Ủy ban Nhân quyền, cơ quan chuyên trách giám sát việc thực hiện ICCPR, đã nêu trong Bình luận chung về Điều 19 (số 34) rằng những hạn chế như vậy không được viện dẫn để hạn chế vận động nhân quyền (đoạn 23) hoặc Ngăn chặn các nhà bảo vệ nhân quyền phổ biến thông tin về lợi ích công cộng hợp pháp (khoản 30).
Ngày 14/10/2016, Zeid Ra’ad Al Hussein, Cao ủy Nhân quyền LHQ kêu gọi Chính phủ Việt Nam “tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo luật nhân quyền, xóa bỏ những cáo buộc này chống lại cô Quỳnh và trả tự do ngay cho cô”. Ông lưu ý rằng Điều 88 của Bộ luật Hình sự Việt Nam “quá rộng và không xác định được” và “có thể kết tội bất kỳ công dân Việt Nam nào khi họ bày tỏ ý kiến, để thảo luận hoặc để chất vấn Chính phủ về các chính sách của Chính phủ”.
Giam giữ và quyền tiếp cận luật sư: Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị tạm giam kể từ khi bị bắt vào ngày 10/10/2016 và không được tiếp cận với luật sư cho đến ngày 20/6/2017. Điều 9 của ICCPR quy định rằng việc giam giữ trước xử án không phải là một quy tắc chung cho những người đang chờ xét xử và rằng bất cứ ai bị bắt giữ hoặc giam giữ về cáo buộc hình sự đều phải được đưa ra trước khi xét xử trong một khoảng thời gian hợp lý hoặc được giải phóng. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã không có cơ hội để thách thức tính hợp pháp của việc bị giam giữ tại tòa, theo yêu cầu của Điều 9, và không có đủ thời gian và phương tiện để chuẩn bị bào chữa cho mình (chỉ được tiếp xúc với luật sư ít hơn 10 ngày trước phiên xử).
Theo một ý kiến được thông qua vào ngày 25/4/2017, Nhóm Công tác về Bắt giữ Độc đoán kết luận rằng việc giam giữ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trái với một số điều khoản của UDHR và ICCPR (liên quan đến việc bắt giam độc đoán, tự do ngôn luận và xét xử công bằng) và do đó là độc đoán. Nhóm Công tác cho rằng biện pháp khắc phục phù hợp là giải phóng ngay Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và trao cho cô quyền yêu cầu bồi thường theo luật pháp quốc tế.
Quyền được xét xử công bằng: Như đã nêu ở trên, quyền của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đối với việc xét xử công bằng đã bị vi phạm bởi thời gian giam giữ lâu dài và không được tiếp cận với luật sư trong thời gian đủ dài để chuẩn bị đầy đủ biện pháp biện hộ của cô ấy. Ngoài ra, cô bị truy tố về tội vi phạm quyền tự do ngôn luận và không phù hợp với luật và tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền.
Chúng tôi kêu gọi các nhà chức trách Việt Nam trả tự do cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ngay lập tức và vô điều kiện. Ngoài ra, cô cần được cung cấp quyền được biện hộ cho vụ bắt giữ và giam cầm bất hợp pháp của cô ta.
Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam sửa đổi phần an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự để đưa nó phù hợp với luật và tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền. Cuối cùng, chúng tôi kêu gọi Chính phủ kiềm chế không hình sự hóa cho tội phạm và khởi tố người dân vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận một cách ôn hòa và tôn trọng và bảo vệ quyền được xét xử công bằng.
Bối cảnh Việt Nam: Ân xá Quốc tế đã ghi lại thông tin về ít nhất 90 người đang bị tước quyền tự do mà tổ chức này coi là tù nhân lương tâm, bao gồm các blogger, người hoạt động công đoàn và quyền đất đai, nhà hoạt động chính trị, người hoạt động về quyền tự do tôn giáo và quyền người dân tộc thiểu sốvà những người hoạt động nhân quyền và công bằng xã hội. Họ bị kết án trong những phiên tòa xét xử không công bằng hoặc bị tạm giữ trước khi xét xử, chỉ vì thực hiện quyền con người một cách ôn hoà. Điều kiện nhà tù trong Việt Nam rất khắc nghiệt, thiếu lương thực và chăm sóc sức khoẻ kém không tuân thủ các yêu cầu tối thiểu quy định trong các Quy tắc Tối thiểu của Liên hợp quốc về Đối xử với Tù nhân (các quy tắc của Nelson Mandela) và các tiêu chuẩn quốc tế khác. Các tù nhân lương tâm đã bị giam riêng biệt như là một hình phạt trong một thời gian dài và đã bị đối xử tàn bạo, bao gồm đánh đập bởi các tù nhân khác mà cai ngục không can thiệp.
Nguồn: https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/6616/2017/en/
Bản PDF: https://www.amnesty.org/download/Documents/ASA4166162017ENGLISH.pdf
Nguồn bản dịch: http://www.ijavn.org/2017/06/vntb-viet-nam-nen-tra-tu-do-ngay-lap.html